2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục
2.3.1. Những kết quả đạt được
Một là, về thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước
Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước của Cục Trẻ em hàng năm đã bám sát theo Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ, Luật NSNN 2015 và các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện. Theo phân cấp nhiệm vụ chi, dựa vào tình hình thì cơ bản các khoản chi ngân sách cấp Trung ương đã thực hiện đúng, đầy đủ, đáp ứng các nhu cầu, mục đích phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc bảo vệ trẻ em, tạo mơi trường an tồn và thân thiện cho trẻ em góp phần đảm bảo an sinh trật tự và an tồn xã hội, hướng tới mục tiêu cơng bằng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Các khoản
chi đều đã được thể hiện công khai, minh bạch trên các báo cáo dự toán, quyết toán hàng năm.
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi cho hoạt động thường xuyên hàng năm như: tiền công, tiền lương, mua sắm tài sản,… đều đã được căn cứ vào: số biên chế được giao, định mức quy định… Dựa trên căn cứ này thì việc bố trí ngân sách sẽ đơn giản hơn, dễ kiểm soát và đảm bảo các yếu tố cơng khai, minh bạch. Cịn về chế độ tiêu chuẩn, định mức chi cho hoạt động không thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ được giao sẽ phân bổ sẽ xác định được mức kinh phí đối với hoạt động của các Phòng, ban và đơn vị sử dụng sử dụng ngân sách, từ đó làm căn cứ để cấp dự tốn và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Hai là, về lập và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước
Căn cứ các chế độ tiêu chuẩn, định mức và các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Cục Trẻ em đã lập dự tốn hàng năm trình cơ quan chủ quản. Dựa trên biểu mẫu lập dự tốn có thể thấy các loại, khoản chi đã được tính tốn một cách rõ ràng theo hướng dẫn định mức phân bổ của Bộ LĐTBXH, Luật NSNN, mục lục NSNN.
Trên cơ sở dự toán chi được giao, Cục Trẻ em có trách nhiệm phân bổ dự tốn chi NSNN cho các phịng trực tiếp sử dụng ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em theo nhiệm vụ của Chính phủ.
Quy trình lập dự tốn chi đã thực hiện theo đúng quy định, trình tự như sau: hướng dẫn và yêu cầu lập dự toán, lập và tổng hợp dự toán chi, quyết định và giao dự toán. Việc lập, thẩm định dự tốn chi đã được Phịng KHTC thông báo, hướng dẫn cụ thể cho các phòng và đơn vị dự toán cấp dưới đảm bảo dự toán chi được lập đúng theo kế hoạch, thực tế tình hình KTXH và định mức. Cuối năm kế hoạch hàng năm, Bộ LĐTBXH ra quyết
định giao dự toán chi NSNN ngân sách nhà nước năm sau theo đúng quy định và nguyên tắc hiện hành.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, Vụ KHTC, Cục Trẻ em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc lập dự toán chi NSNN, chủ động tiếp thu, học hỏi, xây dựng dự tốn một cách khoa học, chủ động, tính tốn hợp lý để đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách nhà nước.
Ba là, về chấp hành dự tốn chi ngân sách nhà nước
Quy trình và các bước tiến hành lập dự toán chi đã được thực hiện một cách đúng trình tự và thủ tục, các khoản chi đã được chi tiết cụ thể đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Việc làm này giúp quá trình chấp hành, kiểm tra các khoản chi và quyết toán được thực hiện dễ dàng hơn.
Cục Trẻ em và đơn vị cấp dưới trực thuộc Cục về cơ bản đã thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, chi tiêu trong cơ quan, đơn vị mình. Nội dung chi giao trong dự toán chi được duyệt đã được thực hiện đủ, đúng.
Tại Cục Trẻ em đã thực hiện chi trả lương, thưởng qua ATM. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc sắp xếp, tinh giản, bố trí lại các phịng ban theo đúng yêu cầu. Quy chế chi tiêu nội bộ được tuân thủ nâng cao trách nhiệm và chống chi tiêu lãng phí.
Việc thực hiện tiết kiệm 10% chi kinh phí tự chủ hàng năm, đơn vị đã tiết kiệm 10% tạo nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp hàng năm như năm 2016 chi kinh phí tự chủ để 525,972 triệu đồng, năm 2017 là 718,009 triệu đồng, năm 2018 là 548,468 triệu đồng, trong đó đã chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ là 200 triệu đồng, năm 2019 là 200,484 triệu đồng và năm 2020 là 330,915 triệu đồng. Các khoản chi như: mua sắm tài sản có giá trị lớn, chi văn phịng phẩm,… được tiết kiệm ở mức tối đa.
Kiểm sốt chi của KBNN Hà Nội với mục đích các khoản chi đều thực hiện đúng nhiệm vụ, công khai, minh bạch. Bộ LĐTBXH đã áp dụng hệ
thống TABMIS theo đúng quy định hiện hành, việc áp dụng này đã tạo sự thay đổi nhiều quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước.
Bốn là, về quyết toán chi ngân sách nhà nước
Quyết toán ở các đơn vị được thực hiện chi tiết theo loại, khoản, mục, tiểu mục; trên sổ sách các khoản ghi chép đầy đủ, đúng quy định và được thực hiện đều đặn hàng ngày, hàng tuần. Việc quyết toán và chế độ kế toán đã được quan tâm, một cách khoa học, đúng trình tự mở sổ, khóa sổ. Lập báo cáo, bảng cân đối tài khoản theo quy định cuối tháng. Hóa đơn, chứng từ được xử lý, kịp thời và đúng theo văn bản hiện hành.
Với sự cố gắng khơng ngừng nghỉ của phịng TCKH, kế tốn của đơn vị thì việc quyết tốn ngân sách đã diễn ra một cách đúng thời hạn. Báo cáo quyết toán năm, quý luôn được lập đầy đủ, khoa học. Các khoản thu chi đều thực hiện qua KBNN một cách đúng nguyên tắc, luật quy định. Sự phối hợp giữa phịng TCKH, đơn vị dự tốn và KBNN thực hiện việc kiểm soát chi hạn chế các khoản chi sai mục đích, chế độ chính sách.
Ở đơn vị trực thuộc đã thực hiện tốt lập báo cáo, quyết tốn năm đầy đủ, chính xác và đồng bộ gửi và báo cáo theo đúng quy định.
Năm là, về kế toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát quản lý chi ngân sách
nhà nước
Việc thực hiện kế toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát các nội dung như lập dự toán, chấp hành dự toán chi và quyết toán chi NSNN tại các Phòng và đơn sử dụng ngân sách cấp dưới đã thực hiện theo đúng văn bản, chỉ thị, quy định của cấp trên. Đơn vị trực thuộc coi trọng việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện, chấp hành dự toán chi NSNN của các đơn vị nhằm hạn chế việc chi sai, chi chưa đúng mục đích.
Bộ phận Tài chính – Kế tốn tham mưu giúp Lãnh đạo Cục Trẻ em có kế hoạch cụ thể lập đoàn đi kiểm tra, thanh tra các địa phương thực hiện phối
hợp một số hoạt động với Trung ương để triển khai nhiệm vụ về công tác bảo vệ trẻ em trên toàn quốc. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng NSNN của đơn vị dự toán cấp dưới nhằm giúp việc quản lý chi thường xuyên NSNN tốt hơn và xử lý, thu hồi NSNN các khoản chi sai phạm.