Đánh giá SV 1 2 3 4 5 6 7 P Hệ thống xây dựng kế hoạch và lựa chọn các hình thức
đánh giá SV phù hợp trong quá trình học được thiết lập. D Đánh giá SV được xây dựng phù hợp với thành tích cần
đạt trong chuẩn đầu ra mong đợi.
C
Các phương pháp đánh giá SV và kết quả đánh giá được cân nhắc để đảm bảo tính hợp lệ, độ tin cậy và sự cơng bằng, thành tích cần đạt trong chuẩn đầu ra mong đợi.
A
Hình thức đánh giá và phương pháp đánh giá được cải thiện để đảm bảo tính hợp lệ, độ tin cậy hướng đến thành tích cần đạt trong chuẩn đầu ra mong đợi.
Dựa vào tiêu chí đánh giá kiểm định của AUN, các trường đại học thành viên và thành viên liên kết xây dựng chiến lược và hướng dẫn đánh giá cho các khoa đào tạo nhằm đáp ứng tiêu chí đánh giá của AUN và cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. ĐGQT là hình thức đánh giá được khuyến khích sử dụng vì đây là hình thức đánh giá tốt nhất để thu thập thông tin phản hồi nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo. AUN quan trọng độ tin cậy và hợp lệ của thông tin phản hồi nên ĐGQT cần có kế hoạch và nội dung phù hợp với tiến trình đào tạo.
Tại Thái Lan, đánh giá được thực hiện theo Luật Giáo dục năm 1999, trong đó Khoản 26 quy định các cơ sở giáo dục đánh giá kết quả học tập của người học thông qua quan sát sự phát triển, hạnh kiểm, thái độ học tập, tham gia các hoạt động, kết quả kiểm tra của người học trong quá trình dạy-học tùy từng cấp độ và loại hình giáo dục. Vấn đề cốt lõi của khoản 26, Luật Giáo dục Thái Lan, là khuyến khích dùng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Ngồi ra, Chương trình giáo dục cốt lõi của Hội đồng giáo dục năm 2008, Thái Lan, nêu chi tiết 5 hình thức sử dụng kết quả đánh giá gồm: (1) Thông tin về sự tiến bộ cho người học, (2) Thông tin để cải thiện và phát triển, (3) Thông tin để lập kế hoạch học tập và mục tiêu nghề nghiệp, (4) cấp bằng, (5) Thông tin cho các cấp quản lý nhằm hỗ trợ phát triển chính sách. Tuy nhiên, trong thực tế, đánh giá kết quả học tập của sinh viên tiếng Anh chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá trắc nghiệm khách quan, đây cũng là hệ quả của việc giảng dạy tập trung vào từ vựng và ngữ pháp, truyền thụ một chiều, học thuộc lòng, xem sinh viên là đối tượng thu nhận kiến
thức mà không hiểu sâu về đối tượng, không chú trọng phát triển kỹ năng tư duy của sinh viên (Ritchard Watson Todd, 2019). Chính vì vậy, kết quả đào tạo sinh viên tiếng Anh vẫn còn hạn chế. ĐGQT được sử dụng trong quá trình đào tạo SV tiếng Anh, tuy nhiên hình thức ĐGQT khơng phải là ưu tiên.
Hệ thống giáo dục Singapore áp dụng ĐGQT từ năm 2009. Khi mới áp dụng, ĐGQT chỉ chú trọng kiểm tra và thi cử, đặc biệt là cấp tiểu học, tuy nhiên, dần dần đánh giá quá trình đã được áp dụng linh hoạt hơn và chú trọng đánh giá kỹ năng ngoài đánh giá kiến thức. Từ năm 2015, ĐGQT được sử dụng để đánh giá toàn diện nhằm cân bằng giữa đánh giá kiến thức, năng lực và giá trị thông qua việc tăng cường sử dụng các phương pháp sư phạm hấp dẫn, tập trung hơn vào các lĩnh vực phi học thuật trong chương trình đào tạo và đánh giá tồn diện hỗ trợ hoạt động học tập (Lee, Oh, Ang, & Lee, 2014). Việc thực hiện đánh giá toàn diện được thực hiện dựa trên các nguyên tắc của ĐGQT, cân bằng, chất lượng đánh giá và sự tham gia của người học.
Đối với Hồng Kơng, sau năm 1997, chính quyền Hồng Kông được người Anh trả về Trung Quốc, nhiều cải cách giáo dục đã được thực hiện, kéo theo cải cách chương trình đào tạo (Hội đồng Phát triển chương trình đào tạo HK, 2001). Một trong những nội dung cải cách được thực hiện là đánh giá người học, theo đó, nhiều chương trình thi cử, đánh giá không cần thiết sẽ được giảm hoặc hủy bỏ. Các hình thức đánh giá như đồ án, hồ sơ học tập, quan sát và kiểm tra được sử dụng trong chương trình đào tạo. ĐGQT được ưu tiên sử dụng theo xu thế đánh giá chung toàn cầu nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động dạy và học. Hội đồng Phát triển chương trình đào tạo Hồng Kơng (2001) đã xác định đánh giá cần phải thu thập được thông tin về kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ mà người học đạt được thông qua quan sát thái độ thực hiện các nhiệm vụ, kiểm tra, thi cử, v.v., đồng thời đặt mục tiêu cho các đối tượng liên quan như sau:
- Đối với người học, đánh giá cho phép:
+ Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của người học trong quá trình học tập. + Hiểu được mình cần tiếp tục cố gắng mức nào để đạt được kết quả mong đợi. + Cải thiện hoạt động học tập dựa vào thông tin phản hồi từ giảng viên và những người đánh giá khác.
- Đối với giảng viên và nhà trường, đánh giá cho phép: + Chẩn đoán được điểm mạnh và điểm yếu của người học
thiện kết quả học tập.
+ Xem xét, điều chỉnh và cải thiện mục tiêu đào tạo/kết quả mong đợi, thiết kế và nội dung chương trình đào tạo, chiến lược và hoạt động phù hợp với khả năng của người học nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động dạy học.
Trước 2001 Sau 2001
- Đánh giá kết quả học tập.
- Đánh giá mức độ người học tiếp thu kiến thức và thái độ.
- Cho điểm người học theo mức chuẩn họ đạt được.
- Khơng có hoặc rất ít thơng tin phản hồi được đưa ra.
- Nội dung đào tạo hướng vào thi cử và kiểm tra.
- Tập trung vào đánh giá tổng kết. - Truyền và nhồi nhét kiến thức là hoạt động phổ biến tại lớp.
- Tập trung vào sản phẩm học tập
- Đánh giá vì sự tiến bộ của người học. - Đánh giá kỹ năng toàn diện của người học, đặc biệt là kỹ năng tư duy phản biện và toàn diện bậc cao. - Giảng viên cung cấp thông tin phản hồi hướng dẫn giúp người học tăng cường hoạt động học tập.
- Người học hiểu được mục tiêu học tập và thu thập thông tin phản hồi liên tục từ giảng viên để cải thiện hoạt động học tập.
- ĐGQT và đánh giá tổng kết đồng thời được sử dụng.
- Quá trình và sản phẩm đều được chú trọng.
Thực tế cho thấy các cơ sở giáo dục nước ngoài đã thực hiện ĐGQT trong đào tạo khá sớm và thành cơng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các cơ sở giáo dục nhanh chóng chuyển từ đánh giá tổng kết đơn thuần(cuối kì, cuối năm, cuối khóa hoặc cuối chương trình) để đánh giá, xếp loại sang ĐGQT trong suốt quá trình đào tạo vì sự tiến bộ của SV, giúp SV và GV điều chỉnh hoạt động dạy học. Từ những thành công và hạn chế trong đánh giá, đặc biệt là ĐGQT của các nước trên thế giới, một số bài học quý báu có thể rút ra cho Việt Nam.
1. ĐGQT là hình thức đánh giá tốt nhất để đo lường, thu thập thông tin và cải thiện chất lượng đào tạo, đặc biệt là đánh giá kỹ năng và thái độ của SV, vì vậy ĐGQT cần được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ.
2. Trao quyền tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm cho GV trong ĐGQT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Cần sử dụng đa dạng về hình thức, nội dung, phương pháp, công cụ, không gian và thời gian và linh hoạt trong ĐGQT.
4. ĐGQT là một hình thức đánh giá bắt buộc và khuyến khích sử dụng thường xuyên trong đào tạo tiếng Anh, đây là hình thức đánh giá hiệu quả nhất giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh, đặc biệt là nâng cao kỹ năng nói chung và kỹ năng tiếng Anh nói riêng của SV.
2.2. Khái quát về đào tạo sư phạm tiếng Anh trong các trường đại học Việt Nam
2.2.1. Hệ thống các trường đại học có đào tạo tiếng Anh
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện tại có 237 trường đại học, học viện (bao gồm 172 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 05 trường có 100% vốn nước ngồi), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 31 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm. Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay, cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên, bao gồm 15 trường ĐHSP, 48 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên, 30 trường cao đẳng sư phạm, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên, 02 trường trung cấp sư phạm và 40 trường trung cấp đa ngành đang đào tạo giáo viên mầm non (Báo Giáo dục, 08/2019).
Hiện nay, tại Việt Nam có 20 trường đại học đào tạo sư phạm tiếng Anh bao gồm cả trường ĐHSP và trường đa ngành có đào tạo sư phạm tiếng Anh: Miền Bắc có 05 trường, gồm Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) và Trường Đại học Hải Phòng; Khu vực miền Trung có 8 trường gồm Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Phạm Văn Đồng và Trường Đại học Phú Yên; khu vực miền Nam có 7 trường gồm Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gịn, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Đồng Nai và Trường Đại học An Giang.
2.2.2. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sư phạm tiếng Anh
2.2.2.1. Mục tiêu chương trình đào tạo a. Mục tiêu chung
Chương trình ngành sư phạm tiếng Anh đào tạo những nhà chuyên môn (giáo viên ở bậc THPT hay ở bậc ĐH) có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh; được trang bị tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết về người học trong những hồn cảnh cụ thể; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tìm tịi, suy xét và làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế mà ở đó tiếng Anh được giảng dạy; có kiến thức về văn hóa, xã hội rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn; tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh nói riêng và ngành sư phạm nói chung (Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học – Ngành sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội).
b. Mục tiêu cụ thể
Chương trình ngành sư phạm tiếng Anh đào tạo những nhà chun mơn có (1) kiến thức chung; (2) kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành; (2) khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và phát triển chương trình mơn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; (3) kỹ năng giảng dạy tiếng Anh hiện đại phục vụ công tác đào tạo tiếng Anh ở bậc THPT và ĐH.
- Kiến thức chung
SV tốt nghiệp có kiến thức nền tảng về chính trị và lý luận giáo dục, có sức khỏe tốt, kiến thức về an ninh quốc phòng để làm việc và xây dựng tổ quốc, có kiến thức về pháp luật đại cương, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu tiếp thu giáo dục chuyên nghiệp, ngoài ra, SV cần có kiến thức ngoại ngữ hai bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung,...), kiến thức về công nghệ thông tin cơ bản và thể dục thể thao.
- Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
để điều chỉnh, cải thiện, nâng cao kiến thức và kỹ năng tiếng Anh, SV đạt trình độ bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Ngồi những kiến thức về ngơn ngữ tiếng Anh, SV đồng thời phát triển các kỹ năng bổ trợ như thuyết trình, phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học, tranh luận...
SV sư phạm tiếng Anh phải có hiểu biết và ứng dụng khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học giảng dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và công nghệ làm nền tảng lý luận cho công tác giáo dục và giảng dạy trong nhà trường.
- Khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và phát triển chương trình Từ những kiến thức về ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy, tâm lý giáo dục, bối cảnh công tác giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam và thực tiễn hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường phổ thông, đại học và các cơ sở giáo dục khác, SV có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế và phát triển chương trình đào tạo cấp THPT. Hiện tại, chương trình đào tạo chú trọng phát triển năng lực kể cả các trường phát triển chương trình đào tạo theo CDIO, trong mục tiêu đào tạo SV, các trường đại học chú trọng cung cấp các kỹ năng liên quan đến thiết kế chương trình đào tạo gồm các bước từ hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và phát triển chương trình.
- Kỹ năng giảng dạy
SV có khả năng vận dụng kiến thức về lý luận, ngôn ngữ, giáo dục học, tâm lý học và phương pháp dạy học hiện đại vào dạy học tiếng Anh. Đồng thời SV phải có kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác dạy học tiếng Anh, lập và thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh đảm bảo quy định về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Ngoài kiến thức, kỹ năng giảng dạy, SV cũng cần trang bị kiến thức về trang thiết bị hiện đại hỗ trợ công tác giảng dạy tại các trường phổ thông và đại học trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.
2.2.2.2. Nội dung chương trình đào tạo
Chương trình ĐH ngành sư phạm tiếng Anh được được đào tạo trong thời gian 4 năm. Cụ thể, SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh phải tích lũy đủ số tín chỉ, mỗi tín chỉ được tính 15 tiết lý thuyết, 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Chương trình đào tạo gồm hai học phần là bắt buộc và tự chọn, trong học phần bắt buộc, SV được học các học phần thuộc kiến thức chung về tư tưởng, chính trị, kiến thức ngành
gồm giáo dục học, tâm lý giáo dục, v.v.; các kiến thức về chuyên ngành như phương pháp giảng dạy tiếng Anh, nghiên cứu khoa học,v.v. Đối với học phần tự chọn, SV chọn các học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng SV được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chun mơn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình đào tạo (Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Các mơn học trong chương trình đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh được chia theo khối kiến thức, gồm khối kiến thức chung, khối kiến thức theo khối ngành, khối kiến thức theo nhóm ngành và khối kiến thức ngành.
- Khối kiến thức chung, khối ngành bao gồm các môn học khoa học nền tảng về