Những nghiên cứu về KNS và GDKNS

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

7.2 .1Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm

9. Cấu trúc luận văn

1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1.1 Những nghiên cứu về KNS và GDKNS

Vào những năm 1960 thuật ngữ KNS đƣợc đƣa ra bởi các nhà tâm lí học thực hành và xem KNS là một khả năng xã hội rất quan trọng trong việc phát triển cá nhân. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ KNS thƣờng xuyên xuất hiện trong một loạt chƣơng trình giáo dục của Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc- UNICEF. Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này hƣớng đến thống nhất quan niệm chung về KNS và đƣa ra danh mục KNS cơ bản cần có. Đó là nền tảng để các Tổ chức Y tế thế giới - WHO, UNICEF, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc - UNESCO cùng nhau xây dựng chƣơng trình GDKNS cho thanh thiếu niên. Những KNS này đã hỗ trợ đắc lực hơn cho trẻ em và thanh thiếu niên khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống so với những kĩ năng cơ bản nhƣ đọc, viết, tính tốn.

Sang thế kỉ XXI, trong diễn đàn thế giới về giáo dục tại Senegal năm 2000, kế hoạch hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó, có đến 2 mục tiêu yêu cầu mỗi quốc gia cần đảm bảo cho ngƣời học đƣợc tiếp cận chƣơng trình GDKNS phù hợp và việc đánh giá chất lƣợng giáo dục phải hàm chứa cả KNS của ngƣời học. Hay nói cách khác, kĩ năng của ngƣời học là một tiêu chí của chất lƣợng giáo dục. Điều này đƣa GDKNS cho ngƣời học lên vị trí nhƣ là một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong số những nhiệm vụ giáo dục của một quốc gia.

Một trong những dự án trọng yếu nhằm vào nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến KNS là dự án ở 5 nƣớc Đông Nam Á do tổ chức UNESCO tiến hành. Kết

9

quả của dự án phản ánh các nhận thức, quan niệm về KNS mà các nƣớc tham gia dự đang áp dụng hoặc dự kiến áp dụng. Dự án này chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 nhằm xác định quan niệm của mỗi quốc gia về KNS. Việt Nam cũng tham gia qua ấn phẩm “Life skills Mappingain Việt Nam” trong khuôn khổ hợp tác giữa UNESCO với Viện Chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục. Giai đoạn 2 tập trung đƣa ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây dựng các cơng cụ kiểm tra [15].

Tính đến nay, thế giới đã có nhiều cơng trình, dự án nghiên cứu về KNS. Bốn trụ cột về giáo dục mà UNESCO đã đƣa ra trong thời gian gần đây: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống” thực chất chính là một cách tiếp cận KNS. Từ đó, các quốc gia từng bƣớc nghiên cứu và đƣa KNS vào chƣơng trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, chẳng hạn:

- Tại Mỹ Latinh, năm 1996, hội thảo về KNS đƣợc tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩy mạnh giáo dục sức khỏe thông qua GDKNS trong các trƣờng học.

- Tại vùng Caribe, các cơ quan Liên Hiệp Quốc phối hợp với đại học Tây Ân, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đã đƣa KNS vào các bậc học Mẫu giáo, TH và Trung học qua giáo dục sức khỏe và cuộc sống gia đình.

- Tại Botswana và Nam Phi, bắt đầu từ năm 1996, đƣợc sự hỗ trợ bởi Trung tâm Chính sách quốc tế về rƣợu (ICAP), chƣơng trình “Growing Up” (1996 - 1999) đƣợc ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trƣờng TH ở khu vực này.

- Tại khu vực Đông Nam Á, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu GDKNS cũng đa dạng ở nhiều lứa tuổi HS, mở rộng trong nhiều hoạt động giáo dục, chẳng hạn:

 Ở Thái Lan, năm 1996, GDKNS đƣợc triển khai cùng chƣơng trình ngăn chặn AIDS. Chƣơng trình đƣợc thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ yếu thơng qua các hoạt động ngoại khóa.

 Ở Indonesia, năm 1997, GDKNS đƣợc đƣa ra qua chƣơng trình GDKNS cho cuộc sống khỏe mạnh, thực hiện trong cấp TH. Nội dung GDKNS bao gồm: GDKNS cho sống khỏe mạnh; GDKNS cho phòng chống HIV/AIDS.

 Ở Philippin, KNS bắt đầu đƣợc tích hợp giảng dạy vào trong chƣơng trình giáo dục cơ bản từ năm 2001. Nƣớc này còn triển khai GDKNS trong quân sự, lồng ghép đƣa KNS cốt lõi vào giảng dạy.

 Ở Lào, năm 1998, nghiên cứu về KNS bắt đầu phát triển với các nội dung cơ bản nhƣ phòng chống HIV/AIDS; phòng chống ma túy và sử dụng rƣợu, thuốc

10

lá… đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy của môn học Thế giới xung quanh ta ở TH.

 Ở Myanmar, năm 1998, dự án “Chƣơng trình giáo dục sống khỏe mạnh và phòng chống HIV/AIDS dựa vào trƣờng học” đƣợc bắt đầu. Dự án này là sự hợp tác giữa chính phủ Myanmar và tổ chức UNICEF nhằm đƣa KNS vào trong giáo dục để thúc đẩy lối sống lành mạnh và ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

 Ở Campuchia, năm 2001, chƣơng trình GDKNS đƣợc phát triển bởi một nhóm liên ngành của Bộ giáo dục, thanh niên và thể thao. Chƣơng trình này là một phần của kế hoạch quốc gia “Giáo dục cho con ngƣời”, đƣợc thể hiện ở cả chính khóa và ngoại khóa trong cả hai cấp học: TH và Trung học [14].

Tóm lại, hệ thống các nghiên cứu ở nƣớc ngồi cho phép chúng ta hình dung khái quát quá trình phát triển vấn đề KNS và hoạt động GDKNS. Trải qua các giai đoạn, GDKNS cho HS trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu, đã và đang đƣợc nhiều quốc gia thực hiện rộng rãi, đƣợc xem nhƣ xu thế chung của hầu hết các nền giáo dục trên toàn thế giới. Quan niệm, nội dung, cách tiến hành GDKNS ở từng nƣớc vừa có điểm chung, vừa có điểm đặc thù. Do phần lớn các quốc gia đều mới bƣớc đầu triển khai GDKNS nên những nghiên cứu lí luận về vấn đề này mặc dù khá phong phú, song chƣa thật sự sâu sắc.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)