Tác động của ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng anh (Trang 96 - 152)

Tác động của ĐGQT Chủ thể Mức độ 𝐗 ̅ Thứ tự Đồng ý (3) Phân vân (2) Không đồng ý (1) TS % TS % TS %

1. Giúp SV hiểu rõ giá trị nội tại của mình.

GV/ CB QL

81 69,83 34 29,31 1 0,86 2,69 5 SV 161 70,61 62 27,19 5 2,19 2,68 5 2. Tạo điều kiện cho SV

phát huy những điểm mạnh, GV/ CB QL

khắc phục thiếu sót.

SV 195 85,53 27 11,84 6 2,63 2,83 1 3. Giúp SV có trách nhiệm

hơn về sự phát triển giáo dục của bản thân. GV/ CB QL 110 94,83 6 5,17 0 0,00 2,95 1 SV 173 75,88 52 22,81 3 1,32 2,75 2 4. Các thơng tin chi tiết,

chính xác và hữu ích của đánh giá quá trình hỗ trợ SV tự điều chỉnh việc học. GV/ CB QL 83 71,55 33 28,45 0 0,00 2,72 4 SV 168 73,68 55 24,12 5 2,19 2,71 4 5. Tạo cơ hội nâng cao kết

quả học tập và giảm khoảng cách giữa kết quả thực và kết quả mong đợi.

GV/ CB QL

86 74,14 30 25,86 0 0,00 2,74 3

SV 169 74,12 54 23,68 5 2,19 2,72 3 Khi được hỏi về tác động của ĐGQT tới động lực học tập của SV, các đối tượng khảo sát ưu tiên đề cập đến vai trị phát huy điểm mạnh, khắc phục thiếu sót của SV như là tác động quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Tất cả người được hỏi đồng ý với vai trò tiên quyết của vai trị phát huy điểm mạnh, khắc phục thiếu sót của SV. Bên cạnh đó, những người được hỏi phân tích tác động hỗ trợ SV điều chỉnh hoạt động học tập, kế hoạch học tập của mình dựa trên các thơng tin phản hồi chính xác từ nhiều bên (GV, các nhà quản lý GD, bạn bè cùng lớp hoặc tự đánh giá). Theo kết quả phỏng vấn, ĐGQT có tác động đến việc SV nhận ra giá trị nội tại của mình, hiểu và phát triển giá trị, tuy nhiên điều này phải được xây dựng lâu dài, có tác động dài hơi, kết quả khơng thể có ngay lập tức sau ĐGQT nên nó được xếp sau cùng trong số các tác động được đưa ra khảo sát. Một GV của Trường Đại học Vinh cho rằng “ĐGQT có tác động rất lớn đến động lực

học tập của SV, GV ln tìm cách để khuyến khích SV phát huy điểm mạnh của mình, phát triển tính tự quyết (self-determination) và tự chủ (autonomy) trong hoạt động học tập nhằm đem lại kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra”. Một GV khác của

Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh nhận định “ĐGQT cho biết thơng tin phản hồi

chi tiết về hoạt động học tập của SV, từ đó SV hiểu được cần làm gì để cải thiện kết quả học tập và có trách nhiệm hơn về phát triển giáo dục của bản thân”.

2.5. Thực trạng Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh sư phạm tiếng Anh

Quản lý ĐGQT đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức đánh giá một cách hiệu quả và kịp thời. Để khảo sát tình trạng quản lý ĐGQT, chúng tôi đã phân chia 4 nội dung khảo sát gồm: lập kế hoạch ĐGQT, thực hiện kế hoạch ĐGQT, kiểm tra ĐGQT và điều chỉnh ĐGQT. Khảo sát thực trạng được phân chia thành 2 phần: Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu tại 3 trường đại học có đào tạo giáo viên tiếng Anh là Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học Vinh và Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát làm rõ nhiều vấn đề về thực trạng QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục Việt Nam.

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh ngành sư phạm tiếng Anh

Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh được thể hiện qua Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh

Hoạt động Mức độ 𝐗̅ Th t Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) TB (2) Yếu (1) TS % TS % TS % TS % TS % 1. Phân tích bối cảnh ĐGQT trong và ngồi nước. 21 18,10 38 32,76 36 31,03 19 16,38 2 1,72 3,49 6 2. Ban hành văn bản pháp quy và hướng dẫn 35 30,17 28 24,14 35 30,17 17 14,66 1 0,86 3,68 3 3. Kế hoạch về nhân lực. 20 17,24 32 27,59 52 44,83 9 7,76 3 2,59 3,49 7 4. Mô tả nhiệm vụ với

các thông tin rõ ràng, thời gian thực hiện.

31 26,72 26 22,41 45 38,79 12 10,34 2 1,72 3,62 4 5. Thành lập nhóm và

6. Kế hoạch cơ sở vật

chất. 25 21,55 42 36,21 23 19,83 26 22,41 0 0,00 3,57 5 7. Kế hoạch tài chính. 27 23,28 35 30,17 22 18,97 29 25,00 3 2,59 3,47 8 8. Kế hoạch thời gian. 40 34,48 48 41,38 21 18,10 7 3,45 0 0,00 4,04 1 Để khảo sát thực trạng lập kế hoạch ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, chúng tôi đã đặt 8 câu hỏi liên quan với 5 mức đánh giá rất tốt, tốt, khá, trung bình và yếu. Kết quả khảo sát cho thấy bước lập kế hoạch khá tốt với mức khá đến rất tốt giao động từ 72,41% đến 93,97%. Trong số 8 nội dung, kế hoạch thời gian được

đánh giá tốt nhất, trung bình tỷ lệ từ mức khá đến mức rất tốt đạt 93,97%, trong đó tỷ lệ

rất tốt và tốt chiếm đa số câu trả lời (75,86%), điểm trung bình đạt 4,04/5. Ngược lại,

kế hoạch về nhân sự được đánh giá mức thấp nhất trong tất cả các nội dung khảo sát với tỷ lệ rất tốt và tốt đạt 53,45% và điểm trung bình đạt 3,47/5, tỷ lệ đánh giá mức trung

bình khá cao (25%). Các nội dung Ban hành văn bản pháp quy và hướng dẫn, Mô tả nhiệm vụ với các thông tin rõ ràng, thời gian thực hiện, Thành lập nhóm và phân cơng nhiệm vụ có tỷ lệ đánh giá khá tốt với tỷ lệ từ mức khá đến mức rất tốt đạt lần lượt là

84,48%, 87,93% và 90,52%. Điều này cho thấy công việc chuẩn bị được thực hiện khá tốt, đặc biệt là thành lập nhóm chuẩn bị soạn thảo các nội dung ĐGQT, nội dung này được xếp thứ 2 trong số 8 nội dung khảo sát. Tuy vậy, vẫn cịn các ý kiến đánh giá mức

trung bình và yếu, giao động từ 9,48% (thành lập nhóm và phân cơng nhiệm vụ) đến

15,52% (ban hành văn bản và hướng dẫn). Nội dung Kế hoạch cơ sở vật chất là nội dung được đánh giá mức thấp hơn so với 3 nội dung trên, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá mức yếu là 0% đồng thời mức rất tốt và tốt nhận được 57,76% đánh giá, điểm trung bình đánh giá đạt 3,57/5. Hai nội dung được đánh giá yếu hơn các nội dung trên trong bước lập kế hoạch là Phân tích bối cảnh ĐGQT trong và ngoài nước, Kế hoạch nhân sự, tỷ lệ đánh giá rất tốt và tốt dưới 50%. Hơn nữa, tỷ lệ đánh giá mức yếu của hai nội dung này là 1,72% và 2,59%. Điều này cho thấy, việc phân tích bối cảnh và lập kế hoạch nhân sự cần được xem xét và cải thiện trong tương lai.

Cùng với khảo sát, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn GV trong các cơ sở giáo dục đại học thuộc 3 miền Bắc, Trung và Nam về thực trạng quản lý xây dựng quy trình ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. Khi được hỏi về thực trạng lập kế hoạch ĐGQT, trong tổng thể các nội dung, các đối tượng được phỏng vấn đều đánh

giá bước lập kế hoạch thời gian và cơ sở vật chất rất tốt. Theo đó, các nội dung ĐGQT được lồng ghép vào trong các hoạt động đào tạo phù hợp về thời lượng, phân bố thời gian như thực hành tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) thực hành sư phạm (tập giảng tiếng Anh, tổ chức hoạt động giáo dục, v.v.), học kiến thức ngôn ngữ Anh, đồng thời và cơ sở vật chất bố trí hợp lý tạo điều kiện vừa thực hiện được đánh giá thực vừa phát triển kĩ năng cho SV. Những người được phỏng vấn cũng cho rằng việc phân tích bối cảnh ĐGQT, ban hành các văn bản pháp quy và hướng dẫn ĐGQT, mô tả nhiệm vụ đã được thực hiện khá tốt nhưng cũng có những bất cập. Một GV tại Trường Đại học Vinh cho biết “Kế hoạch về phân tích, nghiên cứu bối cảnh ĐGQT hiện nay đã được thực hiện,

tuy nhiên vẫn chưa thực sự đầy đủ và khoa học để có cơ sở ban hành các văn bản pháp quy và hướng dẫn một cách khoa học và hiệu quả. Từ đó, ma trận về nhiệm vụ của các chủ thể QL và chủ thể ĐGQT chưa được khai thác triệt để”. Nội dung lập kế hoạch nhân

sự là một bước quan trọng quyết định sự thành bại của ĐGQT thì vẫn cịn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và cải thiện. Nguồn nhân lực phục vụ ĐGQT và QL ĐGQT đang thiếu và chưa tinh. Một GV tại Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “Về số lượng,

chúng tơi có đủ nguồn nhân lực, tuy nhiên khơng phải GV nào cũng có đầy đủ kiến thức chun mơn, năng lực tiếng Anh và ĐGQT, thời gian để đầu tư xây dựng quy trình ĐGQT một cách bài bản, chuyên sâu và hiệu quả. GV tiếng Anh quá eo hẹp về mặt thời gian vì họ phải dạy rất nhiều, ngồi các lớp chun ngữ cịn có các lớp đại trà của các khoa khác”. Bước lập kế hoạch cũng lộ rõ những khó khăn trong phân bổ kinh phí cho

hoạt động ĐGQT và QL ĐGQT khi nguồn tài chính dành riêng cho ĐGQT nằm trong nguồn tài chính dành cho đào tạo, chưa có sự phân bổ rõ ràng. Một GV tại Trường ĐHSP Hà Nội khẳng định “Hoạt động ĐGQT là một phần nhiệm vụ đào tạo của GV và

khơng có nguồn kinh phí phân bổ riêng cho ĐGQT, các hoạt động đánh giá được tổ chức lồng ghép vào hoạt động đào tạo”.

Như vậy, lập kế hoạch ĐGQT đã được thực hiện khá quy củ, tuy vậy một số nội dung trong lập kế hoạch cần được điều chỉnh, cải thiện trong thời gian tới.

2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh học ngành sư phạm tiếng Anh

Hoạt động thực hiện ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh đã được thực hiện và có những kết quả ban đầu (Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh

Hoạt động Mức độ 𝐗̅ Thứ tự Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) TB (2) Yếu (1) TS % TS % TS % TS % TS % 1. Tổ chức nghiên cứu chuẩn đầu ra chương trình tiếng Anh ĐHSP. 49 42,24 48 41,38 15 12,93 4 3,45 0 0,00 4,22 1 2. Tổ chức phân tích đặc điểm và năng lực SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. 47 40,52 39 33,62 21 18,10 9 7,76 0 0,00 4,07 2 3. Tổ chức soạn thảo ma trận điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, thời gian và tài chính phục vụ ĐGQT.

37 31,90 30 25,86 21 18,10 28 24,14 0 0,00 3,66 7

4. Tổ chức hướng dẫn chuẩn bị bộ tài liệu hướng dẫn ĐGQT. 32 27,59 35 30,17 24 20,69 23 19,83 2 1,72 3,62 8 5. Tổ chức xây dựng quy trình ĐGQT. 35 30,17 35 30,17 23 19,83 22 18,97 1 0,86 3,70 5 6. Tổ chức xây dựng mục tiêu ĐGQT. 41 35,34 27 23,28 22 18,97 26 22,41 0 0,00 3,72 4 7. Tổ chức xây dựng nội dung ĐGQT. 42 36,21 31 26,72 17 14,66 26 22,41 0 0,00 3,77 3 8. Tổ chức xây dựng phương pháp và công cụ ĐGQT. 35 30,17 36 31,03 19 16,38 26 22,41 0 0,00 3,69 6 9. Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí miêu tả 35 30,17 30 25,86 21 18,10 28 24,14 2 1,72 3,59 9

nhiệm vụ thực hiện ĐGQT cho chủ thể đánh giá.

10. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể ĐGQT.

39 33,62 22 18,97 21 18,10 32 27,59 2 1,72 3,55 10 Để khảo sát thực trạng thực hiện ĐGQT, chúng tôi đã đặt 10 câu hỏi liên quan đến các nội dung thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy hai nội dung quan trọng đã được thực hiện tốt nhất là tổ chức nghiên cứu chuẩn đầu ra chương trình tiếng Anh ĐHSP và tổ

chức phân tích đặc điểm và năng lực của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh với tỷ lệ

đánh giá ở mức tốt và rất tốt đạt 83,62% và 74,14%; điểm trung bình đánh giá đạt 4,22/5 và 4,07/5. Đây là hai nội dung quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung khác và đã được tổ chức thực hiện đồng bộ. Các nội dung liên quan đến tổ chức xây dựng quy trình đánh giá quá trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ, ma trận điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, thời gian và tài chính phục vụ ĐGQT được thực hiện khá đồng đều, đạt mức khá tốt với tỷ lệ đánh giá mức tốt và rất tốt từ 57,76% đến

62,93%; điểm trung bình đánh giá giao động từ 3,69/5 đến 3,77/5. Tuy vậy, kết quả cũng thể hiện tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình đối với các nội dung này vẫn cịn khá cao, giao động từ 18,97% đến 24,14%, trong đó đánh giá 3 nội dung chiếm tỷ lệ 22,41% là mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ ĐGQT. Ngồi ra, nội dung tổ chức xây dựng quy trình ĐGQT được đánh giá mức yếu là 0,86% (1 đánh giá). Tỷ lệ đánh giá mức trung bình và yếu là cơ sở để điều chỉnh nhằm hồn thiện các nội dung trong quy trình

PDCA tiếp theo của ĐGQT. Các nội dung tổ chức hướng dẫn chuẩn bị các tài các tài

liệu và phương tiện hướng dẫn tự học, xây dựng bộ tiêu chí miêu tả nhiệm vụ thực hiện đánh giá quá trình cho chủ thể đánh giá với tỷ lệ đánh giá mức tốt và rất tốt đạt từ 56,03%

đến 57,76% cho thấy việc thực hiện đã có kết quả khả quan. Mặc dù vậy, tỷ lệ đánh giá trung bình và yếu khá cao, đặc biệt cả 2 nội dung có mức đánh giá yếu là 1,72%; điểm trung bình đánh giá đạt 3,62/5 và 3,59/5, mức điểm khá thấp so với các nội dung khác đã đề cập. Riêng đối với nội dung tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể ĐGQT, tỷ lệ đánh giá mức tốt và rất tốt đạt mức thấp nhất trong số các nội dung khảo sát (52,59%) và

điểm trung bình đánh giá cũng kém nhất ở mức 3,55/5. Tương quan tỷ lệ phần trăm mức

tốt và rất tốt giữa nội dung được đánh giá cao nhất và thấp nhất là 31,03%, và điểm

bộ trong tất cả các nội dung. Đây là cơ sở quan trọng cho các chủ thể lập kế hoạch ĐGQT điều chỉnh và chú trọng hơn về công tác bồi dưỡng năng lực cho chủ thể ĐGQT mà trực tiếp là GV.

Kết quả phỏng vấn sâu mà chúng tôi đã thực hiện tại 3 trường đại học cũng cho thấy công tác tổ chức thực hiện ĐGQT đã đi vào quy củ với các đánh giá khả quan về kết quả thực hiện ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. Cụ thể, tất cả những người được phỏng vấn đều cho rằng bước nghiên cứu các điều kiện liên quan đến ĐGQT (chuẩn đầu ra, đặc điểm và năng lực SV) được thực hiện rất tốt. Các nội dung ĐGQT bám sát nội dung đào tạo nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra mong đợi. Các trường đã tổ chức xây dựng quy trình đánh giá dựa vào các yêu cầu của ĐGQT trong chương trình đào tạo, tuy nhiên một số hạn chế của các chủ thể ĐGQT đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xây dựng quy trình. Một GV tại Trường Đại học Vinh cho biết “Chúng tôi đã

tham gia vào nhóm xây dựng quy trình ĐGQT. Sau khi nghiên cứu các điều kiện và yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng anh (Trang 96 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)