Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử theo

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 105 - 107)

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

3.2.4. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử theo

Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020.

Một là, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ cơng của tỉnh và tích hợp trên Cổng Dịch vụ cơng quốc gia. Tăng cường việc triển khai việc thực hiện việc xử lý hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử đảm bảo 100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh.

Hai là, Triển khai các giải pháp về kỹ thuật và công nghệ, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng CNTT tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, chủ động hướng dẫn tổ chức, cá nhân cách thức tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đa dạng dưới nhiều hình thức. Trường hợp tổ

96

chức, cá nhân và doanh nghiệp đến nộp hồ sơ TTHC trực tiếp tại TTPVHCC đối với các TTHC nằm trong danh mục TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thì CBCCVC các sở, ban, ngành tỉnh và TTPVHCC phải có trách nhiệm tuyên truyền hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tự lập tài khoản và nộp hồ sơ qua mạng ngay tại TTPVHCC; để từng bước xây dựng và thiết lập cơ sở dữ liệu người dùng tham gia giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công của tỉnh.

Ba là, thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các CBCCVC nghiệp vụ về các dịch vụ công trực tuyến, về chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo nắm đầy đủ TTHC theo từng nhóm ngành đối với cơng chức tiếp nhận và trả kết quả, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC thực hiện quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Bốn là, Đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng chữ ký số nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến, góp phần giảm đáng kể chi phí, thời gian lưu trữ, tra cứu, gửi, nhận văn bản giấy giữa các cơ quan nhà nước, thay đổi tác phong, lề lối làm việc sang giải quyết công việc trên môi trường mạng. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Năm là, Tăng cường hỗ trợ cho UBND cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chứng thực điện tử các văn bản giấy tờ liên quan, phục vụ cho việc nộp hồ sơ trực tuyến.

Sáu là, Tiến hành kết nối Hệ thống Một cửa điện tử tỉnh với Cơ sở dữ liệu dân cư, Cổng Dịch vụ công quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đồng thời, triển khai cơng tác số hóa hồ sơ, kết quả TTHC và tái sử dụng kết quả TTHC nhằm giảm bớt thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp.

97

Bảy là, Phối hợp với Tỉnh đoàn để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên môi trường mạng. Sẵn sàng kê khai hồ sơ hộ cho người dân, tổ chức (trực tuyến trên máy). Thành lập đường dây nóng tiếp nhận và hướng dẫn thông tin TTPVHCC tỉnh phụ trách, trực tiếp hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến bằng máy điện thoại, máy tính.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 105 - 107)