Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠ

1.1.2. Tại Việt Nam

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách. Từ ngàn xƣa, dân tộc Việt Nam đã luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức, giáo dục lễ nghĩa, đối nhân xử thế cho con em mình. Những nguyên tắc, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội đang tác động mạnh mẽ, thƣờng xuyên đến các mối quan hệ ứng xử giữa ngƣời và ngƣời, giữa cá nhân và và xã hội, nhằm hƣớng con ngƣời đến cái chân, thiện, mỹ, làm cơ sở nhằm đƣa xã hội nƣớc ta hƣớng đến mục tiêu cao cả: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ở thời đại lịch sử nào đạo đức con ngƣời đều đƣợc đánh giá theo những chuẩn mực và quy tắc nhất định. “Đạo đức” từ lâu đã trở thành tiêu chí đánh giá về tƣ tƣởng và lối sống ở mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời đầu tiên tiếp thu quan điểm đạo đức Mác – Lênin và làm nên cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức. Ngƣời gọi đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng: “Đạo đức đó khơng phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo

đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và của loài người” [32, tr. 337].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng của công tác giáo dục, coi trọng việc “trồng người” và nêu tƣ tƣởng chiến lƣợc “Vì lợi ích mười năm trồng

cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” [23, tr. 93]. Ngƣời đặc biệt quan tâm đến việc

giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Trong mối quan hệ giữa “đức – tài”, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của con ngƣời cách mạng. Nội dung cơ bản trong quan điểm của đạo đức cách mạng là: trung với nƣớc, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tƣ; u thƣơng con ngƣời và tinh thần quốc tế trong sáng. Để có đƣợc đạo đức thì mỗi ngƣời phải chăm lo tu dƣỡng, kiên trì bền bỉ “Đạo đức

cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà hình thành, phát triển, củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [24, tr. 10].

Trong những năm qua, nƣớc ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức dƣới các góc độ và phạm vi khác nhau.

“Giáo trình đạo đức học” của hai tác giả Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt đã định nghĩa một cách khái quát: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là

tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xửa của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [37, tr. 8]. Đặc trƣng cơ bản của đạo đức là ý thức, năng lực, hành vi tự

nguyện, tự giác của con ngƣời đối với con ngƣời và đối với xã hội. Nó có vai trị to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con ngƣời thông qua các nguyên tắc, chuẩn

mực đạo đức làm cho cá nhân và xã hội cùng tồn tại, phát triển, đảm bảo đƣợc quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, giúp cho con ngƣời hƣớng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ.

Cuốn sách: “Mấy vấn đề về đạo đức học macxit và xây dựng đạo đức trong điều

kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Kiệt đã góp

phần làm sáng tỏ những vấn đề về đạo đức nhƣ: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, quy luật vận động và phát triển của đạo đức; đạo đức mới, vai trò và các nguyên tắc của đạo đức mới (đạo đức xã hội chủ nghĩa); xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay [40].

Cuốn sách: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu, đã phân tích sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc và sự vận động của chúng qua những giai đoạn lịch sử VIệt Nam. Theo tác giả, mục đích tìm hiểu giá trị tinh thần truyền thống khơng chỉ là tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc, mà cịn “nhằm mục đích thiết thực là góp phần xây dựng con người trong

giai đoạn lịch sử cách mạng hiện nay, phục vụ cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [54, tr. 40].

Tác giả Phạm Minh Hạc đề ra sáu giải pháp cơ bản giáo dục đạo đức cho con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức

giáo dục đạo đức trong trường học; củng cố giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức con người; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luât; tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và phong trào rèn luyện đạo đức lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy trò trong các trường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạo đức; nâng cao nhận thức cho mọi người” [45, tr.111 - 114].

Bài viết: “Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên” của Trần Đình Tuấn [52, tr. 47] đã đề cập đến các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là: giáo dục cho học sinh, sinh viên có nhận thức chính xác về chuẩn mực giá

đức cho học sinh, sinh viên; rèn luyện thói quen hành vi đạo đức cho học sinh, sinh viên; phối hợp thống nhất giữa giáo dục của nhà trƣờng với giáo dục của gia đình và xã hội.

Ở góc độ pháp luật, đã có nhiều văn bản của Nhà nƣớc đề cập đến giáo dục đạo đức cho học sinh nhƣ:

Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em, số 25/ 2004/ QH11 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, điều 28 khoản 2 quy định “Nhà trường

và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục tồn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em, chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” [47].

Quyết định số 51/2007/GD-BGD, ngày 31/8/2007 của Bộ GD & ĐT quy định 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học, đó là căn cứ để học sinh rèn luyện đạo đức và cũng là những tiêu chí giáo viên đánh giá hạnh kiểm của học sinh theo từng học kỳ và cả năm học.

Luật giáo dục của Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010, điều 2 quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát

triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [48].

Căn cứ theo “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” của Thủ tƣớng Chính phủ (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ) với mục tiêu tổng quát “Đến năm 2020, nền giáo dục nước

ta được đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân

lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức”. Trong đó, mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là:

“Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn

hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học” [50]. Chiến lƣợc phát

triển này hƣớng tới mục tiêu phát triển năng lực khơng chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học tƣơng ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống cụ thể, chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân học sinh. Các u cầu này địi hỏi chƣơng trình cần đƣợc phát triển theo định hƣớng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học liên tục huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Căn cứ vào “Thông báo kết quả hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức – công

dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam” của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 1231/TB-

BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2013 về đổi mới cách tiếp cân trong phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học: “Đổi mới PPDH giáo dục đạo đức – công dân cần chú

trọng sử dụng linh hoạt, hiệu quả các quan điểm dạy học, PPDH và kỹ thuật dạy học tích cực; tăng cường sử dụng các tình huống, các sự việc, các vấn đề, hiện tượng thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống của học sinh để phân tích, đối chiếu, minh họa vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả” [5].

Theo Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI vể đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo của Ban chấp hành Trung ƣơng số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 về mục tiêu tổng quát: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn

diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình; yêu Tổ quốc; yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Trong đó, mục

tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thơng: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình

thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh” [3].

2015 về định hƣớng xây dựng chƣơng trình mới, sách giáo khoa mới đƣợc xây dựng, biên soạn theo hƣớng tích hợp ở các lớp học.

Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cũng là đề tài đƣợc nhiều tác giả chọn làm đề tài luận văn.

Trƣơng Thị Hồng Lan: “Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức

cho học sinh ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ giáo dục học năm 2013 (Trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ thuật,

TP. Hồ Chí Minh).

Hồ Hồng Hạnh: “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang

Khải, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ giáo dục học năm 2013

(Trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh).

“Biện pháp tổ chức phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong

công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, Huyện Mỹ Đức (Hà Tây) hiện nay”

của tác giả Bùi Đức Thảo (Khoa Sƣ phạm ĐHQG TP HCM, 2008).

Đề tài khoa học cấp Viện: “Tìm hiểu về GDĐĐ học sinh của một vài nước trên

thế giới” chủ nhiệm đề tài tác giả Nguyễn Dục Quang (năm 2010) đã tìm hiểu kinh

nghiệm GDĐĐ của một số nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật, Thái Lan và đề xuất hƣớng vận dụng vào Việt Nam.

Nhƣ vậy, hƣớng nghiên cứu chủ yếu của các đề tài này là đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh. Các tác giả đi sâu nghiên cứu việc định hƣớng các giá trị đạo đức, xác định nội dung GDĐĐ, biện pháp GDĐĐ học sinh ở các lứa tuổi. Tuy nhiên, hiện tại chƣa có cơng trình nghiên cứu tổ chức GDĐĐ cho học sinh Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, trong những năm qua giáo dục đạo đức của nƣớc ta đƣợc quan tâm rất nhiều. Các cơng trình trên đã phân tích vấn đề dƣới nhiều góc độ khác nhau, rất đa dạng, phong phú và có chiều sâu. Vì vậy, kế thừa những nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc về các lĩnh vực liên quan giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đề tài này, ngƣời nghiên cứu sẽ nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 39)