STT Năng lực đánh giá quá trình của giảng viên
1 Nhận thức về đặc trưng của ĐGQT dành cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh
2 Nhận thức về mục tiêu ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh 3 Năng lực xây dựng nội dung ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm
tiếng Anh
4 Năng lực sử dụng phương pháp ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh
5 Năng lực sử dụng công cụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh
6 Năng lực tổ chức ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh 7 Năng lực phản hồi thông tin kết quả ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư
phạm tiếng Anh
8 Năng lực tạo động lực học tập cho SV thông qua ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh
9 Năng lực cập nhật các xu thế ĐGQT trên thế giới
10 Năng lực sử dụng công nghệ trong ĐGQT dành cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh
Bước 4: Điều chỉnh
Các thông tin phản hồi từ khâu kiểm tra sẽ được thống kê và tập hợp chuyển phòng đào tạo để tiến hành điều chỉnh các nội dung liên quan. Các nội dung chỉ đạo và hướng dẫn trong bước kế hoạch có thể chưa phù hợp dẫn đến kết quả công tác nâng cao năng
lực cho GV cịn hạn chế. Các thơng tin phản hồi giúp các nhà quản lý phát hiện các bất cập và tiến hành điều chỉnh cho chu kỳ tiếp theo. Khoa SP tiếng Anh chịu trách nhiệm phản hồi các thông tin đánh giá từ các chuyên gia, các chủ thể ĐGQT và các bên liên quan khác cho các đơn vị quản lý và hiệu trưởng. Dựa trên các thông tin phản hồi này, các đơn vị quản lý tổng hợp cùng với các đánh giá của đơn vị mình, đề xuất chỉnh sửa các nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch đã được duyệt nhằm chuẩn bị cho quy trình PDCA mới về ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh được tốt hơn. Nội dung gồm điều chỉnh những bất cập về:
- Mục tiêu tập huấn nâng cao chất lượng ĐGQT của GV.
- Kế hoạch nhân lực, tài chính, thời gian, cơ sở vật chất dành cho tập huấn nâng cao chất lượng ĐGQT của GV.
- Nội dung tập huấn nâng cao chất lượng ĐGQT của GV (10 năng lực cần tập huấn cho GV).
- Phương pháp tập huấn nâng cao chất lượng ĐGQT của GV.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
Các nội dung giải pháp thực hiện được một cách bài bản và đồng bộ thì cần có các điều kiện hỗ trợ từ các cơ sở GDĐH.
- Các nhà quản lý cần quyết liệt hơn trong chính sách đào tạo thường xuyên các GV giảng dạy trong chương trình đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh; cần có nguồn ngânh sách dành cho đào tạo GV đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chương trình tập huấn và đào tạo.
- Các cơ sở GDĐH cần có chính sách ưu tiên cơng tác đào tạo, tập huấn và nghiên cứu KHGD trong đó có ĐGQT. Tạo điều kiện thuận lợi về tài chính và chế độ lương phù hợp cho GV giúp GV yên tâm tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn và nghiên cứu khoa học.
- Các cơ sở GDĐH xem xét các đề xuất của GV về ĐGQT, tổ chức thẩm định, nếu các đề xuất phù hợp và góp phần cải thiện ĐGQT thì quyết định đưa vào áp dụng trong ĐGQT tại cơ sở mình.
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.3.1. Mục đích
Khảo nghiệm nhằm mục đích đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của việc thực hiện các bước lập kế hoạch, thực hiện kết hoạch, kiểm tra thực hiện và điều chỉnh kế hoạch ĐGQT trong quy trình PDCA, đồng thời đánh giá tính cấp thiết và khả thi của công tác bồi dưỡng năng lực ĐGQT cho các chủ thể đánh giá.
3.3.2. Đối tượng và phương pháp
- Đối tượng khảo nghiệm:
+ Nhóm GV giảng dạy chương trình SP tiếng Anh gồm 116 người
+ Nhóm cán bộ quản lý cơng tác đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh gồm 22 người.
- Phương pháp khảo nghiệm:
Khảo nghiệm được thực hiện thông qua điều tra bằng phiếu hỏi và xử lý thông tin phản hồi bằng phần mềm SPSS.
3.3.3. Nội dung và kết quả khảo nghiệm