1.2.4. Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo đại học
1.2.4.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa khá chi tiết. Paul Hersey và Ken Blanc Heard [81] khi đề cập về vai trò của quản lý trong xã hội cho rằng quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý với người bị quản lý, nhằm thông
qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức. Sapre [116] cho rằng quản lý là tổ hợp các hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả và hiệu lực các nguồn lực để đạt mục tiêu của tổ chức.
Tác giả Thái Văn Thành [32] cho rằng quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý có thể bao gồm kế hoạch hóa, tổ chức, đội ngũ, lập ngân sách, kiểm tra xác định mục tiêu. Quản lý là quá trình chủ thể tổ chức liên kết và tác động dài hạn.
Tác giả Bùi Minh Hiền và cộng sự [11] cho rằng quản lý (nhà trường) là q trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo [2], quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [6] cho rằng hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Tác giả Trần Kiểm [17] cho rằng Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.
Như vậy, quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong cùng một tổ chức thông qua các hoạt động chung và huy động nguồn lực cần thiết nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.4.2. Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo đại học
ĐGQT giúp người học tiến bộ trong suốt q trình học, quản lý ĐGQT đóng vai trị quan trọng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy và tối ưu ĐGQT.
Tác giả Bùi Minh Hiền và cộng sự [11] cho rằng quản lý ĐGQT cần thực hiện theo triết lý “đánh giá vì sự tiến bộ của người học” và đề ra bốn nhiệm vụ mà các nhà quản lý cần thực hiện để đảm bảo đánh giá phát huy chức năng và nhiệm vụ của mình gồm hỗ trợ giáo viên, khuyến khích giáo viên sử dụng kết quả đánh giá để giám sát việc học của học sinh và điều chỉnh hoạt động dạy, trao đổi kinh nghiệm, khuyến khích giáo viên kiên trì nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
Trong các cơng trình nghiên cứu, các tác giả Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền [11], Phan Thị Mai Hà, Nguyễn Hữu Lộc [20], Mantz Yorke [93], Sue Bloxham và Pete Boyd [126], v.v. xác định GV, SV và nhà quản lý cơ sở đào tạo là các nhân tố trọng tâm trong đánh giá, nhiệm vụ của các bên là thu thập thông tin phản hồi từ đánh giá để cải tiến chất lượng dạy và học.
Tác giả Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và cộng sự [11], Trần Thị Tuyết Oanh [28] đề cập đến 5 nội dung chính cần thực hiện để quản lý đánh giá q trình: mục đích đánh giá, mục tiêu học tập cần đánh giá, thời điểm thực hiện, phương pháp thu thập bằng chứng và người tổ chức đánh giá. Đối tượng chính trong ĐGQT đó là giáo viên, học sinh/SV và nhà quản lý, tuy nhiên vai trò nòng cốt là giáo viên và học sinh/SV. ĐGQT cần được thực hiện hàng ngày, giáo viên/giảng viên và học sinh/sinh viên là các đối tượng phải tự thu thập thông tin phản hồi và điều chỉnh hoạt động của mình trong suốt quá trình dạy học.
Tác giả Phan Thị Mai Hà, Nguyễn Hữu Lộc [20] tiếp cận đánh giá theo CDIO đã có nghiên cứu sâu về đánh giá học tập, theo đó việc quản lý đánh giá học tập đạt chuẩn đầu ra cấp độ chương trình cần thực hiện ở nhiều bên có liên quan và phải có 3 bước tương ứng ĐGQT gồm xác định chuẩn đầu ra, tiến hành thu thập số liệu từ các hoạt động đánh giá chuẩn đầu ra và sử dụng kết quả để cải tiến chất lượng giảng dạy. Tác giả đã phân định vai trò của GV, bộ mơn hoặc chương trình và khoa-phịng đào tạo.
Theo nghiên cứu của Mantz Yorke [93], quản lý đánh giá hiệu quả ở bất kì trình độ nào trong cơ sở đào tạo đại học đều cần phải đáp ứng 3 yêu cầu: Mục đích đánh giá rõ ràng; Có chiến lược đánh giá nhằm đạt mục tiêu đánh giá; Thao tác hóa phù hợp.
Theo các tác giả Sue Bloxham và Pete Boyd [126], quản lý đánh giá được thực hiện theo nhiều cấp khác nhau, mỗi cấp đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo tính hiệu quả, đáp ứng u cầu chuẩn đầu ra và tính cơng bằng.
Judy Arter [85] đề cập đến 5 yếu tố then chốt nhằm quản lý đánh giá và đánh giá SV có chất lượng liên quan đến tính xác thực và sử dụng thông tin mà Stiggins và cộng sự [124] đã nghiên cứu. Để đánh giá SV tại lớp học có hiệu quả, năm yếu tố then chốt trên phải được đồng thời thực hiện và có sự tham gia của SV.
Để cải tiến chất lượng đào tạo, ĐGQT diễn ra liên tục trong quá trình đào tạo và tuân thủ quy trình PDCA: lập kế hoạch ĐG, thực hiện ĐG, kiểm tra và giám sát ĐG, điều chỉnh ĐG. Kết thúc một quy trình ĐG cũng là bước chuẩn bị cho một quy trình mới sau khi thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên thơng tin phản hồi từ chu trình PDCA trước. Việc cải tiến được thực hiện liên tục theo hoạt động ĐGQT diễn ra trong suốt qá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.
Như vậy, QL ĐGQT là tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đánh giá (hiệu trưởng, trưởng khoa, trưởng các phịng/ban liên quan, trưởng bộ mơn, GV và SV) đến đối tượng quản lý đánh giá (SV, chương trình đào tạo) trong quá trình đào tạo dựa theo chu trình PDCA nhằm đo lường kết quả đạt được của đối tượng được đánh giá tại một thời điểm cụ thể trong quá trình đào tạo và cải thiện hoạt động đào tạo và đảm bảo đối tượng được đánh giá cùng các đối tượng liên quan điều chỉnh hoạt động của mình, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.
1.3. Đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
1.3.1. Đặc điểm về quá trình đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
1.3.1.1. Đặc điểm về tâm lý của sinh viên đại học sư phạm tiếng Anh
SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh vừa có đặc điểm tâm lý của SV ĐHSP vừa mang tâm lý đặc thù của ngành. Đặc điểm chung của SV ngoại ngữ là hịa đồng, dễ thích nghi với các mơi trường giáo dục, làm việc và xã hội bên cạnh đó SV ngoại ngữ cũng thể hiện tính năng động và sáng tạo. SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh là những người thích các hoạt động xã hội và cộng đồng do được tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới ngay trong mơi trường học thuật, giao tiếp và trao đổi SV thông qua ngơn ngữ Anh. Các chương trình hoạt động dành cho SV ngoại ngữ làm thay đổi cách tư duy và nhìn nhận thế giới. Theo đó, SV dễ dàng hịa nhập với mơi trường mới, thích khám phá những điều mới lạ và sẵn sàng hội nhập. SV lĩnh hội được những tư tưởng tiên tiến từ các nước phát triển trên thế giới và nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo của mình. Ngơn ngữ Anh được xem là công cụ để SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh vừa hội nhập vừa gìn giữ và phát triển các giá trị truyền thống, đồng thời SV nhận thức được giá trị quốc gia và mang các giá trị đó đến trường quốc tế. Trong môi trường giáo dục, SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh có cách nhìn cởi mở và truyền cảm hứng cho người học.
Tuy vậy, do cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau và những nét khác biệt trong văn hóa, giáo dục và phát triển xã hội của các nước khác mà SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh có thể sẽ tiếp xúc với các nền giáo dục khác nhau trên thế giới gồm cả những nét tinh hoa của giáo dục và những bất cập, khác biệt của các nền giáo dục đó. Nếu khơng có sự tiếp thu có chọn lọc, SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh sẽ có khuynh hướng thay đổi cách tư duy và hành động dẫn đến việc đưa ra các so sánh khập khiễng và áp dụng sai lệch các quan điểm giáo dục tại Việt Nam.
1.3.1.2. Đặc điểm về môi trường học tập của sinh viên đại học sư phạm tiếng Anh
Môi trường học tập của SV ĐHSP khá đặc thù so với SV nói chung. Với đặc điểm ngành học tăng cường các kỹ năng ngơn ngữ như nghe, nói, đọc và viết, SV được học trong mơi trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đồng thời đảm bảo điều kiện cho các em thực hành nghề. Ngoài ra, SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh được đào tạo trong mơi trường đa văn hóa, có sự giao lưu với GV nước ngoài, trao đổi SV quốc tế và sử dụng tiếng Anh trong lớp học. SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tham gia các hoạt động bổ trợ như câu lạc bộ tiếng Anh, các cuộc thi tiếng Anh, các hoạt động giao lưu văn hóa,v.v. Có thể thấy mơi trường học tập của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh giúp SV tăng cường tính năng động, sáng tạo, hội nhập, chủ động, tính kết nối và chia sẻ.
Để phát triển năng lực nghề nghiệp, SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh được thực hành giảng dạy, sử dụng các trang thiết bị giảng dạy tiếng Anh để tổ chức dạy học trong môi trường mơ phỏng, tăng cường tương tác, hoạt động nhóm chủ động, v.v. Chính mơi trường này thúc đẩy tính năng động, sáng tạo và tự chủ của SV.
Ngoài ra, SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh được học tập trong môi trường tự học mở và thực tế thông qua nguồn học liệu phong phú do tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến được sử dụng trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, ngoại giao, internet, khoa học và công nghệ, v.v. Thực tế, SV có thể tiếp cận các nguồn học liệu này dễ dàng và đa dạng như phim ảnh, tin thời sự, kinh tế, chính trị, các trang web giảng dạy tiếng Anh từ cấp độ sơ đẳng đến cấp cao nổi bật là www.youtube.com và www.ted.com, các trang kết bạn cùng học tập tiếng Anh với bạn bè quốc tế, v.v.
1.3.1.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất dành cho học tập của sinh viên đại học sư phạm tiếng Anh
Đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh cần sự hỗ trợ của hệ thống cơ sở vật chất đặc thù. Bốn kỹ năng ngơn ngữ gồm nghe, nói, đọc và viết yêu cầu tăng cường thiết bị nghe nhìn gồm loa máy, hệ thống máy tính kết nối mạng internet và phần mềm tương tác giữa GV và SV, hệ thống LMS (hệ thống quản lý lớp học trực tuyến), máy chiếu, hệ thống bàn ghế được bố trí phù hợp với các hoạt động dạy học, hệ thống bảng bố trí xung quanh phòng học tạo điều kiện tổ chức các hoạt động nhóm, di chuyển của SV khi trình bày các chủ đề thảo luận bằng tiếng Anh.
Ngồi các thiết bị nghe nhìn, máy tính, phần mềm đặc thù của ngành, để đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh cần có bảng tương tác, học liệu, khơng gian mở sử dụng để trình bày poster, dụng cụ học tập phong phú, các loại giấy màu và bút màu. Để hỗ trợ SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tăng cường năng lực nghề nghiệp, cơ sở vật chất có thể thay đổi tùy theo mục đích hoạt động dạy học và có thể được bố trí khơng gian theo tiêu chuẩn của trường THPT trong giảng dạy tiếng Anh nhằm tạo môi trường mô phỏng để SV thực hành.
1.3.1.4. Đặc điểm về tiếp cận đa văn hóa của sinh viên đại học sư phạm tiếng Anh
Điểm mạnh của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh là sử dụng ngơn ngữ phổ biến trên thế giới, có điều kiện tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau thơng qua tiếng Anh. Trong chương trình học, SV được học các mơn mang yếu tố văn hóa như đất nước học, văn học, giao thoa văn hóa, dịch, ngơn ngữ học, từ vựng học, v.v. Các vấn đề kinh tế, xã hội được tiếp cận dưới góc độ văn hóa thể hiện sự đa dạng, phong phú và đặc thù của từng vùng miền, đất nước và châu lục. Chính yếu tố văn hóa đã góp phần thay đổi tư duy của SV, đa dạng hóa cách nhìn nhận một vấn đề cụ thể và giải quyết vấn đề linh hoạt. Khi tiếp
cận nhiều nền văn hóa, SV có khả năng so sánh đối chiếu, thích ứng nhanh với mơi trường mới đồng thời có cách nhìn cởi mở hơn về một vấn đề. Đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy, vấn đề văn hóa ảnh hưởng đến cách thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy và đánh giá người học, SV có thể được học hỏi những tinh hoa văn hóa thế giới nhằm làm phong phú kiến thức, kỹ năng và thái độ của mình.
Chính việc tiếp cận đa văn hóa mà SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh hình thành đặc điểm tính cách rất riêng. Những điểm mạnh văn hóa bên ngồi hỗ trợ hoạt động học tập và dạy học trong tương lai của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
1.3.1.5. Đặc điểm về thực hành học tập của sinh viên đại học sư phạm tiếng Anh
Đối với SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, thực hành ngôn ngữ và nghề nghiệp là điều thiết yếu nhằm chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ trước khi tham gia thế giới việc làm.Các hoạt động thực hành học tập của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh gồm thực tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giao lưu quốc tế, thực tế tại các quốc gia có sử dụng tiếng Anh, trại hè, v.v.
Hoạt động thực tập tại các trường phổ thơng giúp SV có cái nhìn thực tế, tương tác với môi trường thực, đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung đã học phù hợp với điều kiện thực tế trước lúc trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy. SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh sẽ ứng dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ học được tại trường đại học với trang thiết bị đặc thù giảng dạy tiếng Anh vào các trường phổ thông, tổ chức hoạt động dạy học sinh động và tích cực.
Hoạt động giao lưu quốc tế tạo môi trường cho SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh sử dụng ngôn ngữ Anh đã trao đổi, thảo luận và chia sẻ với SV quốc tế. Thông qua giao lưu, SV nâng cao năng lực tiếng Anh và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực mình học tập.
SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh có cơ hội thực tập tại các quốc gia có sử dụng tiếng Anh, chính trong mơi trường thực tập quốc tế, SV ĐHSP thấy được sự khác biệt trong giảng dạy tiếng Anh ở các quốc gia khác nhau, những điểm mạnh và hạn chế mà các thầy cơ giáo nước ngồi đang đối mặt, từ đó SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh đúc rút kinh nghiệm, học hỏi những điểm mạnh trong cơng tác giảng dạy tại nước ngồi, làm