Thực trạng giảng dạy các môn học có liên quan đến giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 96)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG GDĐĐ CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT,

2.2.3. Thực trạng giảng dạy các môn học có liên quan đến giáo dục đạo đức

Hiện nay, đa số các nƣớc đã tiến hành xây dựng chƣơng trình tiểu học theo hƣớng tích hợp; do đó, số lƣợng các mơn học giảm đi. Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu và thực hiện cách tiếp cận tích hợp đã đƣợc đề ra từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc phổ biến và đang đƣợc thử nghiệm. Và trong khoảng 10 năm gần đây, quan điểm về cách tiếp cận tích hợp mới đƣợc tiếp nhận về mặt lý luận và đƣợc áp dụng ở mức độ thấp, lồng ghép một số tri thức (nhƣ đƣa nội dung giáo dục dân số, mơi trƣờng, phịng chống AIDS, vv…) vào nội dung các mơn Tốn, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, vv… Đến nay, giáo viên đƣợc cung cấp kiến

thức sâu hơn về định hƣớng tích hợp nhƣng việc vận dụng định hƣớng tích hợp trong quá trình giảng dạy thực tế chƣa đồng bộ.

Khác với nền giáo dục của nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay, Việt Nam là nƣớc cịn thực hiện mơ hình giáo dục: một chƣơng trình khung với một bộ sách giáo khoa duy nhất đƣợc sử dụng thống nhất tồn quốc. Tức có nghĩa là: “Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình và sách giáo khoa” [34, tr. 77-78]. Do đó, ở nhiều cơ sở giáo dục, giáo viên chỉ sử

dụng sách giáo khoa làm nguồn tài liệu chính và hầu nhƣ ít tham khảo đến các nguồn tài liệu khác.

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định thời gian trung bình mỗi tiết học ở tiểu học là 35 phút. Trong môn đạo đức, với thời lƣợng chƣơng trình mỗi tuần một tiết, giáo viên phải cung cấp cho học sinh các kiến thức, kĩ năng đạo đức xoay quanh năm mối quan hệ của học sinh đó là: quan hệ với bản thân; quan hệ với ngƣời khác; quan hệ với nhà trƣờng; quan hệ với cộng đồng xã hội; quan hệ với mơi trƣờng tự nhiên. Bên cạnh đó, một số vấn đề nhƣ: học tập theo gƣơng Bác, học cách tham gia an tồn giao thơng, học cách tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, … giáo viên cần phải đƣa vào giáo dục học sinh thƣờng xuyên. Và tất cả các kiến thức này phải đƣợc giáo viên truyền đạt trong 31 tiết.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục mong muốn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản mà cần thiết trong cuộc sống đã trở nên quá tải vì lƣợng kiến thức dàn trải. Do vậy, các mơn học đƣợc xây dựng theo quan điểm tích hợp dọc trong chính phân mơn đó chƣa có sự kết nối, tích hợp giữa các mơn học lại với nhau. Ví dụ minh họa nhƣ trong chƣơng trình lớp 3 tuần 14 và tuần 15, chủ đề một số môn học đƣợc dàn trải nhƣ ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12: Phân bố các bài học trong các môn học ở lớp 3

Tuần Môn học Tên bài

14

Tập đọc

- Ngƣời liên lạc nhỏ. - Nhớ Việt Bắc.

- Một trƣờng tiểu học vùng cao

Đạo đức - Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Tự nhiên và Xã hội - Tỉnh (thành phố) nơi bạn sống.

15

Tập đọc

- Hũ bạc của ngƣời cha. - Nhà bố ở.

- Nhà rông ở Tây Nguyên.

Đạo đức - Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Tự nhiên và Xã hội - Các hoạt động thông tin liên lạc.

- Hoạt động nông nghiệp.

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017

Qua bảng 2.12, ngƣời nghiên cứu nhận thấy các bài tập đọc thuộc môn Tiếng Việt của hai tuần này nằm trong cùng một chủ điểm “Anh em một nhà”, trong khi đó bài đạo đức có cùng chủ điểm với mơn Tiếng Việt thì đƣợc xếp vào tuần 7 và 8, chẳng hạn bài “Quan tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em” trong sách đạo đức lớp 3. Nhƣ vậy, cách sắp xếp các bài học trong các môn học không thống nhất theo cùng một chủ điểm, tạo ra sự rời rạc giữa các mơn học. Do đó, trong một tuần giáo viên phải dạy nhiều mảng kiến thức khác nhau đã gây ra những khó khăn và nặng nề cho cả giáo viên lẫn học sinh, khi cùng một lúc phải cung cấp và tiếp nhận hết mảng kiến thức đó. Các mơn học chƣa có sự thống nhất dễ gây ra sự trùng lắp về kiến thức không cần thiết dẫn đến hiện tƣợng nhiều giáo viên dễ dàng lƣớt qua, bỏ qua; điều này làm cho kiến thức, kỹ năng đạo đức của học sinh không đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh không đƣợc đảm bảo. Đây cũng chính là trở ngại lớn trong việc giáo dục cho học sinh.

Nhìn chung, qua kết quả khảo sát từ thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trƣờng, ngƣời nghiên cứu nhận thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh

tại Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết chủ yếu diễn ra trong tiết dạy đạo đức và hoạt động ngoài giờ lên lớp, minh chứng khi ngƣời nghiên cứu khảo sát về hình thức tổ chức giáo dục đạo đức tại trƣờng cho thấy đa số các giáo viên giáo dục đạo đức thông qua môn đạo đức và thông qua các tiết sinh hoạt chủ điểm, tiết chào cờ; nhƣng do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên việc tổ chức cịn qua loa. Bên cạnh đó, kiến thức của các môn học dàn trải; nội dung giữa các môn học không thống nhất, rời rạc; điều này đã tạo gánh nặng cho giáo viên trong việc truyền tải đầy đủ kiến thức cho học sinh. Một số nội dung giáo dục đạo đức đƣợc giáo viên đƣa ra nhƣng chƣa có điều kiện khắc sâu vì thế chƣa trở thành thói quen, hành vi tốt cho học sinh. Một phần do đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, chỉ với lƣợng kiến thức đƣợc truyền tải trong thời gian ngắn thì khơng thể trở thành thái độ, hành vi đúng đắn. Mặt khác, khi tìm hiểu vị trí địa lý, thơng tin về Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết thì do trƣờng nằm trong địa bàn có khu chế xuất và giáp ranh với các khu công nghiệp nên số lƣợng học sinh mỗi lớp khá đông và thƣờng vƣợt quá quy định cho phép. Điều này đã tạo ra áp lực không hề nhỏ cho các giáo viên tại trƣờng trong việc giáo dục cho học sinh. Hơn thế nữa, phần lớn ba mẹ học sinh làm việc cả ngày trong các khu công nghiệp nên việc giáo dục giữa nhà trƣờng và gia đình chƣa có sự thống nhất làm cho thái độ và hành vi đạo đức của học sinh đƣợc học trên trƣờng chƣa trở thành thói quen, gây khó khăn trong cơng tác giáo dục của nhà trƣờng.

Chính vì vậy, nhà trƣờng cần phải có những giải pháp cụ thể để cải thiện cách thức tổ chức giáo dục nhằm giúp những kiến thức học sinh tiếp thu ở trƣờng trở thành thói quen, hành vi tốt.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tổng kết lại, trong chƣơng này đề tài đã giới thiệu tổng quan về Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, cơ sở vật chất của nhà trƣờng và quá trình phát triển của trƣờng. Đề tài cũng đã khảo sát thực trạng hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh, đồng thời tìm hiểu thực trạng cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động rèn luyện đạo đức cho học sinh cho thấy đa số học sinh đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, học sinh vẫn chƣa thật sự u thích mơn học này vì sự hạn chế đầu tƣ của giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, học sinh vẫn chƣa ý thức đƣợc hành vi của mình. Kiến thức đạo đức đƣợc học chỉ là lý thuyết suông, chƣa biến thành kĩ năng, hành vi đạo đức đúng.

Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức của giáo viên cho thấy, tất cả các giáo viên đều hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Đa số giáo viên đều mong muốn tăng lƣợng thời gian để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó, do áp lực việc qua lớp của học sinh nên giáo viên chủ nhiệm chƣa có sự đầu tƣ đúng mức cho môn Đạo đức. Mặc khác, giáo viên thƣờng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt chủ điểm và sinh hoạt dƣới cờ, hình thức này thƣờng xuyên lặp lại đã tạo tâm lý nhàm chán cho học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức. Trong khi đó, phần lớn giáo viên có sự nhận thức cao về sự cần thiết trong việc tích hợp giáo dục đạo đức, tức có nghĩa đều biết đến định hƣớng tích hợp nhƣng giáo viên phải tích hợp nhiều vấn đề khác theo yêu cầu ngành đề ra nên tích hợp giáo dục đạo đức vào môn học chƣa đƣợc thực hiện tốt, chƣa trở thành giải pháp nhằm tăng thời lƣợng rèn luyện đạo đức cho học sinh tiểu học. Và điều quan trọng không kém, giáo viên chƣa mạnh dạn thay đổi phƣơng pháp và hình thức giáo dục phù hợp với tình hình hiện tại ở địa phƣơng để bài học mang tính thực tế, hạn chế tối đa sự nhàm chán, khô khan của môn Đạo đức.

Qua thực trạng giáo dục đạo đức trên, ngƣời nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều biện pháp để cải thiện tình hình thực tế tại trƣờng, cũng nhƣ làm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của đề tài, ngƣời nghiên cứu sẽ tiến hành tích hợp nội dung giáo dục đạo đức nhằm giải quyết vấn đề mong đợi về thời lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh; học sinh đƣợc tiếp xúc nhiều hơn với tình huống đạo đức thực; đƣa nội dung giáo dục trên sách gần gũi với cuộc sống của học sinh hơn. Nhƣ vậy, học sinh sẽ có điều kiện đƣợc rèn luyện đạo đức thƣờng xuyên góp phần biến kiến thức thành kĩ năng, thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn.

Chƣơng 3

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT

CHO HỌC SINH LỚP BA, TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 96)