Bước 1: Lập kế hoạch
Phịng đào tạo chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan lên kế hoạch tổ chức cải tiến phương pháp và công cụ đánh giá gồm thời gian, nội dung, phương pháp, nhân lực và tài chính cho hoạt động. Vai trị của Phòng Đào tạo rất quan trọng trong việc lên kế hoạch tổ chức, dự kiến kết quả cải tiến dựa trên kết quả đánh giá chu kì trước, điều phối các hoạt động và kết nối, phân công nhiệm vụ cho các bên liên quan đến cải tiến phương pháp và công cụ ĐGQT như Khoa SP tiếng Anh, bộ phận đảm bảo chất lượng-khảo thí, bộ phận kiểm định chất lượng và các đơn vị hợp tác đánh giá SV thực tập sư phạm.
Trước hết, các cấp quản lý quyết định sử dụng các phương pháp và công cụ ĐGQT thông qua văn bản chỉ đạo và hướng dẫn chi tiết nhằm tạo sự thống nhất trong tập thể GV giảng dạy chương trình SP tiếng Anh. Để xây dựng văn bản phù hợp, các cấp quản lý cần tham khảo quy trình ĐGQT, phương pháp và cơng cụ ĐGQT của các tổ chức đánh giá quốc tế có uy tín nhằm tạo điều kiện cho GV đánh giá chính xác sản phẩm của SV đồng thời tạo động lực học tập cho SV để nâng cao chất lượng đào tạo.
Khoa SP tiếng Anh tổ chức chuẩn bị tài liệu chuyên môn liên quan đến các công Phương pháp
và công cụ ĐGQT
Phương pháp vấn đáp Hệ thống câu hỏi mở Phương pháp quan sát Ghi chép của GV
Phương pháp trắc nghiệm khách quan Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập Ghi chép từ hồ sơ học tập của SV Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học tập Bảng kiểm, thang đánh giá và phiếu đánh giá Phương pháp tự luận Hệ thống câu hỏi tự
cụ đánh giá và phương pháp đánh giá hiện đang được sử dụng phổ biến và có hiệu quả trong và ngoài nước. Khoa cần tham khảo bộ công cụ của các trường đại học danh tiếng có đào tạo đại học tiếng Anh và các tổ chức đào tạo, đánh giá tiếng Anh uy tín như VietTESOL, Hội đồng Anh (British Council), v.v. Khoa SP tiếng Anh phối hợp với phòng đào tạo xây dựng kết hoạch phù hợp với các giai đoạn đánh giá, đề xuất mục tiêu và nội dung điều chỉnh dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu của các công cụ và phương pháp đánh giá trong chu kì trước.
Bộ phận đảm bảo chất lượng phối hợp với phòng đào tạo đánh giá chất lượng đào tạo trong chu kì trước, phân tích yếu tố tác động lên chất lượng trong đó làm rõ vai trị của cơng cụ và phương pháp ĐGQT, từ đó đề xuất các nội dung cần điều chỉnh.
Các trường phổ thông tiếp nhận và đánh giá SV thực tập nghiên cứu các công cụ và phương pháp đánh giá SV trong suốt quá trình hướng dẫn, đánh giá kết quả sử dụng các công cụ và phương pháp này để phối hợp với phòng đào tạo, khoa SP tiếng Anh và các bên liên quan khác đề xuất các nội dung cần điều chỉnh.
GV cần chuẩn bị các tài liệu cập nhật về ĐGQT hiện đang được các nước có nền giáo dục tiên tiến sử dụng, mơ tả chi tiết chương trình đào tạo ngành SP tiếng Anh, bản miêu tả đặc điểm tình hình SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, nghiên cứu đề xuất của các bên liên quan để chuẩn bị điều chỉnh.
Bước 2: Thực hiện
Phòng đào tạo chủ trì và phối hợp với các phịng chức năng, các trường phổ thông tiếp nhận và đánh giá SV thực tập, và khoa SP tiếng Anh tổ chức phân tích các nội dung đề xuất của các bên liên quan, tiến hành chọn lọc và thống nhất các nội dung cải tiến.
Phòng đào tạo phối hợp với khoa SP tiếng Anh tổ chức các buổi hướng dẫn và tập huấn về phương pháp và công cụ ĐGQT sau khi đã thống nhất các nội dung cần cải tiến (5 phương pháp và cơng cụ) cho GV giảng dạy chương trình SP tiếng Anh và các giáo viên hướng dẫn SV thực tập sư phạm.
Khoa SP tiếng Anh phối hợp với các trường phổ thông tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn quán triệt các phương pháp và công cụ ĐGQT cho GV và giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm.
và công cụ theo yêu cầu và đã được tập huấn ở cấp trường và chi tiết hoá tại cấp khoa. Bước 3: Kiểm tra
Phòng đào tạo phối hợp với khoa SP tiếng Anh và các bên liên quan tổ chức kiểm tra việc sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá theo quy định và đã được tập huấn trong ĐGQT của GV khoa SP tiếng Anh theo hình thức phỏng vấn những người liên quan và kiểm tra hồ sơ đánh giá.
Khoa SP tiếng Anh giám sát và kiểm tra quá trình ĐGQT của GV và việc sử dụng các phương pháp và cơng cụ đánh giá trong q trình giảng dạy.
GV thử nghiệm các phương pháp và cơng cụ đánh giá trong chương trình đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. Tiến hành phản hồi thơng tin cho SV nhằm kiểm tra tính hiệu quả của phương pháp và cơng cụ đánh giá đang sử dụng và chuẩn bị nội dung đề xuất điều chỉnh cho chu kì sau.
Giáo viên phổ thơng hướng dẫn SV thực tập sư phạm sử dụng công cụ và phương pháp đã điều chỉnh để đánh giá quá trình thực tập của SV, kiểm tra hiệu quả của công cụ và phương pháp đã điều chỉnh để chuẩn bị đưa ra các đề xuất điều chỉnh cần thiết trong chu trình mới.
Mời chun gia bên ngồi (trong và ngồi nước) thẩm tra bộ phương pháp và cơng cụ, cho ý kiến tư vấn hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
Bước 4: Điều chỉnh
Thông qua thông tin thu thập được từ khâu kiểm tra, phịng đào tạo chủ trì thu thập thơng tin phản hồi, tổ chức điều chỉnh phương pháp và công cụ với sự tham gia của các đơn vị chức năng, đặc biệt là khoa SP tiếng Anh.
GV và giáo viên hướng dẫn SV thực tập sư phạm tiến hành điều chỉnh phương pháp và công cụ đánh giá trong khuôn khổ trách nhiệm của mình theo các đề xuất của các bên liên quan và được phịng đào tạo chủ trì và phối hợp với khoa SP tiếng Anh quyết định đưa vào điều chỉnh phù hợp với mục tiêu đánh giá của ngành đào tạo.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện được giải pháp này, các cơ sở GDĐH cần đảm bảo một số điều kiện nhất định hỗ trợ các chủ thể quản lý và chủ thể đánh giá.
- Hiệu trưởng cần có các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn chi tiết về sử dụng phương pháp và công cụ đánh giá, tránh sự chồng chéo trong chỉ đạo của các chủ thể lãnh đạo nhà trường và khoa đào tạo.
- Các chủ thể lãnh đạo cần tạo điều kiện cho khoa đào tạo và tổ chuyển môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để thu nhận và xử lý các thông tin về công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện các phương pháp và công cụ ĐGQT.
- Các cơ sở GDĐH cần mời các chuyên gia về ĐGQT tập huấn và hỗ trợ các chủ thể đánh giá trong việc soạn thảo và thực hiện các công cụ ĐGQT.
- Các cơ sở GDĐH phối hợp chặt chẽ với các trường phổ thông tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm tập huấn cho GV hướng dẫn thực tập sư phạm, đảm bảo cung cấp thơng tin phản hồi có giá trị cho SV giúp SV điều chỉnh chuẩn đầu ra mong đợi sau chương trình thực tập.
- Tạo cơ chế mở cả về tài chính, cơ sở vật chất và điều kiện hợp tác cho khoa sư phạm tiếng Anh hợp tác với các tổ chức bên ngoài nhằm tận dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của các chuyên gia trong quá trình xây dựng bộ phương pháp và công cụ.
3.2.3.2. Tổ chức đảm bảo hệ điều kiện cho đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
a. Mục đích của giải pháp
Đề xuất một số nội dung nhằm cải thiện hệ điều kiện phục vụ ĐGQT trong cơ sở GDĐH, đặc biệt là đối với ĐGQT dành cho SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Để cải thiện chất lượng đào tạo, các cơ sở GDĐH cần chú trọng ĐGQT và tạo điều kiện tối đa cho việc thực hiện ĐGQT thành công.
Bước 1: Lập kế hoạch
- Về chính sách và chiến lược
Chính sách và chiến lược là điều kiện then chốt, định hướng cho hoạt động ĐGQT. Chính sách và chiến lược được bàn bạc, trao đổi và chỉnh sửa phù hợp với mục tiêu ĐGQT và chương trình đào tạo. Chính sách và chiến lược được thể hiện chính thức trong các văn bản chỉ đạo của hiệu trưởng và lãnh đạo các đơn vị liên quan, thể hiện đầy đủ ý chí, quyết
tâm, tầm nhìn và cả nguyện vọng của lãnh đạo nhà trường về hoạt động ĐGQT. Trong chính sách và chiến lược, lãnh đạo các cơ sở GDĐH cần bổ sung các chương trình hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh trong đó có các chương trình đánh giá; ưu tiên khoa SP tiếng Anh tìm kiếm các đối tác uy tín và xây dựng chương trình ĐGQT. Điểm hạn chế của SV Việt Nam là kỹ năng nói, để cải thiện kỹ năng này, chương trình ĐGQT tập trung các phương pháp đánh giá có sự tương tác, phát hiện sớm các hạn chế của SV để có kế hoạch điều chỉnh. Chính vì vậy, các cơ sở GDĐH cần khuyến khích khoa SP tiếng Anh kết nối với các chuyên gia và GV người bản ngữ để xây dựng chương trình ĐGQT phù hợp. Nội dung này cần được thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo.
Các văn bản chỉ đạo cần được đơn vị chức năng (phòng đào tạo) soạn thảo và được lấy ý kiến rộng rãi từ các đơn vị liên quan đặc biệt là khoa SP tiếng Anh, sau đó văn bản được ban hành và chỉ đạo thực hiện. Các đơn vị liên quan cần cụ thể hoá các nội dung trong chỉ đạo nhằm thực hiện đầy đủ và hiệu quả chính sách và chiến lược của nhà trường. Chúng tơi tóm tắt quy trình từ khâu soạn thảo đến thực hiện như Hình 3.3.