Nhân lực Nhiệm vụ
Hiệu trưởng Văn bản pháp quy, hướng dẫn thực hiện, kế hoạch thời gian chung
Trưởng khoa sư phạm tiếng Anh
Chi tiết hóa các văn bản của nhà trường, thống nhất với trưởng bộ môn lựa chọn nhân lực thực hiện (GV).
Trưởng các đơn vị quản lý liên quan
Hướng dẫn công tác chuẩn bị theo chuyên môn quản lý
Trưởng bộ môn
Trực tiếp lựa chọn GV, chỉ đạo chuẩn bị chuyên môn, lập kế hoạch thời gian, mô tả chi tiết nhiệm vụ GV cần thực hiện và thời gian tương ứng với từng nội dung đảm bảo đúng tiến độ của kế hoạch. Trưởng bộ môn dựa vào học phần GV đảm nhận để giao nhiệm vụ (lý thuyết tiếng Anh, kỹ năng tiếng Anh, dịch, phương pháp giảng dạy). Giảng viên
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, kế hoạch tổ bộ môn giao nhiệm vụ và nghiên cứu hệ thống chuẩn đầu ra của môn học, chuẩn bị về chuyên môn.
+ Kế hoạch cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất phục vụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh mang tính đặc thù, các cơ sở đào tạo cần ưu tiên đầu tư mua sắm, sửa sang và thay thế thường xuyên hoặc định kì. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ĐGQT gồm phịng học chuẩn, bảng viết, các thiết bị nghe nhìn như máy chiếu, màn hình tivi, bảng thơng minh (smart board), máy tính có các phần mềm giảng dạy và đánh giá tiếng Anh, các loại bút viết bảng nhiều màu, giấy màu nhiều khổ khác nhau, hệ thống âm thanh đạt chuẩn có micro và tai nghe, bảng viết thông thường, bàn ghế di động, v.v. Cơ sở đào tạo lên kế hoạch mua sắm, thay thế hoặc sửa sang; cập nhật các phần mềm ĐGQT. Để lập kế hoạch cơ sở vật chất, cơ sở đào tạo giao cho các đơn vị phụ trách kế hoạch tài chính và quản lý cơ sở vật chất dựa trên đề xuất của khoa sư phạm tiếng Anh.
+ Kế hoạch tài chính: Cơ sở đào tạo giao cho đơn vị phụ trách tài chính xây dựng kế hoạch dựa trên đề xuất của khoa sư phạm tiếng Anh trong đó cần lưu ý 2 yếu tố gồm chi cho nhân lực và chi cho cơ sở vật chất. Đối với nhân lực, cơ sở đào tạo cần lập kế hoạch cho nhân lực cơ hữu và nhân lực mời từ bên ngoài gồm các chuyên gia, giảng viên bản ngữ, giảng viên thỉnh giảng, v.v. Về cơ sở vật chất, cơ sở đào tạo cần lập kế hoạch chi cho cơ sở vật chất hữu hình và cơ sở vật chất vơ hình (các phần mềm đánh giá tiếng Anh, cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá tiếng Anh như xây dựng video, audio tiếng Anh, v.v.).
sự phối hợp của các đơn vị quản lý và khoa sư phạm tiếng Anh đảm bảo kế hoạch ĐGQT phù hợp với kế hoạch đào tạo chung, đồng thời khi lập kế hoạch về thời gian ĐGQT cần cân đối để đảm bảo đúng thời lượng theo vị trí việc làm, tạo điều kiện cho GV đầu tư thời gian thích đáng cho hoạt động ĐGQT. Trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, các kỹ năng đều được tổ chức nhiều hoạt động trên lớp, tương tác giữa GV và SV, tường tác giữa SV với nhau bằng tiếng Anh, GV có thể tận dụng hoạt động trên lớp để lồng hoạt động ĐGQT nhằm tiết kiệm thời gian mà vẫn thu được kết quả mong đợi. Tuy vậy, các nhà quản lý cần có hướng dẫn cụ thể khi lên kế hoạch. Trong kế hoạch, các chủ thể lập kế hoạch cần có phân cơng cụ thể đến từng đối tượng thực hiện, phân chia rõ ràng thời gian xây dựng từng hạng mục đồng thời kèm kết quả dự kiến.
- Biện pháp và chủ thể thực hiện kế hoạch:
Để kế hoạch được thực hiện hiệu quả, cần xác định mục tiêu lập kế hoạch, phân tích thực trạng các nguồn lực, yêu cầu về ĐGQT và QL ĐGQT đồng thời huy động sự phối hợp của các chủ thể quản lý GD (hiệu trưởng, trưởng các đơn vị quản lý liên quan, trưởng khoa đào tạo, trưởng bộ môn, giảng viên) và đối tượng quản lý GD (giảng viên) với vài trò và trách nhiệm khác nhau.
Chủ thể thực hiện kế hoạch bao gồm đại diện từ các đơn vị quản lý và khoa đào tạo: hiệu trưởng, trưởng các đơn vị quản lý liên quan, trưởng khoa sư phạm tiếng Anh, trưởng bộ môn, giảng viên. Mỗi chủ thể thực hiện nhiệm vụ của mình thơng qua miêu tả chi tiết trong kế hoạch.
1.4.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
- Ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch
+ Thực hiện kế hoạch chính là hiện thực hóa một cách bài bản, đúng nội dung và mục tiêu đề ra đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung trong kế hoạch về xây dựng quy trình, thiết kế nội dung, xây dựng phương pháp, công cụ, QL sự tham dự và nâng cao năng lực của chủ thể ĐGQT và QL các điều kiện ĐGQT.
+ Góp phần nâng cao chất lượng đánh giá sinh viên, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Hỗ trợ GV và SV thu được những phản hồi chính xác về hoạt động dạy và học nhằm thực hiện các điều chỉnh cần thiết và kịp thời.
+ Cung cấp cho các nhà QLGD những đánh giá khách quan nhằm chỉ đạo việc điều chỉnh kế hoạch vĩ mô của cơ sở đào tạo.
- Mục đích thực hiện ĐGQT
+ Thực hiện các nội dung ĐGQT đã được lập kế hoạch.
+ Xây dựng quy trình quy chuẩn cho hoạt động ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
+ Xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung, xây dựng phương pháp và công cụ phù hợp để giúp SV đạt chuẩn đầu ra khi hồn thành chương trình đào tạo.
+ Tổ chức QL sự tham dự và nâng cao năng lực của chủ thể ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
+ Tổ chức QL các điều kiện ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. - Nội dung thực hiện kế hoạch
+ Chỉ đạo nghiên cứu chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành sư phạm tiếng Anh và tài liệu về ĐGQT trong đào tạo SV tiếng Anh nói chung, SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh nói riêng; yêu cầu xác định các nội dung cần đánh giá theo từng giai đoạn cụ thể đảm bảo khi thực hiện đánh giá. Các nội dung đánh giá tập trung vào các kỹ năng ngơn ngữ (Nghe, Nói, Đọc, Viết), kiến thức tiếng Anh (lý thuyết tiếng Anh), kỹ năng sư phạm trong giảng dạy tiếng Anh. GV có thể cung cấp thơng tin phản hồi chính xác, hữu ích cho cả SV và GV điều chỉnh hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Tổ chức phân tích đặc điểm và đánh giá năng lực tự học của SV nhằm xây dựng tốt quy trình đánh giá. Việc phân tích đặc điểm và đánh giá năng lực tự học của SV thông qua nghiên cứu hồ sơ học tập, trao đổi quan sát, sản phẩm của SV… giúp GV có thơng tin xác định về từng SV và từ đó lên kế hoạch tổ chức tự học cho phù hợp. Đặc điểm học tập riêng biệt của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh chính là sử dụng ngơn ngữ để học tập và nâng cao năng lực ngôn ngữ. SV thực hành tiếng Anh thường xuyên kể cả trong lớp học và các môi trường học tập khác, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện ĐGQT, quy trình ĐGQT sẽ dễ xây dựng và thực hiện hơn so với ĐGQT SV các ngành khác.
+ Tổ chức soạn thảo các yêu cầu về nguồn lực, thời gian, cơ sở vật chất và tài chính phục vụ đánh giá thơng qua nghiên cứu mục đích, nội dung, phương pháp và cơng cụ đánh giá. Sau khi tổ chức phân khai từng hạng mục yêu cầu, các chủ thể thực hiện việc soạn thảo ma trận yêu cầu các điều kiện thực hiện ĐGQT dưới sự kiểm soát của các cấp quản lý đào tạo. Ma trận phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đánh giá theo chương trình đào tạo, nguồn nhân lực có chất lượng và đủ về số lượng, đồng thời các yêu cầu về thời gian phải khả thi, không tạo áp lực quá cho đối tượng được đánh giá.
+ Tổ chức cho GV xây dựng quy trình ĐGQT học tập từ năng lực tự học, làm việc nhóm, tổ chức nhóm, đến cả việc tiến hành học tập ở trên lớp dựa vào chuẩn đầu ra môn học. Hoạt động học tập của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh rất đa dạng như thảo luận nhóm, thuyết trình, hỏi đáp giữa SV và GV, giữa SV và SV, đóng kịch, thực hiện các dự án nhỏ có sử dụng tiếng Anh làm cơng cụ, tập giảng, v.v. ĐGQT có thể lồng ghép vào các hoạt động học tập để thực hiện và thu được kết quả phản hồi khách quan và chính xác.
+ Tổ chức hướng dẫn chuẩn bị các tài các tài liệu và phương tiện hướng dẫn tự học: Các tài liệu có thể là các phiếu học tập phiếu hướng dẫn thực hiện công việc, phiếu đánh giá, các câu hỏi kiểm tra, đánh giá (MCQ, quiz, quick test, essay, nói theo chủ đề, v.v.), các
bài tập tình huống (kịch, tình huống sư phạm)… Các phương tiện dạy học có thể là website, các ứng dụng công nghệ thông tin và tài liệu tham khảo để tự học.
+ Tổ chức xây dựng mục tiêu ĐGQT phù hợp chuẩn đầu ra mong đợi theo từng giai đoạn đào tạo. Sau khi đã yêu cầu nghiên cứu kỹ chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và được phân công theo bản kế hoạch, các cấp quản lý cho nhóm soạn thảo tiến hành xây dựng mục tiêu ĐGQT đảm bảo phù hợp chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh yêu cầu SV đạt trình độ C1 theo khung tham chiếu Châu Âu cho 4 kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết. Dựa vào mơ tả chi tiết chuẩn đầu ra để thực hiện xây dựng mục tiêu ĐGQT hợp lý.
+ Tổ chức thiết kế nội dung ĐGQT theo chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra. Yêu cầu xác định rõ nội dung cần đánh giá theo từng giai đoạn đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo. Các nội dung đánh giá tập trung vào các kỹ năng ngơn ngữ (Nghe, Nói, Đọc, Viết), kiến thức tiếng Anh (lý thuyết tiếng Anh), kỹ năng sư phạm trong giảng dạy tiếng Anh. Các nội dung đánh giá cần đảm bảo theo tiến độ đào tạo và vì sự tiến bộ của SV.
+ Tổ chức xây dựng hướng dẫn ĐGQT theo mục tiêu và nội dung đánh giá. Song song với xây dựng mục tiêu và thiết kế nội dung đánh giá, các cấp quản lý yêu cầu nhóm phụ trách thiết kế soạn thảo hướng dẫn thực hiện các nội dung đánh giá theo mục tiêu đề ra, tránh việc áp dụng khác nhau giữa các chủ thể đánh giá và làm sai lệch mục tiêu đánh giá.
+ Tổ chức xây dựng công cụ và phương pháp đánh giá quá trình. Các cấp quản lý chỉ đạo việc xây dựng công cụ và phương pháp đánh giá theo kế hoạch đã được lập. Các phương pháp và công cụ đánh giá phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của mục tiêu và nội dung đánh giá. Sản phẩm cần đạt là danh mục các phương pháp và công cụ đánh giá khả thi và hiệu quả.
+ Tổ chức xây dựng hướng dẫn sử dụng công cụ và phương pháp đánh giá quá trình. Các cấp quản lý dựa vào kế hoạch thực hiện để chỉ đạo nhóm chủ trì soạn thảo hướng dẫn chi tiết áp dụng các công cụ và phương pháp đánh giá.
+ Tổ chức thiết kế bộ tiêu chí miêu tả nhiệm vụ thực hiện ĐGQT cho chủ thể đánh giá. Chỉ đạo nhóm soạn thảo phân cơng nhiệm vụ đến từng thành viên, cùng thảo luận và thiết kế bộ tiêu chí chung. Bản mơ tả nhiệm vụ đánh giá của chủ thể phải bao hàm các nhiệm vụ cần thực hiện trong suốt quá trình đánh giá và quá trình đào tạo. Ứng với từng nội dung, tiêu chí, phương pháp và cơng cụ đánh giá, chủ thể phải được phân công nhiệm vụ cụ thể.
+ Tổ chức lập kế hoạch đánh giá theo từng nhiệm vụ của chủ thể đánh giá. Tổ chức phân chia các nhiệm vụ đánh giá theo từng thời điểm đánh giá phù hợp với tiêu chí, mục tiêu và nội dung đánh giá. Kế hoạch đánh giá cần được rõ ràng về mặt thời gian, nội dung công việc và thu thập thông tin phản hồi.
+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể đánh giá quá trinh, cụ thể là GV trực tiếp tổ chức thực hiện đánh giá quá trình.
+ Tổ chức phân khai tài chính, nhân lực, thời gian và cơ sở vật chất cho hoạt động đánh giá. Sau khi rà soát kế hoạch tổng thể của nhà trường, các chủ thể thực hiện việc phân khai các hạng mục tài chính, nhân lực, thời gian và cơ sở vật chất cho từng nội dung yêu cầu. Việc phân khai càng chi tiết, rõ ràng thì hiệu quả đánh giá càng cao. Mỗi một hoạt động đánh giá cần có đầy đủ các điều kiện về tài chính, nhân lực thực hiện, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động và thời gian phù hợp. Các điều kiện này hỗ trợ trực tiếp hoạt động đánh giá và đảm bảo sự thành cơng của đánh giá q trình.
- Biện pháp và chủ thể thực hiện
+ Huy động nguồn lực theo kế hoạch để thực hiện các nội dung trong kế hoạch. + QL việc thực hiện các nhiệm vụ theo thời gian được thiết lập trong kế hoạch. + Đảm bảo các điều kiện để thực hiện và đốc thúc các chủ thể thực hiện đúng nội dung và tiến độ được giao.
+ Các chủ thể thực hiện gồm các nhà QL (hiệu trưởng, trưởng các đơn vị quản lý liên quan, trưởng khoa đào tạo, trưởng bộ môn) và GV.
1.4.3.3. Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
- Ý nghĩa của kiểm tra, giám sát và đánh giá
+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch là cơ sở để thực hiện điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của quy trình.
+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện cung cấp thông tin phản hồi quan trọng cho các chủ thể lập kế hoạch điều chỉnh các hoạt động phù hợp với mục tiêu ĐGQT.
+ Hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá khoa học, cụ thể đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.
+ Hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá giúp phát hiện kịp thời những bất cập trong kế hoạch để điều chỉnh và những điểm mạnh cần phát huy.
- Mục đích của việc kiểm tra, giám sát và đánh giá
+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá giúp các nhà QL đảm bảo kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao.
+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của kế hoạch đã được lập.
+ Qua kiểm tra, giám sát và đánh giá, các chủ thể thu được các thông tin phản hồi về việc thực hiện kế hoạch và phân tích kết quả (điểm mạnh, điểm yếu) để điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp.
+ Kiểm tra, giám sát và đánh giá giúp các nhà QL ra quyết định cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong đào tạo.
- Nội dung kiểm tra, giám sát và đánh giá
+ Rà soát, kiểm tra, giám sát và đánh giá quy trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ ĐGQT đã xây dựng. Sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu hỗ trợ thu được thơng tin phản hồi chính xác từ GV và SV. Quy trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp và cơng cụ ĐGQT là những nội dung quan trọng để thực hiện việc ĐGQT có hiệu quả và đúng mục tiêu, chính vì vậy sản phẩm cần được rà sốt và kiểm tra chặt chẽ trước khi đưa vào thực hiện. Việc kiểm tra do các cấp quản lý thực hiện phối hợp với nhóm xây dựng đảm bảo sản