Hạch toán các khoản trích chi trả BHXH,BHYT, KPCĐ cho người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 137)

V/ Than sản xuất: 4552 (tấn)

c. Hạch toán tổng hợp tiền lương toàn Xí nghiệp * Bảng tổng hợp lương toàn Xí nghiệp ( Biểu số 3.14)

3.4.3.2. Hạch toán các khoản trích chi trả BHXH,BHYT, KPCĐ cho người lao động.

Việc trợ cấp BHXH, BHYT cho CBCNV của Công ty nghiệp do kế toán tiền lương thực hiện , căn cứ vào danh sách số lao động trong Công ty. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp lương phải trả cho công nhân viên trong toàn xí nghiệp cho từng đối tượng, từng phân xưởng, từng công trường, phòng ban để tính các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ phải trừ là 25% trong đó tính vào giá thành là 19% còn lại 6% trừ qua lương của CBCNV. Kế toán theo dõi nộp BHXH cho cơ quan BHXH và nộp BHYT cho cơ quan y tế cụ thể tính như sau:

- Thủ tục thanh toán BHXH cho CBCNV: Đối với trường hợp nghỉ hưởng lương BHXH thì phải có chứng từ hợp lệ làm căn cứ lập các phiếu thanh toán BHXH, tổng hợp ngày nghỉ BHXH và bảng tổng hợp ngày nghỉ và số tiền BHXH phải trả. Các trường hợp xin nghỉ phải lập “ Giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản “. Giấy này được cơ quan quản lý y tế lập khi khám bệnh.

Đối với trường hợp nghỉ đẻ: Thời gian được nghỉ theo quy định là 4 tháng và được hưởng 100% lương và được thêm 1 tháng tiền trợ cấp ngoài ra khi làm BHXH phải có giấy khai sinh của con do UBND phường, xã kèm theo phiếu nghỉ BHXH thì mới được thanh toán.

Căn cứ vào số ngày nghỉ do ốm đau thai sản... được ghi trong giấy chứng nhận có xác nhận phần % được hưởng lương trợ cấp BHXH.

Công thức tính: Lương trợ

cấp ốm đau =

Hệ số + phụ cấp ( nếu có) x lương tối thiểu

26

x Số ngày

nghỉ x 75 %

Ví dụ: Giấy chứng nhận nghỉ ốm của công nhân Trần Ngọc Tiến Lương tối thiểu = 350.000 đ ( áp dụng tại thời điểm tháng 07/2006 )

GIẤY CHỨNG NHẬN Mẫu số CO3 - BH NGHỈ HƯỞNG LƯƠNG BHXH Ban hành theo QĐ số 140 Số : 1125 1999/QĐ-BTC

Ngày 15/1/1999 của Bộ tài chính Họ và tên: Trần Ngọc Tiến

Tuổi: 30

Nghề nghiệp: Thợ lò

Đơn vị công tác : Phân xưởng khai thác 3 Lý do nghỉ việc: Cảm thương hàn

(Từ ngày 02/07/2006 đến hết ngày 06/07/2006)

Xác nhận phụ trách đơn vị Ngày 30 /06/2006 Số ngày thực nghỉ là 5 ngày Bác sĩ khám bệnh Ký, họ tên và đóng dấu Ký, họ tên và đóng dấu

Công nhân Trần Ngọc Tiến là:nghỉ ốm, vậy mức trợ cấp được hưởng là 75%. - Lương bình quân ngày của công nhân Trần Ngọc Tiến là:

350.000 x 2.63 = 35.404đ

26

Số tiền được hưởng BHXH của anh Trần Ngọc Tiến là: 35.404 x 5 x 75% = 132.764 đ

Từ giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH kế toán BHXH tính số tiền nghỉ BHXH vào mặt sau của tờ giấy chứng nhận nghỉ việc

PHẦN BHXH ĐƯỢC HƯỞNG Số sổ BHXH: 100662780

1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 5 ngày 2. Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ : 5 ngày

3. Lương tháng đóng BHXH : 920.500đ 4. Lương bình quân ngày : 35.404 đ 5. Tỷ lệ % hưởng BHXH : 75% 6. Số tiền hưởng BHXH : 132.765đ

Ngày 5/08/2006

Cán bộ cơ quan BHXH Phụ trách BHXH của đơn vị Ký, họ và tên Ký, họ và tên

Cuối tháng căn cứ vào Giấy chứng nhận nghỉ hưởng lương BHXH kế toán lên bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH của Công ty chi tiết cho từng phân xưởng, cá nhân CBCNV trong toàn Công ty sau đó tổng hợp lên bảng quyết toán trợ cấp bảo hiểm xã hội để chuyển lên Công ty BHXH thanh toán tiền lương nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho CBCNV trong tháng.

Cụ thể trong tháng 07/2006 tổng số tiền BHXH mà Công ty phải trả cho CBCNV là 20,052,542đ. Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH phản ánh phần phải nộp cho cơ quan bảo hiểm cấp trên tập hợp vào nhật ký chứng từ số 7

* Sổ cái TK 338: ( Biểu số : 3.21)

Nội dung: Phản ánh tổng hợp tất cả các số phát sinh tăng giảm của TK 338 trong từng tháng và cả năm

Cơ sở ghi: Căn cứ các nhật ký chứng từ số 1, số 7 và bảng phân bổ tiền lương và BHXH

Biểu số : 3.21 CÔNG TY THAN HẠ LONG

XÍ NGHIỆP THANH THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn: Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w