Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Cục

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 39 - 44)

2.1. Khái quát về Cục Trẻ em

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Cục

2.1. Khái quát về Cục Trẻ em

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Cục Trẻ em Cục Trẻ em

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là mục tiêu quan trọng, có tính chiến lược và nhất quán trong đường lối cách mạng Việt Nam. Trong suốt tiến trình Cách mạng, dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dù ở thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cho đến thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay thì vấn đề bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thể hiện trong đường lối và pháp luật trong từng giai đoạn.

Một số nội dung cơ bản về bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã nêu ra trong Chương trình của Việt Minh (tháng 10/1941) đã được Hiến pháp năm 1946 thể chế hoá một số quyền cơ bản nhất của trẻ em mà các lần bổ sung sửa đổi Hiến pháp sau này vẫn được kế thừa và phát triển., Lần đầu tiên quyền lợi của trẻ em đã được Hiến pháp 1959 ghi nhận và nói rõ Nhà nước bảo hộ quyền lợi đó.

Có thể nói rằng, lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em xuyên suốt được quan tâm của Đảng và Nhà nước từ những năm 1990 đến nay, Cơ quan trực thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về vấn đề trẻ em là Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Quỹ Bảo trợ

trẻ em Việt Nam để huy động nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ thực

Đến năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về trẻ em và chuyển nguyên trạng tổ chức, biên chế cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm các tổ chức: Vụ Trẻ em, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, Ban Quản lý các dự án/tiểu dự án hợp tác Việt Nam - UNICEF) với tên gọi là Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Trong giai đoạn này, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã tham mưu trình cấp có thẩm quyền nhiều văn bản về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tạo hành lang pháp lý và chính sách để thực hiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày một tốt hơn (8 Nghị định, 11 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 12 Thông tư - có phụ lục kèm theo), trong đó có những văn bản quan trọng bảo đảm thực hiện quyền trẻ em như: Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cương cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Quyết định số 267/QĐ- TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Phịng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em giai đoạn 2013 – 2015; Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh...; năm 2013, 2014,

Cục đã tham mưu trình Bộ phê duyệt Đề án về cơ sở dữ liệu về trẻ em và thực hiện Bộ chỉ số xếp hạng địa phương về thực hiện quyền trẻ em, đây là một trong những cơng cụ hữu ích để phục vụ trong cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em [26].

Nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và các chương trình mục tiêu vì trẻ em; thực hiện các mục tiêu trong Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010; Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em phối hợp với các Tổ chức quốc tế như: Plan, World Vision, ChildFund tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp quốc gia 2 năm một lần, đặc biệt là Diễn đàn trẻ em được tổ chức từ ngày 01 – 04/8/2009 với chủ đề: “Trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em” tại Hà Nội với sự tham gia của 126 trẻ em đến từ 21 tỉnh, thành phố [26].

Đến năm 2017, theo Quyết định số 1126/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đổi tên Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thành Cục Trẻ em và là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Cục Trẻ em

Cục Trẻ em là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em trong phạm vi trách nhiệm của Bộ. Cục Trẻ em có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ theo phân cơng:

- Dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.

- Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và dự án, đề án về trẻ em.

- Cơ chế, chính sách, giải pháp về bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hồn cảnh đặc biệt; phịng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.

- Quản lý hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền.

- Hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình chun mơn nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực trẻ em.

- Tham gia ý kiến bằng văn bản về những vấn đề liên quan đến trẻ em gửi ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, địa phương.

- Hướng dẫn việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. 2. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.

3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

4. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý trong lĩnh vực trẻ em.

5. Giúp Bộ điều phối việc thực hiện quyền trẻ em.

6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình bảo vệ trẻ em, Diễn đàn trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em và các chương trình, dự án, kế hoạch về thực hiện quyền trẻ em.

7. Là đầu mối phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em.

8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành, các đồn thể chính trị - xã hội và các tổ chức khác trong việc đánh giá thực hiện các công ước, điều ước quốc tế về trẻ em mà Việt Nam tham gia, phê chuẩn.

9. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp cơng lập; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực trẻ em theo phân công của Bộ.

10. Giúp Bộ quản lý các hội, hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em theo quy định của pháp luật.

11. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành và các tổ chức khác trong việc giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.

12. Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em; chủ trì tổng kết, đánh giá, nhân rộng các phong trào, mơ hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em.

13. Thực hiện hợp tác quốc tế; tham gia nghiên cứu khoa học về trẻ em; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên, người được giao làm cơng tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em theo phân cơng của Bộ.

14. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất về thực hiện quyền trẻ em. 15. Quản lý công chức, viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)