Nhóm các giải pháp về tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 95 - 96)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục

3.2.5. Nhóm các giải pháp về tổ chức cán bộ

Một là, cải cách tổ chức bộ máy nhân sự

Kết hợp chặt chẽ giữa phịng TCKH và phịng chun mơn trong việc thực hiện quản lý chi NSNN để việc quản lý chi NSNN đảm bảo quy định, khoa học, phù hợp với thực tế, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo đúng Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Xây dựng vị trị việc làm theo từng vị trí, phân định chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, đơn vị để tránh chồng chéo, thực hiện phân công lại nhiệm vụ của các bộ phận, Phịng ban cụ thể như: cơng việc tổng hợp thuộc bộ phận Kế hoạch – Tổng hợp của Phòng KHTC cần được tách sang nhiệm vụ của Văn phịng Cục; bộ phận Kế tốn và bộ phận Kế hoạch – Tài chính chỉ thực hiện cơng tác quản lý chi NSNN tránh việc phải thực hiện tổng hợp các nội dung của ngành như hiện nay, gây mất tập trung trong công tác điều hành, quản lý NSNN.

Sắp xếp lại vị trí việc làm, biên chế giữa các bộ phận Văn phòng Cục, Kế hoạch – tổng hợp nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý công việc theo chun mơn hố của các Phòng trực thuộc Cục Trẻ em.

Kiện tồn bộ máy hành chính đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tinh giản bộ máy biên chế gắn với cải cách chế độ tiền lương.

Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác lập, chấp hành và quyết tốn NSNN thơng qua các khóa đào tạo với hình thức và thời gian phù hợp.

Xây dựng khung tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá đối với từng hoạt động, từng bộ phận, từng công chức nhằm khen thưởng, đề bạt nếu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm NSNN.

Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ, hạn chế tình trạng thay đổi cán bộ để thuận tiện trong việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy các kinh nghiệm công tác.

Đào tạo và nâng cao kiến thức về hồ sơ, thủ tục quản lý chi NSNN đối với công chức tại các Phịng chun mơn để trách hồ sơ, thủ tục chi phải sửa nhiều lần, thiếu sót…

Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi NSNN.

Úng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, từ phối hợp kiểm soát chi thường xuyên ngân sách đến quản lý dự toán NSNN, thực hiện thanh toán điện tử, hạch tốn kế tốn trên mạng diện rộng, cơng khai trong chi tiêu, mua sắm từ NSNN, rút ngắn thời gian giao dịch, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cơng.

Quan tâm bố trí ngân sách hợp lý để tăng cường đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý NSNN, trong đó chú trọng đến các phần mềm có sự liên kết các thơng tin quản lý giữa các cơ quan quản lý ngân sách tiến tới liên kết với các đơn vị sử dụng ngân sách.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông; quản lý và vận hành hạ tầng truyền thơng trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn, triển khai kết nối hạ tầng truyền thơng trong phạm vi tồn quốc.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)