Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 95)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Việc xây dựng và triển khai hoạt động của TTPVHCC tỉnh Bình Định thể hiện sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng”, góp phần phục vụ tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

TTPVHCC tỉnh Bình Định đã tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, hợp lý, hiện đại và thân thiện cho tổ chức, cá nhân doanh nghiệp, khơng chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết cơng việc với công dân.

TTPVHCC tỉnh Bình Định đã phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính như: rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, giảm thành phần hồ sơ, tiết kiệm chi phí, tăng tỷ lệ thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cũng như thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đa dạng cách thức thực hiện thủ tục để tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, làm rõ người, rõ việc, rõ thời gian góp phần thực hiện cơng khai hóa, minh bac ̣h hóa thơng tin về TTHC và việc giải quyết TTHC, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết TTHC của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh; tăng cường tính liên thơng trong giải quyết TTHC, bảo đảm nhanh chóng, cơng khai, minh bạch, khơng có khâu trung gian, giảm chi phí

86

thực hiện. Từ đó, góp phần xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.3.2. Những vướng mắc

Một là, Việc công bố TTHC của một số bộ, cơ quan ngang bộ đơi lúc chưa thống nhất gây khó khăn cho cơng tác cơng khai, xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử thực hiện TTHC, nhất là các quy định về thời gian giải quyết, thành phần hồ sơ, phí lệ phí thực hiện TTHC.

Hai là, TTPVHCC tỉnh chưa có trụ sở riêng, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị mặc dù mới mua sắm nhưng thiếu đồng bộ và thường xuyên hư hỏng, nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc. Biên chế tại Trung tâm chưa bố trí chưa đủ theo Đề án được duyệt. Hơn nữa, mơ hình quản lý cơng chức, viên chức các sở ban đến làm việc tại Trung tâm còn bất cập (nhân sự các sở, ban làm việc tại Trung tâm được hưởng lương và sinh hoạt đảng, đoàn thể tại các sở, ban nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn).

Ba là, TTPVHCC tỉnh chưa tiếp nhận, giải quyết 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, chưa triển khai thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả giải quyết TTHC (4 tại chỗ).

Bốn là, Phần mềm tiếp nhận và giải quyết TTHC (VNPT –Igate) chưa thật sự ổn định. Việc kết nối liên thơng, tích hợp giữa Hệ thống thông tin điện tử một cửa của tỉnh với các phần mềm chuyên ngành giải quyết TTHC của các Bộ, ngành Trung ương thực hiện chưa hồn chỉnh, cơng chức tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện nhập dữ liệu hồ sơ lên cả hai phần mềm

Năm là, Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp có chữ ký số cịn thấp nên việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cịn khó khăn, đạt hiệu quả chưa cao; hồ sơ trực tuyến phát sinh chưa đúng thực chất, phần lớn công

87

chức các sở, ban hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến khi tổ chức, công dân đến nộp hồ sơ tại TTPVHCC.

2.3.3. Nguyên nhân của những vướng mắc

Thứ nhất, Đây là mơ hình mới, chưa có sự thống nhất trong mơ hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng, mỗi nơi có cách áp dụng khác nhau.

Thứ hai, Cơng tác thông tin, tuyên truyền đạt kết quả chưa cao, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một bộ phận người dân, doanh nghiệp chưa cao, chưa có chữ ký số nên tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến chưa cao.

Thứ ba, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tỉnh có một số tính năng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được tích hợp kết nối, chia sẻ dữ liệu đầy đủ với các phần mềm chuyên ngành nên gây khó khăn cho người dùng.

Thứ năm, Trình độ chun mơn của CBCCVC chưa đồng đều, một số Sở ban ngành cử qua TTPVHCC công chức mới được tuyển dụng, thiếu kinh nghiệm thực tiễn về TTHC, chưa được đào tạo bài bản về các kỹ năng về giao tiếp ứng xử cơng vụ, kỹ năng xử lý tình huống, việc nắm bắt những quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo liên quan trực tiếp đến công việc được giao cịn chưa kịp thời, đơi khi gặp lúng túng khi người dân, doanh nghiệp thắc mắc một số vấn đề về TTHC.

Thứ sáu, Nhân lực của Trung tâm còn hạn chế, trong khi pháp luật quy định về giải quyết thủ tục hành chính của nhiều ngành là khác nhau nên chất lượng giám sát việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của các Sở, ban ngành tỉnh chưa cao. Hơn nữa, các chế tài xử lý các vi phạm trong công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC vẫn chưa đủ mạnh.

Thứ bảy, Sự chồng chéo về các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện thủ tục. Điều này gây khó khăn cho cơng chức làm công tác chuyên môn, đặc biệt là đối với những TTHC liên thơng dẫn đến tình trạng một thủ tục phải

88

qua nhiều cơ quan, mỗi cơ quan sẽ giải quyết theo cách hiểu của mình. Việc giải quyết hồ sơ khơng thống nhất dẫn đến nhiều khó khăn, mất thời gian, kinh phí cho người dân;

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu một số cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và kinh nghiệm thực hiện vấn đề này tại một số địa phương ở chương 1, chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định trên một số nội dung: cơng tác bố trí sắp xếp nhân sự, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị làm việc; cơng tác tuyên truyền, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thu phí lệ phí và phối hợp, đơn đốc, giám sát quá trình giải quyết hồ sơ TTHC, công tác đánh giá hài lịng trong giải quyết TTHC, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong q trình giải quyết TTHC,....

Ngồi ra, chương 2 cũng đã đánh giá chung những kết quả đạt được, một số hạn chế vướng mắc và phân tích nguyên nhân hạn chế vướng mắc để làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở chương 3

89

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI TRUNG TÂM

PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CCHC được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030. Cụ thể là: (i) Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những đột phá phát triển đất nước; gắn cải cách hành chính đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (ii) Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. (iii) Các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn. (iv) Cải cách hành chính phải gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; tận dụng có hiệu quả thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ

90

tư, với lộ trình, bước đi phù hợp, tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng khơng nóng vội, chủ quan, duy ý chí. (v) Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong cải cách hành chính nhà nước giai đoạn vừa qua; tiếp thu những kinh nghiệm, những bài học thành cơng trong cải cách của các nước có nền hành chính phát triển để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp.

3.1.2. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhà nước của tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bình Định được cụ thể hóa tại quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ và Chương trình hành động số 09-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XIII về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 -2025. Cụ thể:

- Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, khơng theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.

- Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có u cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh tốn trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.

91

- Giai đoạn 2022 - 2025 số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang cịn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử.

- Phấn đấu 100% thủ tục hành chính của các sở, ngành, địa phương, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên cổng Dịch vụ cơng quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.

- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lịng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.

- 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được cơng bố, cơng khai và cập nhật kịp thời.

- 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính khơng phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành cơng thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng” tại Trung tâm Phục vụ Hành chính cơng “một cửa”, “một cửa liên thông” tại Trung tâm Phục vụ Hành chính cơng

Để hoạt động của TTPVHCC tỉnh Bình Định ngày càng phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng giải quyết TTHC góp phần thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong thời gian tới, TTPVHCC tỉnh Bình Định cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

92

3.2.1. Về cơng tác chỉ đạo điều hành

Một là, Tích cực phối hợp với các sở, ban liên quan rà soát những vấn đề chưa được quy định trên địa bàn tỉnh để tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định chỉ đạo về cách thức thực hiện, quy chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.

Hai là, Tích cực rà sốt, đánh giá thủ tục để đề xuất UBND tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, sở ngành trong giải quyết TTHC nhằm nâng cao tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Ba là, Thường xuyên rà soát những bất cập trong giải quyết TTHC để đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, công bố lại cho kịp thời, nhất là các TTHC chưa quy định rõ ràng về thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí lệ phí,...; rà sốt, đề xuất bãi bỏ các TTHC khơng thường xuyên phát sinh hồ sơ trong nhiều năm liên tục nhằm nâng cao chất lượng quản lý, đánh giá TTHC.

Bốn là, Thường xuyên đánh giá việc giải quyết TTHC, qua đó đề xuất UBND tỉnh cắt giảm thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết đối các TTHC có đủ điều kiện cắt giảm nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư, mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Năm là, Nâng cao chất lượng tham mưu trong việc công bố, niêm yết cơng khai TTHC, phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử nhằm nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong giải quyết TTHC.

Sáu là, Tiếp tục phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng giải quyết TTHC từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đến việc giải quyết và trả kết quả TTHC đảm bảo công khai, minh bạch, đúng thời gian, đúng pháp luật.

93

Bảy là, rà soát xúc tiến việc đưa tất cả TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành tỉnh vào tiếp nhận tại Trung tâm theo Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, triển khai thực hiện mơ hình 4 tại chỗ trong giải quyết thủ tục hành chính đối với các thủ tục có khả năng áp dụng, nhất là 12 thủ tục thuộc lĩnh vực đăng ký và thành lập doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư.

Tám là, Tiếp tục thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính cơng ích theo quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận hồ

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 95)