Nhóm các giải pháp về thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 96 - 100)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục

3.2.6. Nhóm các giải pháp về thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước

nước theo kết quả đầu ra

Đánh giá quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra là đánh giá quản lý chi NSNN dựa theo kết quả khung logic kết quả phát triển gắn với mục tiêu đã

định của các chương trình, đề án do Cục Trẻ em thực hiện. Các biện pháp cụ thể như sau:

- Hàng năm, Cục Trẻ em cần xây dựng khung đánh giá quản lý chi NSNN của từng Phịng chun mơn thuộc Cục bao gồm các tiêu chí như:

(i) Số lượng, khối lượng công việc thực hiện; (ii) Tiết kiệm chi NSNN để đạt được kết quả đề ra; (iii) Thời gian hoàn thành nhiệm vụ;

(iv) Tác động của các chính sách, kết quả này đến chính sách an sinh,

xã hội trong lĩnh vực trẻ em của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Từ đó, xác định hiệu quả quản lý chi NSNN, đồng thời trên cơ cở khối lượng công việc đầu ra năm thực hiện để xây dựng dự toán kết quả đầu ra cho năm tiếp theo.

- Xây dựng các bộ chỉ số, chỉ tiêu đo lường để xác định cấp độ, phản ánh kết quả đầu ra, hoạt động và đầu vào như độ tin cậy của NSNN, tính minh bạch tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản… trong giai đoạn NSNN 03 năm để đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN và đưa ra các chính sách khen thưởng đối với các Phịng chun mơn thực hiện tốt quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra gồm:

(i) Xác định tổng chi NSNN:

Bảng 3.1. Xác định tổng thực chi, chênh lệch NSNN

Năm Dự toán NSNN gốc Thực chi NSNN Chênh lệch TC so với DT

(1) (2) (3) (4)=((3)-(2))/(2)*100%

N N+1 N+2

Bảng 3.2. Tiêu chí chấm điểm tiêu chí chênh lệch thực chi và dự toán

Mức điểm Tiêu chí đánh giá

A Chỉ ít nhất 01 năm trong 03 năm có số chênh lệch thực chi so với dự toán vượt mức ± 5% dự toán.

B Chỉ ít nhất 01 năm trong 03 năm có số chênh lệch thực chi so với dự toán vượt mức ± 10% dự tốn.

C Chỉ ít nhất 01 năm trong 03 năm có số chênh lệch thực chi so với dự toán vượt mức ± 15% dự tốn.

D Khơng đạt mức tối thiểu điểm C

(ii) Xác định cơ cấu chi NSNN:

Bảng 3.3. Xác định chi tiết chi theo cơ cấu nội dung chi NSNN Nội dung chi Nội dung chi

NSNN Dự toán NSNN gốc Thực chi NSNN Dự toán điều chỉnh Chênh lệch TC so với DT (1) (2) (3) (4) (4)=((3)- (4))/(4)*100% Tổng chi NSNN Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3

Bảng 3.4. Bảng tiêu chí đánh giá chấm điểm cơ cấu chi NSNN

Mức điểm Tiêu chí đánh giá

A Cả 03 năm có số chênh lệch cơ cấu thực chi so với dự toán vượt mức ± 5% dự toán.

B Chỉ ít nhất 01 năm trong 03 năm có số chênh lệch thực chi so với dự tốn vượt mức ± 5% dự tốn.

C Chỉ ít nhất 01 năm trong 03 năm có số chênh lệch thực chi so với dự toán vượt mức ± 10% dự toán.

(iii) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực trẻ em tại

các Phịng chun mơn thơng qua hiệu quả của hoạt động hàng năm và đánh giá hiệu quả hoạt động của các Phịng chun mơn, cụ thể:

Bảng 3.5. Bảng tiêu chí đánh giá chấm điểm hiệu quả hoạt động

Mức điểm Tiêu chí đánh giá

Hiệu quả hoạt động về lĩnh vực chuyên môn hàng năm

A Thông tin về các mục tiêu, chương kết quả đạt được theo từng Chương trình, dự án được Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức như ILO, UN… công nhận.

B Thông tin về các mục tiêu, chương kết quả đạt được theo từng Chương trình, dự án được công bố hầu hết cho các Bộ và địa phương

C Thông tin về các mục tiêu, chương kết quả đạt được theo từng Chương trình, dự án được công bố phần lớn cho các Bộ.

D Không đạt mức tối thiểu điểm C

Đánh giá hiệu quả hoạt động chuyên môn tác động

A 90% số lượng trẻ em được chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo từng nhiệm vụ (như lao động trẻ em, chăm sóc thay thế, đuối nước trẻ em…) và cha mẹ/ người giám hộ thay đổi nhận thức và được tiếp cận đến các phương pháp chăm sóc trẻ em.

B 80% số lượng trẻ em được chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo từng nhiệm vụ (như lao động trẻ em, chăm sóc thay thế, đuối nước trẻ em…) và cha mẹ/ người giám hộ thay đổi nhận thức và được tiếp cận đến các phương pháp chăm sóc trẻ

C 60% số lượng trẻ em được chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo từng nhiệm vụ (như lao động trẻ em, chăm sóc thay thế, đuối nước trẻ em…) và cha mẹ/ người giám hộ thay đổi nhận thức và được tiếp cận đến các phương pháp chăm sóc trẻ

Trên cơ sở các tiêu chí so sánh, đánh giá nêu trên, Cục Trẻ em có thể đưa ra Quy chế khen thưởng, đánh giá đối với việc các Phịng chun mơn đạt hiệu quả quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra tương ứng với số điểm A,B,C,D. Trường hợp phòng chuyên mơn đạt điểm C thì có thể u cầu bồi giảm xếp loại xét thưởng cuối năm tại Cục Trẻ em đối với cả danh hiệu tập thể và các nhân.

- Thay đổi tư duy, phương pháp lập phân bổ dự toán truyền thống theo đầu vào sang phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra để từ đó việc chấp hành và quyết toán NSNN dựa trên cơ sở dự toán ban đầu theo số lượng, khối lượng công việc, hiệu quả tác động đến các chính sách an sinh, kinh tế - xã hội từ chính tư duy của cán bộ lập, xây dựng dự tốn thơng qua việc tuyển chọn, đánh giá năng lực cán bộ Trường hợp cán bộ, đội ngũ công tác lập dự tốn trong 02 năm đầu chưa có khả năng thay đổi thì cần thay thế và tìm kiếm cán bộ phù hợp với định hướng này.

- Tăng cường giao cho các Phịng chun mơn thuộc Cục Trẻ em chủ động báo cáo, điều chỉnh dự toán và thực hiện các nội dung chi NSNN nhằm đạt được kết quả đầu ra theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt tránh việc chờ đợi báo cáo điều chỉnh gây chậm trễ trong quá trình triển khai đảm bảo tính thời điểm và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, Phòng chuyên môn cấp dưới quản lý gắn với kết quả đầu ra nhằm đánh giá hiệu quả chi NSNN thay vì đánh giá theo nguồn lực sẵn có.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)