2.1.2.1. Tình hình kinh tế.
Kinh tế của tỉnh Viêng Chăn đã tiếp tục phát triển vững vàng, liên tục giữ vững tỷ lệ phát triển kinh tế với nhịp độ 8,6%/năm, vượt kế hoạch 0,6%, so với năm 2005 là hơn 13,9% trong đó: ngành nơng nghiệp tăng 4,5%/năm, ngành cơng nghiệp tăng là 13,5%/năm, ngành dịch vụ tăng 17,3%/năm; tổng thu nhập quốc dân (GDP) 3.030 tỷ kíp, tổng thu nhập bình qn đầu người từ 332,5 USD/người/năm (2005), và 751,4 USD/người/năm (2011), trong (GDP) bao gồm: nông nghiệp 46,5%, công nghiệp 34,7% và dịch vụ 18.8%, tổng thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh đạt 624,14 tỷ kíp chiếm 131,80% của kế hoạch, tổng chi ngân sách nhà nước tồn tỉnh tới 877,9 tỷ kíp chiếm 99,98% của kế hoạch. Năm 2011 tổng giá trị xuất khẩu là 30,39 triệu USD so với năm 2005 tăng lên 24% và tổng giá trị nhập khẩu của tỉnh là 14,67% triệu USD so với năm 2005 là tăng lên 14%.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực.
Dân số của toàn tỉnh đến năm 2012 là 473.127 người. Mức độ dân số trung bình là 20 người/km2, trong đó có 62,3% là dân tộc Lao Lum, 15,7% là dân tộc Lao Thâng và 21,8% là dân tộc Lao Sủng, tỷ lệ tăng dân số là 2,5%/năm, 74,7% nhân lực của dân số là nông nghiệp, 6,4% công nghiệp và 18,9% dịch vụ. Số người trong tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân có 208.500 người chiếm 44%, lao động thuộc khối ngành quản lý Nhà nước có 8.585 người, chiếm 1,8% của dân số tồn tỉnh, lao động trong khối doanh nghiệp
khoảng trên 200.000 người chiếm 42,27%. Trình độ dân trí của nhân dân phần lớn cịn thấp, lao động phần lớn là lao động phổ thông.
2.1.2.3. Đặc điểm về giáo dục.
Trong 5 năm vừa qua vấn đề giáo dục đã phát triển dựa trên 3 kế hoạch lớn mà bộ giáo dục đã đề ra. Các mục tiêu mà kế hoạch đề ra phần lớn đã đạt được. Giáo dục được sự đầu tư của nhà nước và đóng góp tồn xã hội ngày càng lớn. Các dự án giáo dục được đầu tư từ nguồn vốn ODA, NGO ngày càng đã tăng lên. Thể hiện ở các điểm chính sau:
- Tồn tỉnh Viêng Chăn có 682 trường học, trong đó 82 trường mầm non từ 3 - 5 tuổi, tỷ lệ trẻ em đi học đạt được 23,95% tăng lên 11% so với năm 2005, 502 trường tiểu học của nhà nước và tư nhân, tỷ lệ học sinh đến trường 11,9%, so với năm 2005 giảm xuống 10, 25%, tỷ lệ học sinh thi học kỳ đạt 96,51% (vượt mục tiêu của bộ giáo dục đưa ra 5,51%) so với năm 2005 là tăng lên 2,76%, số lượng học sinh vùng nông thơn ,vùng sâu vùng xa là 50 - 60 người/phịng học, 98 trường học phổ thơng cả nhà nước và tư nhân, có 42.451 học sinh, so với 5 năm qua là tăng lên 5 trường bằng 5,87%, tỷ lệ số học sinh vào học trường phổ thông cơ sở là đạt 78,19%, tăng lên 8,89%, trường phổ thông trung học 42,23%, giảm xuống 23,87% (vì tăng thêm số lớp học trong trương trình đào tạo từ 11 lớp học/3 cấp lên 12 lớp học/3 cấp học). Đặc biệt là đầu tư giáo dục của tư nhân đã tăng lên cả học phổ thông và chuyên nghiệp.
- Đã tổ chức giảng dạy cho những người từ 6 - 40 tuổi và 15 - 40 tuổi tất cả có 4.036 học sinh, nữ 2.505 học sinh. Đến nay việc xóa mù chữ đạt 89%, riêng số học sinh tốt nghiệp trường bổ túc tiểu học đã đạt được ở 10 huyện và tiếp tục sẽ có thêm 3 huyện nữa. Hàng năm tỉnh đã tổ chức, cho phụ nữ mà không đủ điều kiện đi học cho đi bổ túc học nghề như: nghề may, nghề nấu, nghề trang điểm khoảng 40, dưới sự giúp đỡ của các cơ quan tình nguyện Nhật Bản. Thực hiện phối hợp đào tạo với trường đại học Vinh (Việt Nam) nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học vào học đại học Vinh 20 người, trong đó có nữ 3 người, học bằng vốn tự túc.
- Tồn tỉnh Viêng Chăn hệ thống thư viện cơng cộng có 1 phịng, phịng thư viện trong trường học có 2 phịng, và 113 phịng đối với người thích đọc, 2 phịng thư viện của bản, so với 5 năm trước đó số phịng thư viện đã tăng lên 1 phịng, phịng thích đọc tăng lên 61 phòng bằng 50%, xây dựng 3 phòng thư viện của cơ quan tổ chức như: thư viện quốc gia, cơ quan ALC, SVA.
- Từ năm 2006 - 2010 đã tổ chức bổ túc và thi học sinh giỏi tồn quốc cấp phổ thơng, học sinh của tỉnh Viêng Chăn đạt loại giỏi thứ 1, 2 và 3 của mơn tốn và đứng thứ 2 mơn hóa. Ngồi ra tỉnh Viêng Chăn có 2 học sinh giành được học bổng đi thăm quan Nhật Bản trong thời gian 15 ngày. Đặc biệt, sở giáo dục tỉnh đã nhận cờ chiến thắng, là tấm gương về thực hiện công việc phát triển giáo dục nhất là ở huyện Viêng Khăm có 10 người đạt danh hiệu giáo viên giỏi do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo chứng nhận.
- Đã kết thúc việc thử nghiệm mơ hình giáo dục mới ở huyện Phương, Xa Na Kham, và để lại bài học làm tấm gương áp dụng cho các địa phương khác, tỉnh đã quan tâm, củng cố chất lượng của giáo dục nhất là môn ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng anh và bắt đầu đưa vào chương trình học tập từ lớp 3 và đã đạt được khoảng 80% số trường trong toàn tỉnh.
2.1.1.4. Các tài nguyên nổi trội. + Tài nguyên nước:
- Nước mặn: Đồng bằng Viêng Chăn có 2 sơng lớn chạy qua là sơng
Mê Cơng và sông Năm Ngừm. Sông Mê Cơng với tổng lượng dịng chảy lũ chiếm 80% tổng lượng dịng chạy năm, sơng Năm Ngừm tuy có diện tích lưu vực nhỏ nhưng có khu vực mưa lớn là huyện Văng Viêng nên cường độ dòng chảy phụ thuộc lớn vào lượng mưa thượng nguồn.
- Nước ngầm: Cho đến nay chưa có tài liệu điều tra về nước ngầm trên địa bản tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế nước ngầm vẫn được khai thác sử dụng. Ở những nơi đã khai thác, tầng chứa nước ngầm trung bình từ 5 - 25m. Tuy áp lực khơng lớn nhưng đã phát huy khá tốt vai trò cấp nước sinh hoạt cho dân cư.
Đánh giá một cách tổng quát về điều kiện nhiệt, ẩm của tỉnh Viêng Chăn có thể thấy rằng ở đây hội tự khá đẩy đủ các điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều ngành nghề kinh tế nông nghiệp như là các cây trồng nhiệt đới, trong đó quan trọng nhất là lúa, các cây lương thực thực phẩm, các cây cơng nghiệp ngắn ngày mà có giá trị tiêu dùng hay xuất khẩu cao, thuận lợi cho việc chăn nuôi với quy mô lớn, phát triển công nghiệp chế nông sản.... Nhưng để đảm bảo giữ nước và cung cấp nước cho các ngành kinh tế trên thì phải xây dựng các cơng trình thủy lợi kiên cố, để cung cấp nước tưới, nhất là vào mùa khô.
+ Tài nguyên đất - tài nguyên rừng:
Tỉnh Viêng Chăn là tỉnh phong phú bằng tài nguyên rừng và lâm sản nhiều loại, chủ yếu là đất mùn trên núi cao (khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên). Dọc theo các bờ sông là đất phù sa được bồi, phù sa ngòi suối và đất cát. Chiều dày đất canh tác từ 30 cm - 60 cm, phía dưới là đất sét hoặc là đất thịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh là đất lâm nghiệp (trên 1.039.000 ha) chiếm 75% của diện tích tự nhiên. Đất nơng nghiệp chỉ có khoảng 456.930 ha chiếm 19% diện tích tự nhiên, tập trung ở dọc sông Mê Công các huyện Xa Na Kham, Phương và Mẹt, một số diện tích phân tán dọc theo quốc lộ 13 thuộc huyện Ca Xỉ. Diện tích nơng nghiệp chỉ có khoảng 382.000 ha, trong đó diện tích trồng lúa (nương, ruộng) là 69.629 ha, với năng suất đạt 289.752 tấn, tính bình qn đầu người là 600 kg/người/năm. Hệ số sử dụng đất còn rất thấp, khoảng 1,5 - 2 lần/năm. Đất xây dựng chưa đảng kể, chỉ chiếm 0,7% diện tích tự nhiên.
Năm 2010 diện tích rừng khoảng 928.138 ha, chiếm trên 75% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn là 356.653 ha, rừng tái sinh là 286.319 ha và rừng khác là 285.166 ha; có nhiều loại gỗ q như: cây thơng, pơ mu, tếch, lim, sến, táu, chò, trác và các loại tre vầu nứa. Trữ lượng gỗ kinh tế còn lớn, tập trung ở huyện Mẹt và ở một phần núi cao của huyện Xa Na Kham và huyện Phương.... Ngồi ra rừng Viêng Chăn cịn có một số lâm sản quý như cây chổi để lấy tinh dầu, nhựa cánh kiến, sa nhân, song mây, trầm hương, thú rừng...