Sự khác biệt theo phòng/ban

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 87 - 89)

Bảng 3.33: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất đối với phòng/ban

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1,027 8 129 0,419

(Nguồn: Kết quả từ số liệu khảo sát) Giá trị Sig. trong kiểm định Levene phương sai đồng nhất đối phòng ban lớn

hơn 0,05 nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết Ho: phương sai bằng nhau, tức là phương sai của động cơ làm việc giữa các nhân viên ở các phòng ban khác nhau là giống nhau. Trong trường hợp này, kết quả của bảng ANOVA sẽ được dùng để đưa ra kết luận kiểm định về giá trị trung bình.

Bảng 3.34: Kết quả phân tích ANOVA đối với phòng/ban

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 1,485 8 0,186 1,099 0,368 Within Groups 21,788 129 0,169 Total 23,273 137

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Từ bảng kết quả trên, với giá trị sig. lớn hơn so với mức ý nghĩa 5% nên chấp nhận giả thuyết Ho. Tức không có sự khác biệt về động cơ làm việc của nhân viên ở các phòng ban khác nhau.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến động cơ làm việc của nhân viên. Qua đó, xây dựng được mô hình và thang đo động cơ làm việc của nhân viên Sở Công Thương Quảng Nam.

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện với 138 nhân viên của Sở nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên. Kết quả phân tích cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc:

(1) Bản chất công việc (2) Đào tạo và thăng tiến (3) Lương, thưởng và phúc lợi

(4) Quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp (5) Điều kiện làm việc

(6) Đánh giá thành tích (7) Quan điểm cá nhân

Trong đó, điều kiện làm việc có tác động mạnh nhất đến động cơ làm việc (β = 0,317). Sau đó lần lượt là đào tạo và thăng tiến (β = 0,289), quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp (β = 0,285), quan điểm cá nhân (β = 0,283), lương, thưởng và phúc lợi (β = 0,272), bản chất công việc (β = 0,258), Đánh giá thành tích (β = 0,199)

Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt về động cơ làm việc của nhân viên ở các trình độ khác nhau. Và đặc biệt là ở các phòng ban khác nhau cũng không có sự khác nhau trong mức độ đánh giá. Đây là một điều rất tốt của Sở, bởi các phòng ban có sự đồng đều nhau trong động cơ làm việc. Qua đó, tạo ra một tổng thể thống nhất cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, đặc điểm cá nhân liên quan đến giới tính, độ tuổi và thu nhập thì lại có sự khác biệt về động cơ làm việc. Chính vì vậy, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cần quan tâm nhiều hơn đến sự khác biệt này và từ đó tạo được động cơ làm việc cho tất cả các nhân viên.

4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 87 - 89)