9. Cấu trúc luận văn
1.4. Áp dụng mơ hình Kirkpatrick đánh giá hiệu quả công tác đào tạo tại doanh
1.4.3. Áp dụng mơ hình Kirkpatrick vào thực tế doanh nghiệp
Sau khi bảng kế hoạch đã đƣợc phê duyệt cùng với sự đồng ý về kinh phí đào tạo tƣơng xứng, nhà đào tạo sẽ tiến hành thiết kế và phát triển chƣơng trình giảng dạy cùng với các cơng cụ đánh giá sau đào tạo, sau đó sẽ tiến hành giảng dạy chƣơng trình và bắt đầu đánh giá các mức độ theo mơ hình Kirkpatrick 4 mức độ. Việc đánh giá sẽ đƣợc thực hiện với những phƣơng pháp, kỹ thuật và quá trình thu thập dữ liệu khác nhau tùy vào từng mức độ đánh giá tƣơng ứng.
Mức độ 1: Sự phản hồi của người học.
Phƣơng pháp thực hiện:
- Bảng điều tra các câu hỏi đo mức độ hài lòng của học viên sau khi kết
thúc 1 chƣơng trình đào tạo. Mức độ này có thể đƣợc thực hiện ngay khi kết thúc 1 buổi đào tạo hay ngay trong quá trình giảng dạy
- Có thể kết hợp giữa phiếu đánh giá và phỏng vấn trực tiếp học viên để
tìm hiểu rõ hơn về những phản ứng của ngƣời học sau quá trình đào tạo. Câu trả lời của buổi phỏng vấn cần đƣợc ghi chép và lƣu giữ lại.
Kỹ thuật đánh giá:
Chia nhỏ các tiêu chuẩn đánh giá để giúp ngƣời học đánh giá dễ dàng hơn nhƣ: Nội dung và phƣơng pháp đào tạo, điều kiện học tập, năng lực của chuyên viên đào tạo…Trong mỗi tiêu chuẩn sẽ là các câu hỏi
cụ thể để ngƣời đánh giá lựa chọn các mức độ yêu thích tƣơng ứng. Các câu hỏi sẽ là dạng trắc nghiệm với câu trả lời là các mức độ hài lịng từ thấp đến cao. Thơng thƣờng sẽ có 5 mức độ hài lịng: từ hồn tồn khơng hài lịng cho đến hồn tồn rất hài lịng
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
Các câu trả lời trên phiếu khảo sát của từng học viên sẽ đƣợc thu thập và thống kê lại trong bảng đánh giá tổng.
Mức độ 2: Sự tiếp thu của người học sau khóa đào tạo
Phƣơng pháp thực hiện:
- Học viên sẽ đƣợc làm bài kiểm tra trƣớc (nếu cần) và sau khi kết thúc quá
trình đào tạo. Bài kiểm tra trƣớc đào tạo là để đánh giá kiến thức cũng nhƣ kỹ năng mà ngƣời học đã có từ trƣớc. Bài kiểm tra sau khóa học là dữ liệu cho thấy sự tiếp thu của ngƣời học, điểm số mà ngƣời học đạt đƣợc sẽ đánh giá đƣợc mức độ tiếp thu.
- Có thể so sánh sự chênh lệch giữa điểm đầu vào và điểm đâu ra của cùng
một học viên cho cùng một khóa học để có thể đánh giá kiến thức và kỹ năng mà học viên đã lĩnh hội đƣợc sau khóa học
- Bài kiểm tra đầu vào và kiểm tra sau khóa học có thể đƣợc biên soạn tƣơng tự nhau về nội dung nhƣng có thể khác biệt về cách trả lời. Kiểm tra bằng phƣơng pháp tự luận cho bài kiểm tra đầu vào để học viên dễ dàng trình bày các kiến thức còn khá mơ hồ của mình. Trong khi đó, phƣơng pháp trắc nghiệm sẽ phù hợp để đánh giá chính xác mức độ tiếp thu của ngƣời học sau khóa học hơn.
- Nếu đối với một khóa học mà nhà đào tạo chắc chắn đó là các kiến thức
hồn tồn mới đối với ngƣời học thì có thể bỏ qua bài kiểm tra trƣớc khóa học để tiết kiệm thời gian.
Kỹ thuật đánh giá:
- Bài kiểm tra sau khi thực hiện quá trình đào tạo: Đo theo tỉ lệ và thang điểm 10 của các câu hỏi đặt ra, tính trung bình số lƣợng các câu trả lời và qui đổi ra điểm số cụ thể
- Sự thay đổi về điểm số của ngƣời học trƣớc và sau khi kết thúc quá trình
đào tạo sẽ cho thấy mức độ tiếp thu kiến thức của ngƣời học
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Ngƣời học hoàn thành bài kiểm tra trong thời gian quy định (thƣờng là từ
30 – 45 phút) và nộp lại cho nhân viên đào tạo.
- Lƣu trữ điểm số và lập bảng thống kê điểm số của các lớp học khác nhau
Mức độ 3: Sự thay đổi hành vi hay khả năng ứng dụng của học viên trong công việc
Phƣơng pháp thực hiện:
Việc đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức và kỹ năng của khóa đào tạo vào cơng việc phải đƣợc theo dõi liên tục trong vòng từ 3 đến 6 tháng. Đánh giá mức độ này sẽ đƣợc tiến hành ở 2 đối tƣợng đó là chính bản thân ngƣời học và ngƣời quản lý trực tiếp của học viên. Đánh giá của bản thân nhân viên sẽ nêu lên các ƣu điểm và khiếm khuyết do chính bản thân ngƣời học nhận thấy trong cơng việc, đây là những ý kiến chủ quan của ngƣời học. Bên cạnh đó đánh giá của ngƣời quản lý trực tiếp là phản ánh một cách khách quan quá trình áp dụng và sự hiệu quả mà nhân viên thực hiện cơng việc của mình sau khi trải qua quá trình đào tạo.
Kỹ thuật đánh giá:
- Phiếu đánh giá sẽ đƣợc phát cho ngƣời học đánh giá trƣớc sau đó là quản lý
trực tiếp của họ
- Các câu hỏi sẽ theo dạng trắc nghiệm về độ ứng dụng hay mức độ khó khăn
mà ngƣời học gặp phải trong quá trình làm việc
- Các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đƣợc thực hiện sẽ là chủ đề chính trong các câu hỏi của phiếu khảo sát
Các câu trả lời trên phiếu khảo sát của từng học viên và quản lý trực tiếp sẽ đƣợc thu thập và thống kê lại trong bảng đánh giá tổng.
Mức độ 4: Kết quả đạt được của tổ chức hay doanh nghiệp sau đào tạo
Phƣơng pháp thực hiện:
Lấy thông tin từ tổ chức doanh nghiệp về việc học viên sau khi đƣợc đào tạo có sự thay đổi trong năng suất, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp không. Mặc khác, thu thập thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ngành hàng trong thời gian cụ thể và so sánh với mục tiêu, kết quả kinh doanh tƣơng tự ở điều kiện chƣa thực hiện khóa đào tạo để xem xét sự khác biệt. Các dữ liệu này phải liên quan đến kết quả mong muốn đạt đƣợc trong phần kế hoạch đào tạo đã đƣợc lập ra ngay khi bắt đầu khóa học.
Sau khi kết thúc khóa học và hồn thành việc thu thập các dữ liệu đánh giá, nhà đào tạo sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu thu đƣợc. Điểm cần lƣu ý trong quá trình thu thập dữ liệu đó là phải đảm bảo dữ liệu là một chuỗi các thơng tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tức là đối với một ngƣời học bất kỳ, dữ liệu đánh giá sẽ xuyên suốt từ mức độ 1 đến mức độ 4 của cùng một chƣơng trình đào tạo và của cùng một thời gian tổ chức đào tạo. Ngoài ra, nhà đào tạo cũng lƣu ý các mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả của dữ liệu thể hiện trong cả 4 cấp độ đánh giá. Cuối cùng, tổng kết dữ liệu và đƣa ra kết luận, đánh giá về khóa học bao gồm: những kết quả đạt đƣợc sau khóa học, những điểm khơng hiệu quả cần khắc phục, khả năng tổ chức các khóa học tƣơng tự sau này và cuối cùng không quên đƣa ra các dẫn chứng cụ thể cho những kết luận trên.