Đánh giá tính tương quan giữa các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng anh (Trang 160 - 166)

TT Các giải pháp đề xuất Tính cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc D= x-y D2 𝑿̅ Thứ bậc x 𝑿̅ Thứ bậc y 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về đánh giá quá trình và quản lý đánh giá quá trình cho các chủ thể trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh.

2,87 1 2,72 1 0 0

2

Xây dựng và vận hành quy trình Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh.

2,80 3 2,61 3 0 0

3

Tổ chức cải tiến phương pháp, công cụ và đảm bảo hệ điều kiện cho đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh.

2,78 4 2,54 5 -1 1

4

Kiểm tra và thực hiện điều chỉnh trong đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh.

2,78 5 2,60 4 1 1

5

Tổ chức nâng cao năng lực ĐGQT cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.

2,84 2 2,63 2 0 0

∑ 𝐷2 2

Để kiếm chứng tính chặt chẽ và đúng đắn của tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong mối tương quan với nhau, chúng tôi sử dụng cơng thức tính tương quan thứ bậc của Spearman:

𝑟 = 1 − 6 ∑ 𝐷

2

Trong đó r là hệ số tương quan, D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh, n là số các biện pháp đề xuất.

Quy ước:

Nếu r > 0 là tương quan thuận Nếu r < 0 là tương quan nghịch

Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng. Từ cơng thức ta có kết quả:

𝑟 = 1 − 6 𝑥 2

5 (52− 1)= +0.9

Từ kết quả r = + 0,9 > 0 và gần 1, có thể kết luận tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi là tương quan thuận và chặt chẽ. Kết quả này cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất là phù hợp. Như vậy, các giải pháp đề xuất hồn tồn phù hợp và có thể thực hiện hiệu quả trong thực tế đáp ứng yêu cầu về ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục Việt Nam.

3.5. Thực nghiệm giải pháp

3.5.1. Tổ chức thực nghiệm

3.5.1.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của thực nghiệm giải pháp là kiểm tra tính cấp thiết, hiệu quả và khả thi của một trong các giải pháp được đề xuất về quản lý ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh sau khi thực hiện khảo nghiệm. Thực nghiệm góp phần khẳng định thêm về mặt thực tế mức độ cấp thiết và tính khả thi của giải pháp nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định về tập huấn cho đội ngũ GV, chủ thể trực tiếp của hoạt động ĐGQT.

3.5.1.2. Giả thuyết thực nghiệm

Áp dụng giải pháp Tổ chức nâng cao năng lực cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư

phạm tiếng Anh có thể nâng cao năng lực ĐGQT cho GV trong đào tạo SV ĐH ngành

sư phạm tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ngành sư phạm tiếng Anh nói riêng và của các trường ĐHSP nói chung.

3.5.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện a. Nội dung thực hiện

Để đảm bảo thực nghiệm hiệu quả trong khoảng thời gian cho phép, chúng tôi lựa chọn thực nghiệm giải pháp Tổ chức nâng cao năng lực cho GV đào tạo SV ĐH ngành

sư phạm tiếng Anh. Trong các nội dung tổ chức nâng cao, khâu quan trọng nhất là tập

huấn nâng cao năng lực, chính vì vậy chúng tôi lựa chọn nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho GV làm nội dung thực nghiệm giải pháp.

Giải pháp này đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong ĐGQT, là giải pháp then chốt trong nhóm giải pháp được đề xuất nhằm chuẩn bị điều kiện về nhân lực đáp ứng yêu cầu ĐGQT. Giải pháp tập trung vào yếu tố con người, góp phần giải quyết các khó khăn trong khâu nhân sự với năng lực cịn hạn chế. Thực nghiệm giải pháp thành cơng giúp cho việc thực hiện các giải pháp khác tốt hơn.

Chủ thể tổ chức nâng cao năng lực cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh là các trưởng khoa SP tiếng Anh và các đơn vị chức năng phụ trách các chương trình đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho GV dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng các trường ĐHSP.

Nội dung thử nghiệm được thực hiện theo quy trình PDCA đã được đề xuất trong phần giải pháp, cụ thể:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Khoa SP tiếng Anh chịu trách nhiệm rà soát lịch biểu của GV, kế hoạch đào tạo của khoa và tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ để lên danh sách đề xuất tổ chức và tham dự các chương trình bồi dưỡng. Trong kế hoạch cần lưu ý việc mời chuyên gia trong và ngồi nước có chun mơn sâu hoặc các GV bản ngữ có kinh nghiệm về giảng dạy và ĐGQT trong đào tạo tiếng Anh. Cụ thể, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đề xuất bồi dưỡng vào tháng 12/2020 về nâng cao năng lực ĐGQT cho GV đào tạo ĐHSP tiếng Anh.

- Hiệu trưởng dựa vào đề xuất của khoa yêu cầu phòng Tổ chức Cán bộ và phòng Kế hoạch - Tài chính xem xét, điều chỉnh các đề xuất của khoa SP tiếng Anh và trình hiệu trưởng phê duyệt. Các điều chỉnh liên quan đến nhân sự và tài chính trong kế hoạch cần được cân nhắc khi có nguồn nhân lực bên ngồi tham gia tập huấn đồng thời đảm bảo năng lực tài chính cho hoạt động bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng duyệt kế hoạch và giao nhiệm vụ cho khoa SP tiếng Anh và các đơn vị chức năng thực hiện kế hoạch.

- Phòng đào tạo phối hợp với khoa SP tiếng Anh lên kế hoạch chi tiết thực hiện bồi dưỡng và cử cán bộ tham dự. Phòng đào tạo tiến hành mời chuyên gia bên ngoài bồi dưỡng cho GV trong đó có soản thảo điều khoản tham chiếu (TOR) giúp các chuyên gia định hình các hoạt động cần tổ chức.

Xây dựng kế hoạch cần theo đúng quy trình đã được quy định theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị trong Trường. Mơ hình phối hợp giữa các đơn vị đã được thiết lập như sơ đồ tại hình 3.2.

Bước 2: Thực hiện

GV khoa SP tiếng Anh tham gia đợt bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐGQT. Đợt bồi dưỡng cung cấp cho GV đầy đủ kiến thức về nội dung, phương pháp, công cụ, tổ chức, phản hồi thông tin kết quả ĐGQT cho SV. Đợt bồi dưỡng được tổ chức như sau:

- Nội dung: Gồm các chuyên đề sau:

+ Chuyên đề 1: Kiến thức về đặc trưng và mục tiêu của ĐGQT; Năng lực xây dựng nội dung ĐGQT.

+ Chuyên đề 2: Phương pháp, công cụ và công nghệ trong ĐGQT; Năng lực tổ chức ĐGQT và phản hồi thông tin ĐGQT.

+ Chuyên đề 3: Năng lực tạo động lực học tập cho SV thông qua ĐGQT; Xu thế ĐGQT trên thế giới.

- Thời gian: 03 ngày từ 11-13/12/2020 - Số lượng GV tham gia: 51 GV - Địa điểm: Trường Đại học Vinh

Trường Đại học Vinh mời chuyên gia ngồi trực tiếp thực hiện chương trình bồi dưỡng cho GV Khoa SP Ngoại ngữ trong 03 ngày, cuối đợt bồi dưỡng có đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Bước 3: Kiểm tra

- Sau đợt bồi dưỡng, các GV tham gia bồi dưỡng đều được đánh giá vào cuối đợt do đơn vị tổ chức thực hiện. Kết quả đánh giá được thông báo qua các báo cáo đánh giá của ban tổ chức, đồng thời các GV tham dự được cấp chứng nhận hoàn thành đợt tập huấn.

- GV tham gia bồi dưỡng nộp báo cáo kết quả tập huấn cho khoa đào tạo, trình bày các kết quả đã đạt được thơng qua đợt bồi dưỡng.

- Tổ chức đánh giá năng lực của GV sau khi bồi dưỡng và ứng dụng kết quả bồi dưỡng vào ĐGQT trong quá trình đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh thông qua phiếu hỏi và đánh giá hiệu quả ĐGQT thực tế tại các lớp mà GV giảng dạy.

Bước 4: Điều chỉnh

- Sau khi đánh giá kết quả bồi dưỡng, Khoa SP Ngoại ngữ và các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá hiệu quả của các đợt bồi dưỡng và điều chỉnh tổ chức chương trình cho các đợt tiếp theo. Các thông tin phản hồi từ GV, SV và các nhà QL là cơ sở quan trọng để tiến hành điều chỉnh.

- Rà soát các đối tượng tham dự và tiếp tục cử GV tham dự các chương trình tập huấn hoặc tổ chức tập huấn cho GV theo các nội dung chưa được tập huấn.

- Tiếp tục đề xuất các nội dung tập huấn chuyên sâu cho các đợt tiếp theo nhằm chuẩn hóa năng lực ĐGQT đội ngũ GV trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.

- Dựa trên đánh giá hiệu quả của công tác tập huấn do chuyên gia thực hiện để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn và mời chuyên gia phù hợp cho những nội dung tập huấn tiếp theo tránh những bất cập xảy ra trong đợt tập huấn vừa thực hiện.

b. Cách thức thực hiện

Thực nghiệm được thực hiện theo hai giai đoạn như sau: + Khảo sát trước thực nghiệm

Khảo sát được thực hiện vào tháng 10 năm 2020 trên đối tượng là GV của Trường Đại học Vinh nhằm đánh giá năng lực của GV theo 10 tiêu chí năng lực được miêu tả trong bảng 3.2 trước khi giải pháp được áp dụng.

+ Thực nghiệm giải pháp và khảo sát năng lực GV sau thực nghiệm

Giai đoạn này được thực hiện vào kỳ 2 năm học 2020-2021 nhằm đánh giá năng lực của GV sau khi đã áp dựng giải pháp đề xuất. Nhóm thực nghiệm là GV trực tiếp giảng dạy trong chương trình đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Vinh. Chúng tôi tiến hành đánh giá năng lực của GV theo 10 tiêu chí trong bảng 3.2, đồng thời so sánh đối chiếu kết quả đạt được sau thực nghiệm nhằm đánh giá tính hiệu quả của giải pháp.

3.5.1.4. Tiêu chí và thang đánh giá

Để triển khai tốt các hoạt động ĐGQT, GV cần trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực ĐGQT theo giải pháp đề xuất, vì vậy kết quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên tiêu chí năng lực của chủ thể ĐGQT chính là GV. Các năng lực của GV được đánh giá trong khuôn khổ của luận án gồm 10 năng lực:

STT Năng lực đánh giá quá trình của giảng viên

1 Nhận thức về đặc trưng của ĐGQT dành cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh

2 Nhận thức về mục tiêu ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh 3 Năng lực xây dựng nội dung ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm

tiếng Anh

4 Năng lực sử dụng phương pháp ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh

5 Năng lực sử dụng công cụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh 6 Năng lực tổ chức ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh 7 Năng lực phản hồi thông tin kết quả ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư

phạm tiếng Anh

8 Năng lực tạo động lực học tập cho SV thông qua ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh

9 Năng lực cập nhật các xu thế ĐGQT trên thế giới

10 Năng lực sử dụng công nghệ trong ĐGQT dành cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh

Trong từng tiêu chí năng lực, chúng tơi xây dựng thang đánh giá 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu, kém tương đương mức điểm là 5,4,3,2,1.

3.5.1.5. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: Nhóm GV giảng dạy chương trình SP tiếng Anh gồm 51 người.

- Đánh giá trước thực nghiệm vào tháng 10/2020.

- Thực nghiệm được thực hiện vào tháng 12/2020 và học kỳ 2 năm học 2020- 2021.

- Đánh giá sau thực nghiệm vào tháng 6 năm 2021. - Địa điểm thực nghiệm: Trường Đại học Vinh

3.5.1.6. Xử lý kết quả thực nghiệm

Phân tích kết quả điều tra bằng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu về phương sai, độ lệch chuẩn, giá trị trung bình và xếp thứ hạng. - Phương sai: 𝛿2 = 1 𝑛−1 2 1 ( ) n i i i x X F = −  - Độ lệch chuẩn: 𝑆 = √𝛿2 - Điểm trung bình cộng: 1 1 n i i i x x n N = =  - Hệ biến thiên: 𝐶𝑉 = 𝛿 𝑥̅. 100

Trong đó n là số lượng GV được đánh giá

𝑥̅ là điểm trung bình cộng

xi là các giá trị của số liệu

3.5.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.5.2.1. Phân tích kết quả đánh giá trước thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực ĐGQT của GV trước khi thực nghiệm, với 10 câu hỏi liên quan đến các năng lực, chúng tôi tiến hành khảo sát 51 GV tại Trường Đại học Vinh. Mức độ đánh giá được tính như sau: Kém (01 điểm), Yếu (2 điểm), Trung bình (3 điểm), Khá (4 điểm) và Tốt (5 điểm); dựa vào các mức độ đánh giá, chúng tơi tính các chỉ số và tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn và xếp hạng các tiêu chí. Kết quả thu được tại Bảng 3.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng anh (Trang 160 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)