Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Herzberg

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 27 - 28)

Ông Frederick Herzberg chia hệ thống các yếu tố thúc đẩy động cơ làm việc trong lao động thành hai nhóm: nhóm yếu tố duy trì và nhóm yếu tố thúc đẩy.

Nhóm các yếu tố duy trì (phạm vi cơng việc) bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường của tổ chức như: tiền lương, sự giám sát công việc, các điều kiện làm việc, các chính sách và chế độ quản trị của cơng ty. Nhóm này chỉ có tác dụng duy trì trạng thái làm việc bình thường. Mọi người lao động đều mong muốn nhận được tiền lương, đãi ngộ tương xứng với sức lực của họ, doanh nghiệp được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc của họ được thoải mái. Khi các yếu tố này được thỏa mãn, đơi khi họ coi đó là điều tất nhiên nhưng nếu khơng có chúng, họ sẽ trở nên bất mãn và hiệu suất làm việc giảm sút.

Nhóm các yếu tố thúc đẩy (nội dung công việc) bao gồm các yếu tố then chốt để thúc đẩy động cơ làm việc và sự thỏa mãn trong công việc như: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong cơng việc, trách nhiệm lao động, sự thăng tiến. Nhóm này là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy thật sự, liên quan đến bản chất công việc. Khi thiếu vắng các yếu tố thúc

đẩy, người lao động sẽ biểu lộ sự khơng hài lịng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc... Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần.

Vì thế, theo F.Herzberg, nhà quản lý muốn tăng cường động cơ làm việc cho người lao động cần phải gia tăng các yếu tố thúc đẩy như: tạo nhiều cơ hội và khen ngợi kịp thời tới những cá nhân có thành tích tốt, tạo cho họ sự u thích, đam mê, gắn bó với cơng việc của mình.

Điểm hạn chế lớn nhất trong học thuyết hai yếu tố của F.Herzberg đó là: Khơng có một thước đo tổng thể định lượng sự thỏa mãn, bởi vì một người có thể khơng thích một phần trong cơng việc của mình nhưng vẫn coi cơng việc đó là chấp nhận được.

Tóm lại, thơng qua nội dung các mơ hình nghiên cứu về nhu cầu và

thúc đẩy động cơ làm việc, sau khi phân tích các ưu, nhược điểm của từng mơ hình, tác giả nhận thấy rằng mơ hình Học thuyết của A.Maslow là phù hợp nhất với việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho người lao động tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, nên mơ hình này được chọn làm cơ sở lý luận xuyên suốt trong quá trình tác giả thực hiện đề tài bởi sự lập luận gần gũi, logic, rõ ràng và dễ nhận biết của mơ hình.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 27 - 28)