Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 95)

3 .1Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp đƣợc đánh giá có tính khả thi khi thỏa mãn đƣợc các yêu cầu ràng buộc. Có rất nhiều yếu tố chi phối, ràng buộc đối với việc thực thi một biện pháp nhƣ thời gian, con ngƣời, tài chính…

Để đề xuất các biện pháp GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN tại quận Thủ Đức, TP.HCM có tính khả thi, cần lƣu ý:

76

Các biện pháp đƣợc đề xuất phải tuân theo các quy định về chức năng, nhiệm vụ của trƣờng TH, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi HS lớp 4 tại địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM, các hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức nhằm GDKNS, phát triển tối đa các năng lực của HS.

Khi đề xuất biện pháp, cần phải chú ý đến các điều kiện để tiến hành biện pháp trong thực tế. Trong đó, quan trọng là cần xác định rõ những yếu tố nào ảnh hƣởng đến tính khả thi của biện pháp và ảnh hƣởng nhƣ thế nào. Cụ thể, phải xác định đƣợc:

+ Nội dung HĐTN gắn với đời sống thực tiễn của HS.

+ Các HĐTN đƣợc thiết kế phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 4, phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

+ Các HĐTN đƣợc thiết kế phù hợp với điều kiện CSVC, trang thiết bị của nhà trƣờng.

3.2 Các biện pháp GDKNS cho HS lớp 4 thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trƣờng tiểu học quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

Từ kết quả nghiên cứu về lý luận, kết quả khảo sát, phân tích thực trạng GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN tại quận Thủ Đức, TP.HCM, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cơ bản sau:

3.2.1 Nâng cao nhận thức của các LLGD trong GDKNS cho HS lớp 4 thông qua hoạt động trải nghiệm

Nhận thức là tiền đề dẫn đến hành động của con ngƣời. Nhận thức đúng tạo ra hành động đúng và ngƣợc lại. Vì thế, để GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN đạt hiệu quả, biện pháp cần đƣợc quan tâm trƣớc nhất là nâng cao nhận thức của các LLGD tham gia trực tiếp vào quá trình này.

Biện pháp này hƣớng đến mục đích giúp CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS nhận thức đƣợc ý nghĩa của các KNS, nhận thức đƣợc tầm quan trọng, sự cần thiết phải GDKNS cũng nhƣ về vai trị của HĐTN trong việc đáp ứng mục đích, yêu cầu của công tác GDKNS cho HS lớp 4. Hơn nữa, giáo dục trong điều kiện mới của xã

77

hội luôn địi hỏi nhìn nhận GDKNS theo hƣớng tích cực. Biện pháp nâng cao nhận thức giúp các LLGD có cái nhìn đổi mới về khái niệm, bản chất của KNS và cách tiếp cận, phƣơng thức GDKNS, định hƣớng đúng đắn cho quá trình thực hiện. Biện pháp nâng cao nhận thức của các LLGD giúp họ nhận thức đƣợc chức năng, trách nhiệm cần thực hiện nhằm GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN, từ đó có sự quan tâm và tham gia vào quá trình giáo dục một cách thƣờng xuyên, nhiệt tình.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần thực hiện theo các nội dung sau:

Một là, xác định những vấn đề liên quan đến nhận thức của các LLGD về

GDKNS cho HS lớp 4 thơng qua HĐTN.

CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các vấn đề liên quan đến GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN, gồm:

- Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, quy chế của Bộ GD&ĐT, chỉ thị của Sở GD&ĐT và các cấp lãnh đạo có nội dung quy định về mục tiêu giáo dục toàn diện, chú trọng GDKNS cho HS.

- Tầm quan trọng và sự cần thiết GDKNS cho HS lớp 4 thơng qua HĐTN. - Vai trị, tác dụng của HĐTN trong việc GDKNS cho HS lớp 4.

- Khái niệm, bản chất của KNS, những yêu cầu của một KNS.

- Cách tiếp cận, cách thức thực hiện GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTNST.

- Việc phân định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS trong việc triển khai thực hiện GDKNS.

Hai là, tiến hành tác động nâng cao nhận thức của các LLGD về GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN.

Khi thực hiện, cần cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp để tác động. Các hình thức đƣợc sử dụng phổ biến ở bƣớc 2 bao gồm:

- Soạn thảo, triển khai những công văn, chỉ thị, kế hoạch,... định hƣớng nhận thức, giúp các đơn vị nhà trƣờng dễ dàng thực hiện công tác GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN.

78

- Thƣờng xuyên tổ chức lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, TPTĐ và GVCN về GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN. - Thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, giao lƣu giữa các CBQL, các GVCN trong tổ khối, trong trƣờng và giữa các trƣờng với nhau về GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN, tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ, qua đó dần dần gia tăng hứng thú, quyết tâm, thái độ tích cực với hoạt động này.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, lƣu ý nhắc nhở ý thức trách nhiệm cho các lực lƣợng tham gia GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN.

- Tổ chức họp PHHS lớp 4 để phổ biến nội dung chƣơng trình học và những yêu cầu của giáo dục Việt Nam, trong đó chú ý nhấn mạnh nội dung GDKNS cho HS là một nội dung quan trọng hàng đầu trong mục tiêu đào tạo hiện hành, đề cao vai trò của HĐTN đối với việc GDKNS cho HS.

- Mời phụ huynh cùng tham gia một số hoạt động: giúp phụ huynh cảm nhận đầy đủ hơn về vai trị của HĐTN từ đó tun truyền tới các phu huynh khác.

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho nâng cao nhận thức và trình độ lý luận của CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS trong GDKNS cho HS lớp 4thông qua HĐTN, giúp chƣơng trình diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả tích cực.

Ba là, kiểm tra, đánh giá kết quả nâng cao nhận thức của các LLGD về GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTN

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức của các LLGD cần quan tâm đến một số yếu tố sau:

- Tác động của biện pháp đến nhận thức của các LLGD, kết quả biện pháp đạt đƣợc so với mục tiêu đã đề ra.

- Tính khả thi, khả năng mở rộng quy mô của biện pháp nâng cao nhận thức của các LLGD qua các mặt thời gian, kinh phí, nhân lực,...

- Hạn chế, khó khăn khi thực hiện và phƣơng hƣớng cải tiến biện pháp.

Điều kiện để vận dụng biện pháp

- Nhà trƣờng cần có đầy đủ tài liệu, hƣớng dẫn về hoạt động GDKNS cho TPTĐ và GVCN tìm hiểu, nghiên cứu.

79

- CBQL, TPTĐ và GVCN cần đƣợc hỗ trợ về điều kiện thời gian, kinh phí và cơ sở vật chất khi tổ chức các HĐTN cho HS; khi tham gia các lớp bồi dƣỡng, tập huấn, hội thảo… về tổ chức các HĐTN nhằm GDKNS cho HS.

- Nhà trƣờng cần thƣờng xuyên giữ mối liên hệ, thông báo cho PHHS biết nội dung, thời gian, mục đích… khi tổ chức các HĐTN; phối hợp chặt chẽ với PHHS trong việc rèn luyện các KNS cần thiết cho HS.

3.2.2 Thu hút sự tham gia, thực hiện và phối hợp của các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng trong việc GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN.

Trọng tâm của biện pháp này là thu hút sự quan tâm, sự tham gia và phối hợp của các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng. Trong đó, TPTĐ và GVCNlà những ngƣời giữ vai trị chủ đạo, quyết định chất lƣợng HĐTN thơng qua việc lựa chọn nội dung, sử dụng tốt các phƣơng pháp, hình thức, kĩ thuật, phƣơng tiện… theo một quy trình tổ chức khoa học nhằm khơi dậy tiềm năng của HS và sự phối hợp, tham gia của PHHS. Chất lƣợng HĐTN phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: chƣơng trình, nội dung,phƣơng pháp, hình thức, đặc điểm học sinh, kinh phí, điều kiện sân bãi… Trong những yếu tố này, có thể thấy GVCN có một vai trị đặc biệt: trực tiếp thực hiện nội dung,chƣơng trình HĐTN, lựa chọn phƣơng pháp tổ chức HĐTN... Vì vậy ngƣời giáo viên rất cần học hỏi và rèn luyện để nâng cao năng lực tổ chức các HĐTN nhằm GDNKS cho HS. Bên cạnh đó, TPTĐ và GV cũng cần thực hiện theo một quy trình tổ chức HĐTN khoa học nhằm GDKNS cho HS.

Đây là một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng. Nếu khơng thu hút đƣợc sự quan tâm, sự phối hợp của các LLGD trong và ngồi nhà trƣờng thì khơng thể thực hiện thành cơng và có hiệu quả các HĐTN nhằm GDKNS cho HS và HS cũng khó có điều kiện rèn luyện và nâng cao mức độ sử dụng các KNS cho mình.

Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp hiệu quả, cần lựa chọn cách thức tác động phù hợp đến các LLGD, bao gồm:

- Soạn thảo, triển khai những cơng văn, chỉ thị,... mang tính định hƣớng; biên soạn chƣơng trình khung, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện,... một cách chi tiết giúp các

80

đơn vị dễ dàng tổ chức, phối hợp các LLGD trong quá trình thực hiện cơng tác GDKNS cho HS lớp 4 thông qua HĐTNST.

- Trang bị đầy đủ nguồn tài liệu tham khảo, các máy móc, thiết bị, các phƣơng tiện hỗ trợ cần thiết giúp GVCN, TPTĐ dễ dàng thực hiện HĐTN, giúp hoạt động diễn ra hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS.

- Tuyên truyền, niêm yết công khai nội dung kế hoạch hoạt động đến PHHS để họ hiểu ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của từng hoạt động và cùng phối hợp thực hiện.

- Thƣờng xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức các HĐTNđể hoàn thiện năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động của TPTĐ và GVCN nhằm phát triển tốt nhất các KNS cần thiết cho HS.

3.2.3 Đổi mới công tác tổ chức HĐTN nhằm GDKNS cho HS lớp 4 3.2.3.1 Nội dung HĐTN cần gắn với đời sống thực tiễn của HS.

Nội dung HĐTN cần gắn liền với các chủ điểm tuần của HS lớp 4, tạo nên chỉnh thể thống nhất về nội dung. Cụ thể nhƣ sau:

STT

Chủ điểm tuần của HS lớp 4 Gợi ý nội dung tổ chức các HĐTN

1 Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân

- Thƣơng yêu, giúp đỡ bạn bè.

- Quyên góp ủng hộ ngƣời có hồn cảnh khó khăn.

- Chăm sóc, giúp đỡ ngƣời già. - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

2 Măng mọc thẳng - Môi trƣờng xanh, sạch , đẹp. - Khám phá vẻ đẹp quê hƣơng. - Trung thực, tự trọng. - Cần cù, đồn kết. - Tình cảm gia đình.

81 3 Trên đơi cánh ƣớc mơ

- Gia đình của em.

- Thành phố nghề nghiệp.

- Em yêu nghệ thuật.

- Ƣớc mơ của em.

- Giao tiếp lịch sự.

4 Có chí thì nên

- Quy trình sản xuất/chế tạo/chăn ni…

- Nghệ thuật và em.

- Sống khỏe mạnh.

5 Tiếng sáo diều

- Khám phá môi trƣờng quanh em.

- Khám phá vẻ đẹp quê mình.

- Em yêu nghệ thuật.

6 Ngƣời ta là hoa đất

- Định hƣớng nghề nghiệp.

- Tự phục vụ.

- Phát triển năng lực bản thân.

7 Vẻ đẹp muôn màu

- Tình yêu cuộc sống.

- Tình cảm gia đình.

- Nghệ thuật sáng tạo.

- Phong cảnh quê hƣơng.

8 Những ngƣời quả cảm

- Nghị lực vả tài năng.

- Kể chuyện Bác Hồ.

82

3.2.3.2 Các HĐTN cần đƣợc thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình HS hình thành, rèn luyện và phát triển các KNS cần thiết.

Lứa tuổi HS lớp 4 là 9 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển biến rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, địi hỏi các bậc cha mẹ, thầy cơ giáo và ngƣời lớn khi tổ chức hoạt động GDKNS phải dựa trên những cơ sở khoa học về sự phát triển tâm sinh lí của các em.

Về đặc điểm phát triển thể chất

Hệ xƣơng và hệ cơ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nên HS đặc biệt thích các hoạt động, trị chơi có yếu tố vận động nhƣ chạy, nhảy, thao tác tay,... Trong quá trình vận động, hệ cơ xƣơng của HS cũng rất dễ bị tổn thƣơng. Do đó, GVCN nên đƣa HS tham gia vào nhiều trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp, đồng thời chú ý quan tâm khi HS tham gia, hƣớng HS đến các hoạt động vui chơi lành mạnh, đảm bảo an toàn cho HS.

Về đặc điểm phát triển trí tuệ

Về tri giác, nhận thức cảm tính của HS TH đã phần nào mang tính khái quát.

Tri giác của HS lớp 4 cũng bắt đầu có tính chủ định thể hiện qua việc biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc. Nhận thấy điều này, GVCN cần thu hút HS bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình

9 Khám phá thế giới

- Thế giới quanh ta.

- Những điều kì thú.

- Tìm hiểu loại hình dịch vụ.

10 Tình yêu cuộc sống

- Điều em muốn nói.

- Tình thầy trị.

83

thƣờng, khi đó sẽ kích thích HS cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.

Về tư duy, tƣ duy HS cuối bậc TH đã có thay đổi về chất, tƣ duy cụ thể

chuyển dần sang tƣ duy trừu tƣợng. HS lớp 4 phát triển óc phê phán, khái qt hóa lí luận rõ rệt hơn so với các lớp đầu bậc TiH. Vì vậy, trong quá trình tổ chức HĐTN, GVCN cần chú ý thiết kế các hoạt động kích thích khả năng phân tích, tổng hợp của HS, rèn thói quen suy nghĩ độc lập, giải quyết tình huống.

Về tưởng tượng, ở lứa tuổi của HS TH, tƣởng tƣợng tái tạo đã hoàn thiện.

Tƣởng tƣợng sáng tạo tƣơng đối phát triển, HS bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.Đặc biệt, tƣởng tƣợng của HS trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm.GVCN nên phát triển trí tƣởng tƣợng của HS bằng cách biến những kiến thức khơ khan thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho HS những câu hỏi gợi mở trí tƣởng tƣợng.

Về ngơn ngữ, đến lớp 4 thì ngơn ngữ nói và viết đã thành thạo và hồn thiện

về ngữ âm, ngữ pháp. HS có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh qua các kênh thông tin khác nhau. GVCN cần cho HS tiếp xúc nhiều với các loại tài liệu có lời, khơng lời ở nhiều thể loại văn học, báo chí, phim ảnh,... đồng thời kể cho HS nghe hoặc tổ chức thi kể chuyện, đọc thơ, viết văn,.

Về chú ý, ở giai đoạn lớp 4, chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ƣu thế.

Tuy nhiên, cùng một lúc HS chƣa có khả năng chú ý đƣợc nhiều đối tƣợng, sức tập trung chú ý chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Vì vậy, khi tổ chức HĐTN, GVCN nên thay đổi các hình thức hoạt động để tránh đƣợc sự nhàm chán, mất trật tự, tạo đƣợc sự tập trung chú ý, hứng thú và thu hút HS tham gia vào hoạt động chung.

Về trí nhớ, đến giai đoạn lớp 4, ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên,

hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ, sức hấp dẫn của nội dung, yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú. GVCN cần có cách giúp HS khái quát hóa và đơn giản vấn đề, xác định đâu là nội dung quan trọng, diễn đạt nội dung dễ hiểu, dễ nắm bắt để có thể ghi nhớ.

Về ý chí, HS lứa tuổi lớp 4 đã có khả năng biến yêu cầu của ngƣời lớn thành

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)