3.5.3. Đánh giá thực nghiệm
Thực nghiệm giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐGQT cho GV đã đem lại những kết quả khả quan.
Thực nghiệm cho thấy mức độ cải thiện các năng lực rõ rệt, cụ thể mức khá, trung
bình, yếu và kém giảm xuống, mức tốt tăng vượt bậc. Các năng lực được đánh giá khá
thấp trước thực nghiệm gồm năng lực tạo động lực học tập cho SV thông qua ĐGQT
trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, năng lực cập nhật các xu thế ĐGQT trên thế giới và năng lực sử dụng công nghệ trong ĐGQT dành cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh đã có kết quả tốt sau thực nghiệm, đặc biệt là năng lực sử
dụng công nghệ trong ĐGQT đã có mức cải thiện ấn tượng.
Mặc dù có 3 năng lực khơng cải thiện trong tổng thể được tính tốn, nhưng cụ thể mức khá và mức tốt vẫn được cải thiện, đa số các năng lực cịn lại có mức cải thiện trên 40%. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐGQT của GV trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
Qua thực nghiệm, chúng ta thấy được mức độ cần thiết và hiệu quả của công tác bồi dưỡng năng lực ĐGQT cho GV trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, đồng thời thực nghiệm cũng cho thấy tính cấp thiết và khả thi của giải pháp dề xuất. Với mơ hình và cách thực hiện tương tự, các giải pháp khác cũng sẽ đạt kết quả mong đợi khi đưa vào thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
0 50 100
NL1 NL2 NL3 NL4 NL5 NL6 NL7 NL8 NL9 NL10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận án đã tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. Để kiểm tra tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, đợt khảo sát trên đối tượng là GV trực tiếp giảng dạy chương trình tiếng Anh ĐHSP đã được thực hiện. Đồng thời, giải pháp được tiến hành thực nghiệm theo hình thức lựa chọn giải pháp quan trọng và có khả năng thực hiện trong thời gian ngắn. Để so sánh kết quả thực nghiệm, khảo sát năng lực GV trước khi thực nghiệm giải pháp trên đối tượng 51 GV và khảo sát năng lực GV trên cùng nhóm đối tượng này sau thực nghiệm giải pháp đã được tiến hành. Ba nội dung trong chương 3 đã thực hiện gồm:
1. Đề xuất 05 giải pháp quản lý ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh bao gồm: Tổ chức nâng cao nhận thức về đánh giá quá trình và quản lý đánh giá quá trình cho các chủ thể trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Xây dựng và vận hành quy trình Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Tổ chức cải tiến phương pháp, công cụ và đảm bảo hệ điều kiện cho đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Kiểm tra và thực hiện điều chỉnh trong đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Tổ chức nâng cao năng lực ĐGQT cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
2. Tiến hành khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp. Kết quả cho thấy các giải pháp đề xuất có tính khả thi và cấp thiết, có thể triển khai ứng dụng trong thực tiễn quản lý ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại Việt Nam.
3. Tiến hành thực nghiệm, phân tích, tổng hợp các đánh giá sau thực nghiệm. Kết quả cho thấy giải pháp đề xuất trong quản lý ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh có tính khả thi và cấp thiết. Các giải pháp được đề xuất phù hợp yêu cầu đánh giá SV, tạo điều kiện phát triển năng lực SV theo yêu cầu của xã hội và phù hợp với chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Lý luận về ĐGQT được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu, làm rõ và bổ sung thành hệ thống cơ sở lý luận đồ sộ. Những đổi mới về chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra nhiều yêu cầu mới cho ĐG đặc biệt là ĐGQT. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đã phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận về ĐGQT và quản lý ĐGQT, đề xuất giải pháp và thực nghiệm tính cấp thiết và khả thi của giải pháp, từ đó rút ra kết luận như sau:
1.1. Về cơ sở lý luận
- ĐGQT trong đào tạo SV nói chung và ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh nói riêng là một hình thức đánh giá kết quả học tập của SV, lấy SV làm trung tâm và hướng vào sự tiến bộ và tạo động lực học tập cho SV. ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh là hình thức đánh giá SV một cách tồn diện về mức độ đạt được của SV về kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách chính xác, khách quan giúp SV điều chỉnh hoạt động học tập của mình để đạt được kết quả theo chuẩn đầu ra ngành học, đồng thời giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của mình để hỗ trợ và tạo động lực học tập cho SV nhằm giúp SV đạt được kết quả mong đợi. ĐGQT là một trong những hình thức đánh giá khơng thể thiếu trong quá trình đào tạo, ĐGQT bổ sung, hỗ trợ và phối hợp với các hình thức đánh giá khác nhằm tối đa hóa ĐG kết quả học tập của SV, trong đó chú trọng đánh giá năng lực của SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh gồm năng lực chuyên ngành và năng lực sư phạm.
- Quản lý ĐGQT đóng vai trị quan trọng trong quản lý giáo dục và đào tạo tại trường ĐHSP trong đó có đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. Quản lý ĐGQT quyết định việc tổ chức hoạt động ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh bao gồm 5 nội dung: quản lý xây dựng tiêu chí ĐGQT; quản lý xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung ĐGQT; quản lý xây dựng phương pháp, công cụ ĐGQT; quản lý sự tham gia của các chủ thể ĐGQT; quản lý các điều kiện thực hiện ĐGQT. Mỗi nội dung được thực hiện theo quy trình PDCA gồm lập kế hoạch, tổ chức đánh giá, chỉ đạo đánh giá và kiểm tra, giám sát đánh giá đảm bảo chất lượng ĐGQT giúp SV phát triển năng lực, cải thiện kết quả học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra và nâng cao tạo động lực học tập trong suốt quá trình đào tạo. Quản lý ĐGQT chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan, nhân lực và vật lực, v.v. Các chủ thể tham gia quản lý ĐGQT
được phân cấp từ ban giám hiệu đến GV trực tiếp tham gia ĐGQT và SV với chức năng và nhiệm vụ khác nhau đảm bảo đáp ứng đầy đủ các thành phần trong hệ thống quản lý để vận hành tốt hoạt động ĐGQT.
1.2. Khảo sát thực trạng
Để tìm hiểu thực trạng ĐGQT và quản lý ĐGQT, chúng tôi đã khảo sát tại 3 trường đại học thuộc 3 miền Bắc-Trung-Nam và kết quả cho thấy lãnh đạo các trường ĐHSP, các khoa đào tạo tiếng Anh, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và SV đều đã có nhận thức về vai trị và mục tiêu của ĐGQT. Các trường ĐHSP đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng ĐGQT và QL ĐGQT, tuy nhiên, hoạt động ĐGQT và QL ĐGQT vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò, chức năng, giá trị, điểm mạnh, v.v. Cụ thể, nhận thức về ĐGQT của các chủ thể liên quan vẫn cịn chưa đầy đủ, tiêu chí QL ĐGQT chưa được xây dựng, phương pháp và công cụ ĐGQT chưa được cải tiến, hệ điều kiện ĐGQT và QL ĐGQT chưa được đảm bảo, năng lực ĐGQT cho GV còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là các chủ thể QL ĐGQT tại các trường chưa nắm vững cơ sở lý luận của ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh, chương trình tập huấn chun mơn ĐGQT cịn ít, thậm chí chỉ dành cho GV trực tiếp thực hiện hoạt động ĐGQT mà chưa chú trọng đến các chủ thể QL khác.
1.3. Đề xuất giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 05 giải pháp QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh, bao gồm: Tổ chức nâng cao nhận thức về đánh giá quá trình và quản lý đánh giá quá trình cho các chủ thể trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Xây dựng và vận hành quy trình Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Tổ chức cải tiến phương pháp, công cụ và đảm bảo hệ điều kiện cho đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Kiểm tra và thực hiện điều chỉnh trong đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh; Tổ chức nâng cao năng lực ĐGQT cho GV đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã được tiến hành, đồng thời tổ chức thực nghiệm một giải pháp. Kết quả cho thấy các giải pháp đề xuất có tính khả thi và cấp thiết, có thể triển khai trong thực tiễn QL ĐGQT trong đào tạo SV đại học ngành sư phạm tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh trong các trường sư phạm tại Việt Nam.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý chuyên môn cấp cao nhất, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Ban hành quy chế thống nhất về ĐGQT và QL ĐGQT trong đào tạo SV ĐHSP nói chung và SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh nói riêng.
- Ban hành bộ tiêu chí chuẩn ĐGQT giúp GV các trường ĐHSP thực hiện hoạt động ĐGQT đồng bộ và thống nhất.
- Chỉ đạo tập trung nguồn lực xây dựng các chương trình tập huấn trong và ngồi nước về ĐGQT cho các chủ thể ĐGQT, đặc biệt là đội ngũ GV, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ thuật cho các chủ thể ĐGQT. Đồng thời, Bộ GD&ĐT tổ chức các chương trình tư vấn chun mơn, hỗ trợ kỹ thuật ĐGQT cho các trường ĐHSP.
- Kiểm định chất lượng ĐG nói chung và ĐGQT nói riêng của các trường ĐHSP.
2.2. Đối với các trường đại học sư phạm
- Tổ chức nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng ĐGQT về mục tiêu, nội dung, phương pháp, tầm quan trọng, v.v. của ĐGQT thơng qua các chương trình sinh hoạt chuyên môn, seminar, hội thảo cấp trường.
- Tổ chức các chương trình tập huấn chun mơn và kỹ thuật ĐGQT và QL ĐGQT cho CBQL và GV.
- Chú trọng công tác tổ chức, huy động nguồn lực, đảm bảo các điều kiện thực hiện ĐGQT và QL ĐGQT hiệu quả.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong ĐG và ĐGQT; phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các hội nghị, hội thảo về ĐG nói chung và ĐGQT nói riêng nhằm hỗ trợ các chủ thể ĐGQT tiếp cận và cập nhật các xu thế ĐG trên thế giới.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng và khoa SP tiếng Anh đảm bảo thực hiện hoạt động ĐGQT và QL ĐGQT nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả.
- Chỉ đạo và khuyến khích khoa SP tiếng Anh tổ chức phản hồi thông tin kết quả ĐGQT giúp SV điều chỉnh hoạt động học tập và cải thiện động lực học tập, nâng cao kết quả.
2.3. Đối với các khoa sư phạm tiếng Anh
trường, sắp xếp nhân lực đảm bảo tất cả GV đều có thể tham gia, nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn và kỹ năng ĐGQT và QL ĐGQT.
- Tăng cường hơn nữa các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ GV cập nhật các xu thế ĐG trên thế giới thông qua các kênh khác nhau, trong đó có chương trình hợp tác với các khoa SP tiếng Anh trong và ngoài nước cũng như các chun gia nước ngồi.
- Khuyến khích GV tổ chức ĐGQT và phản hồi thơng tin chính xác, chi tiết và kịp thời cho SV.
- Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho GV sáng tạo trong ĐGQT nhằm thu được thơng tin phản hồi chính xác nhất, điều chỉnh hoạt động dạy học hiệu quả nhất, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
2.4. Đối với giảng viên tiếng Anh
- Liên tục nghiên cứu, học hỏi chuyên môn ĐGQT, cập nhật các xu thế ĐGQT trên thế giới.
- Sáng tạo trong ĐGQT dựa trên các yêu cầu và quy định của khoa đào tạo, nhà trường và Bộ GD&ĐT.
- Liên tục cải tiến phương pháp và công cụ ĐGQT đảm bảo đáp ứng yêu cầu đánh giá, thu thập thông tin phản hồi nhanh chóng, giá trị và hiệu quả nhằm điều chỉnh hoạt động dạy cũng như hỗ trợ SV điều chỉnh hoạt động học.
- Tích cực phản hồi thơng tin về kết quả ĐGQT cho SV một cách có chất lượng, chi tiết và kịp thời, tạo động lực học tập và nâng cao kết quả của SV.
- Thực hiện các cơng trình nghiên cứu về ĐGQT và QL ĐGQT trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh ĐHSP nhằm hiểu sâu hơn về ĐGQT và QL ĐGQT, từ đó thực hiện hoạt động ĐGQT có chất lượng hơn và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Nguyen Van Hai, Phan Quoc Lam, Duong Thi Thanh Thanh, Giap Binh Nga, (2021), Formative assessment management through Vietnamese English majored students’ lenses and ways to improve student motivation, Psychology and Education
Journal, Vol. 58, No. 5, ISSN 1553-6939, pp. 1360-1372 (Quản lý đánh giá quá trình qua cách nhìn của sinh viên tiếng Anh tại Việt Nam và giải pháp cải thiện động lực học tập của sinh viên, Tạp chí Tâm lý và Giáo dục, Tập 58, số 5, ISSN 1553-6939, trang 1360-1372 ).
2. Nguyen Van Hai, Nguyen Thi Mai Hoa, (2021), Impacts of formative assessment
on pedagogical English major’s learning motivation at teacher education universities in Vietnam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, Vol. 50, No. 2B/2021 (Ảnh hưởng
của đánh giá quá trình đến động lực học tập của sinh viên sư phạm tiếng Anh tại các trường đại học sư phạm Việt Nam).
3. Nguyen Van Hai, (2021), Framework of Competences for Formative Assessment
of English Majors at Higher Education Institutions, International Conference on
“Competency-based curriculum development and continuous professional development for teachers and educational managers”, Conference Proceeding, November 2021, Vinh University (Khung năng lực đánh giá quá trình sinh viên tiếng Anh tại các trường đại học, Hội thảo quốc tế “Phát triển chương trình, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý theo tiếp cận năng lực”, Kỷ yếu Hội thảo, tháng 11 năm 2021, Trường Đại học Vinh).
4. Hai, N. V. (2022). Vietnamese English teachers’ views on formative assessment management and suggestions to improve student motivation. Linguistics
and Culture Review, 6(S1), ISSN 2690-103X, 363-379. https://doi.org/10.21744/lingcure.v6nS1.2054, (Quan điểm của giảng viên tiếng Anh tại Việt Nam về quản lý đánh giá quá trình và đề xuất giải pháp cải thiện động lực học tập của sinh viên, Tạp chí Ngơn ngữ và Văn hóa, Tập 6 (S1), ISSN 2690-103X, trang 363- 379, https://doi.org/10.21744/lingcure.v6nS1.2054).
TÀI LIỆU THAM KHẢO