Nguyên tắc đề xuất các biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty HAFELE việt nam (Trang 127 - 130)

9. Cấu trúc luận văn

1.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động đào tạo

Từ những yếu tố đánh giá và phân tích dữ liệu trong chƣơng 2, có thể nhận thấy hoạt động đào tạo nhân viên nội bộ cho ngành hàng EPS của công ty Häfele Việt Nam tuy đã có đƣợc một số mặt tích cực nhƣng bên cạnh đó vẫn cịn các mặt cần phải đƣợc cải thiện hơn nữa trong các quý còn lại cũng nhƣ trong các kế hoạch đào tạo tƣơng lai.

Để có thể tìm ra giải pháp khắc phục những vấn đề bất hợp lý mà quá trình đánh giá đã chỉ ra nhằm cải thiện hoạt động đào tạo, nhất thiết phải đề ra các tiêu chí cần đƣợc đảm bảo về các yếu tố trong hoạt động đào tạo để từ đó áp dụng vào quá trình đề xuất các giải pháp.

1.1.1. Đảm bảo tính phù hợp của mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập

Tiêu chí này gắn liền với mức đánh giá đầu tiên của mơ hình. Qua q trình đánh giá và phân tích dữ liệu thu đƣợc, yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của học viên có mối liên hệ giữa mục tiêu học tập của ngƣời học đối với mục tiêu đào tạo của khóa học hay tùy vào các đối tƣợng ngƣời học.

Ngƣời học với những mục tiêu học tập khác nhau sẽ có những hƣớng tiếp cận với khóa học khác nhau, có phƣơng pháp học tập, tâm lý học tập cũng nhƣ tiếp thu kiến thức khác nhau. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài đã thu đƣợc các kết quả đánh giá của 2 nhóm ngƣời học đƣợc phân loại theo 2 mục tiêu tiếp cận khóa học, qua đó đã thể hiện sự khác nhau về thái độ học tập, mức độ tiếp thu kiến thức cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc sau khóa học. Do đó, khi muốn cải thiện hiệu quả của hoạt động đào tạo cần phải thiết lập những mục tiêu đào tạo linh hoạt cho những đối tƣợng ngƣời học khác nhau.

Từ các mục tiêu đào tạo đƣợc thiết lập phù hợp với từng (nhóm) đối tƣợng ngƣời học cụ thể, ngƣời đào tạo sẽ có những điều chỉnh về nội dung giảng dạy, phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ biện pháp kiểm tra đánh giá sau khóa học thích hợp. Nhằm mang lại hiệu quả tối đa trong công tác giảng dạy, học tập cũng nhƣ sự hài lịng của ngƣời học.

1.1.2. Đảm bảo tính phù hợp của kiến thức giảng dạy trong khóa học

Đây là yếu tố thuộc về nội dung giảng dạy, những gì mà ngƣời học tiếp nhận đƣợc sau khi tham gia khóa học. Nội dung giảng dạy ở đây khơng chỉ là các kiến thức lý thuyết mà còn là các kỹ năng và thái độ mà ngƣời học hình thành đƣợc sau khóa học.

Tính phù hợp là thể hiện sự hợp lý của nội dung giảng dạy với mục tiêu khóa học cũng nhƣ đối tƣợng ngƣời học. Với các đối tƣợng khác nhau sẽ đƣợc trải qua nội dung học tập khác nhau sao cho phù hợp với năng lực chuyên môn, phạm vi áp dụng kiến thức cũng nhƣ khả năng tiếp thu của học viên. Tránh trƣờng hợp sử dụng cùng một nội dung giảng dạy cho nhiều đối tƣợng ngƣời học có những mục tiêu học tập khác nhau, trình độ hay kiến thức nền khơng giống nhau.

Ngồi ra, đảm bảo tính phù hợp cịn biểu hiện ở phƣơng pháp giảng dạy, cách thức trình bày và truyền đạt kiến thức trong khóa học sao cho phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời học.

1.1.3. Đảm bảo khả năng áp dụng kiến thức đã học vào công việc

Ngƣời học sau khi hồn thành xong chƣơng trình đào tạo phải có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế làm việc. Do đó, cải thiện hiệu quả của hoạt động đào tạo chính là nâng cao tần xuất và hiệu quả áp dụng các kiến thức, kỹ năng đƣợc học trong công việc hàng ngày của ngƣời học viên.

Bằng việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng sau quá trình đào tạo, ngƣời học sẽ hình thành nên các hành vi mới hay cải thiện các hành vi cũ không phù hợp với yêu cầu công việc. Đảm bảo khả năng áp dụng kiến thức vào công việc tức là đảm bảo ngƣời học viên có thể hình thành các hành vi có lợi trong cơng việc sau q trình đào tạo, các hành vi này phải có ích hay phù hợp với mục tiêu đào tạo cũng nhƣ

mang lại hiệu quả trong công việc. Tránh trƣờng hợp, ngƣời học sau quá trình đào tạo tuy đã hình thành nên các hành vi mới nhƣng các hành vi này lại không phù hợp hay không mang lại hiệu quả trong công việc cũng nhƣ trong hoạt động kinh doanh và tiêu chí làm việc của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc đảm bảo khả năng áp dụng kiến thức trong cơng việc cịn liên quan đến q trình theo dõi sau đào tạo của bộ phận đào tạo trong tổ chức doanh nghiệp. Cần có các mối liên hệ chặt chẽ giữa bộ phận đào tạo và các bộ phận khác trong doanh nghiệp để kịp thời đƣa ra sự hỗ trợ cũng nhƣ kế hoạch đào tạo lại cho nhân viên trong quá trình làm việc.

1.1.4. Đảm bảo phù hợp với tiêu chí hoạt động, mục tiêu kinh doanh của

tổ chức, doanh nghiệp

Không giống nhƣ công tác đào tạo trong các cơ sở giáo dục hay nhà trƣờng, nơi mà hiệu quả của công tác đào tạo thƣờng đƣợc thể hiện thông qua các điểm số hay tỉ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng. Hiệu quả của hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện rõ rệt nhất trong quá trình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, ngay sau quá trình đào tạo với những kết quả đạt đƣợc của doanh nghiệp có liên quan đến yếu tố đào tạo. Cụ thể, để đánh giá hiệu quả đào tạo của nhân viên bán hàng cần phải xem xét các chỉ số, doanh thu bán hàng đạt đƣợc từ cá nhân ngƣời nhân viên hay của cả nhóm làm việc, hay để đánh giá hiệu quả đào tạo cho nhân viên nội bộ, cần xét tỉ lệ thực hiện các chỉ số KPI hàng tháng, hàng quý của ngƣời đó. Nói cách khác, hiệu quả đào tạo phải gắn liền với tiêu chí, mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động của doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển nhân viên là để đáp ứng nhu cầu hiện tại và định hƣớng cho tƣơng lai, nếu không cung cấp đƣợc một lực lƣợng nhân lực hoạt động hiệu quả cho tổ chức doanh nghiệp thì hoạt động đào tạo khơng thể coi là có hiệu quả.

Để đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, ngƣời đào tạo hay bộ phận đào tạo cần tìm ra các nhu cầu đào tạo thiết yếu trong doanh nghiệp. Đây là bƣớc đi đầu tiên và tiên quyết để thực hiện một khóa đào tạo hay một hoạt động huấn luyện hiệu quả. Việc thiết lập một khóa học cần dựa vào những

nhu cầu thiết yếu của nhân viên cũng nhƣ đƣờng lối hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua các bảng khảo sát nhu cầu đào tạo trong nội bộ công ty để từ đó phân tích và tìm ra những nhu cầu thiết yếu vừa thỏa mãn nhu cầu học tập, phát triển của cá nhân ngƣời học mà còn phải phù hợp với tiêu chí hoạt động của tổ chức doanh nghiệp. Việc thực hiện q trình phân tích nhu cầu đào tạo có thể do bộ phận nhân sự thực hiện hay do chính ngƣời đào tạo đảm nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty HAFELE việt nam (Trang 127 - 130)