Các hình thức giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.3.Các hình thức giáo dục đạo đức

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC

1.3.3.Các hình thức giáo dục đạo đức

Hiện nay, giáo dục đạo đức trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đƣợc tiến hành thơng qua hình thức lên lớp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngƣời nghiên cứu chỉ tìm hiểu sơ lƣợc về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng và tập trung tìm hiểu vào hình thức lên lớp.

1.3.3.1. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong và ngoài trường

Giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong và ngồi nhà trƣờng thực chất là hình thức giáo dục thơng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp (với ba hình thức cơ bản là tiết chào cờ, tiết hoạt động tập thể và chủ điểm giáo dục), tổ chức thực hiện nội quy, quy chế dành cho học sinh, điều lệ Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, vv… Chẳng hạn nhƣ, các em có thể rèn luyện đạo đức, nhân cách của mình qua các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi các gia đình chính sách, trại mồ cơi, vv… hoặc các tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng sống, tổ chức tham quan thực tế. Thông qua các hoạt động này, học sinh sẽ đƣợc bồi dƣỡng, rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức và nâng cao đƣợc kỹ năng sống của bản thân. Quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức gồm 4 bƣớc: (1) Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức; (2) Xây dựng kế hoạch hoạt động; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Đánh giá và rút kinh nghiệm.

1.3.3.2. Hình thức lên lớp

Giáo dục đạo đức cho học sinh qua hình thức lên lớp thực chất là hình thức giáo dục thông qua các mơn học chính khóa cho các em ở trƣờng. Giáo dục đạo đức thông qua các môn học hiện nay đang đƣợc các giáo viên sử dụng là phƣơng thức tích hợp. Giáo dục theo định hƣớng tích hợp bao gồm các hình thức nhƣ sau [8]:

* Tích hợp theo chiều dọc

Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng với đơn vị kiến thức và kĩ năng đã học trƣớc đó theo ngun tắc đồng tâm (cịn gọi là đồng trục hay vịng trịn trơn ốc) [8, tr.6]. Cụ thể là: giáo viên tích hợp những kiến

dƣới nhƣng cao hơn, sâu của lớp học dƣới, cấp học dƣới. Điều này khơng có nghĩa là giáo viên dạy lại kiến thức cũ, mà giáo viên dựa trên kiến thức cũ để xây dựng bài mới. Hoặc dạy kiến thức mới liên hệ về kiến thức cũ để mở rộng, khắc sâu cho

học sinh. Kiểu tích hợp này cũng có thể đƣợc xem là tích hợp nội mơn (tích hợp trong bản thân mơn học).

Nhƣ vậy, tích hợp theo chiều dọc có những ƣu điểm nhƣ sau: (1) Học sinh biết vận dụng kiến thức cũ để tiếp nhận kiến thức mới; (2) Vẫn đảm bảo đƣợc mục tiêu của mơn học; (3) Việc hình thành kiến thức mới trên nền kiến thức cũ giúp cho quá trình hình thành kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng hơn; (4) Và học sinh có nhiều cơ hội ơn lại, đƣợc đào sâu và mở rộng kiến thức cũ. Bên cạnh đó, cũng có một số mặt hạn chế nhƣ: (1) Giáo viên dễ chủ quan, ít chịu đầu tƣ vào tiết dạy chính; (2) Nếu giáo viên lạm dụng quá nhiều dễ gây nhàm chán cho học sinh.

Nhìn chung, hình thức tích hợp này đã đƣợc vận dụng trong chƣơng trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhƣng vẫn còn diễn ra ở một số nội dung cơ bản. Do đó, nếu giáo viên vận dụng tốt hình thức tích hợp theo chiều dọc trong giáo dục đạo đức thì học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận tri thức mới dựa trên nền tảng của kiến thức đã học.

* Tích hợp theo chiều ngang

Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp mảng kiến thức, kĩ năng của môn học này với kiến thức, kĩ năng của môn học khác theo nguyên tắc đồng quy. Kiểu tích hợp này cũng có thể đƣợc xem là tích hợp ngoại mơn (tích hợp vào các mơn học khác ngồi bản thân nó). Kiểu tích hợp này có thể đƣợc hiểu theo hai cách nhƣ sau:

Thứ nhất, tích hợp các kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để tạo ra một môn

mới khi kiến thức, kĩ năng của các mơn có sự tƣơng đồng cùng nhau. Đây là kiểu tích hợp đƣợc sử dụng phổ biến ở bậc mầm non.

Thứ hai, tích hợp một mảng kiến thức, kĩ năng của môn học này vào bài dạy

của môn học khác. Muốn tích hợp đƣợc kiến thức, kĩ năng của môn học này với kiến thức, kĩ năng của các mơn học khác thì nội dung giữa các mơn học phải có sự tƣơng đồng. Đây là hình thức tích hợp phổ biến ở cấp tiểu học. Và trong đề tài này,

đây cũng là hình thức tích hợp mà ngƣời nghiên cứu muốn đề cập. Mục đích của việc tích hợp này giúp học sinh đƣợc củng cố kiến thức đã học, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống thực tế. Cho học sinh thấy đƣợc mối quan hệ giữa các mạch kiến thức trong tự nhiên.

Nhƣ vậy, tích hợp theo chiều ngang cũng có những mặt ƣu điểm nhƣ sau: (1) Không cần tăng thời lƣợng tiết học của mơn cần tích hợp; (2) Học sinh thƣờng xuyên đƣợc củng cố kiến thức đã học; (3) Kiến thức trang bị cho học sinh mang tính tồn diện; (4) Học sinh dễ dàng nhận thấy đƣợc sự tƣơng quan giữa các mảng kiến thức đã học. Bên cạnh đó, cũng có một số mặt hạn chế nhƣ: Nếu có nhiều vấn đề cần tích hợp từ các mơn học khác trong một mơn học, giáo viên dễ sa đà vào việc tích hợp, khơng đảm bảo đƣợc mục tiêu chính của mơn học. Hoặc nếu khơng xác định vững mục tiêu cần tích hợp, giáo viên dễ biến giờ học của môn học này thành giờ học của mơn học khác.

Tóm lại, tuy vẫn có một số hạn chế nhƣng tích hợp theo chiều ngang các kiến thức, kỹ năng giúp cho học sinh đƣợc vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tế nhiều hơn, giúp cho việc giáo dục phong phú và gần thực tiễn hơn.

* Kết hợp tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc

Hình thức tích hợp kết hợp này địi hỏi ngƣời giáo viên phải nắm rõ mục tiêu giáo dục đạo đức của tồn cấp học, thơng suốt chƣơng trình và có nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng. Bởi hình thức này mang cả ƣu điểm và hạn chế của cả 2 hình thức tích hợp theo chiều dọc và chiều ngang. Do đó, hình thức tích hợp kết hợp này khá phức tạp.

Tóm lại, trong q trình giáo dục đạo đức theo định hƣớng tích hợp có nhiều hình thức nhƣng trong phạm vi luận văn này, ngƣời nghiên cứu chỉ chọn hình thức tích hợp theo chiều ngang để tiến hành tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

* Mức độ tích hợp

Mức độ tồn phần: đƣợc thực hiện khi trong từng bài học hoặc từng chƣơng, từng phần có mục tiêu và nội dung phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức muốn tích hợp.

Mức độ từng bộ phận: đƣợc thực hiện khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu và nội dung phù hợp với nội dung giáo dục đạo đức cần tích hợp.

Mức độ liên hệ: các tình huống, các kiến thức về giáo dục đạo đức cho học sinh không đƣợc nêu rõ trong SGK nhƣng dựa vào nội dung, kiến thức của bài học giáo viên có thể bổ sung liên hệ các kiến thức để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trên thực tế, mức độ tích hợp khi giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn diễn ra ở ba mức độ trên nhƣng mức độ liên hệ vẫn chiếm phần lớn vì kiến thức cần cung cấp cho học sinh tiểu học hiện nay phần lớn là kiến thức tự nhiên, kiến thức xã hội có phần hạn chế hơn. Do đó, việc mức độ tích hợp tồn phần chiếm tỉ lệ thấp.

Nhƣ vậy, trong luận văn này, ngƣời nghiên cứu sử dụng hình thức tích hợp theo chiều ngang, cụ thể là tích hợp một mảng kiến thức, kĩ năng của mơn học này vào bài dạy của môn học khác và sử dụng ở mức độ liên hệ là chủ yếu. Bởi hình thức tích hợp này sẽ giúp học sinh đƣợc thƣờng xuyên củng cố kiến thức đã học mà không cần phải tăng thời lƣợng của mơn học đó.

Tóm lại, tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trong các mơn học phải dựa vào mối quan hệ vốn có giữa mục tiêu và nội dung của các môn học với mục tiêu và nội dung của giáo dục đạo đức. Và giáo dục đạo đức phải dựa trên thực tiễn cuộc sống và sự trải nghiệm của bản thân học sinh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)