3.3. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Viêng
3.3.7. Giải pháp về kết cấu hạ tầng
Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược hướng về nông thôn và mở rộng quan hệ với nước ngồi những năm cịn lại để làm thay đổi bộ mặt nơng thơn và đưa đất nước khỏi tình trạng kém phát triển. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã ghi về vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng: “phải chú ý phát triển kết cấu hạ tầng của kinh tế cho thuận lợi, hiện đại, đều khắp và có chất lượng”. Trong sản xuất hàng hố vận động theo cơ chế thị trường thì kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vị trí quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng và củng cố, hoàn thiện cơ cấu kinh tế.
Đối với kinh tế nông thôn, nếu sản xuất nông nghiệp một khi đã đi vào sản xuất hàng hoá, hướng ra thị trường, hướng mạnh vào xuất khẩu thì đồng thời địi hỏi phải có sự tác động của các ngành (giao thông vận tải, công nghiệp phục vụ nơng nghiệp, bưu chính viễn thơng, ý tế, giáo dục, v.v…).
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của tỉnh nói riêng, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nơng thơn của tỉnh cịn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập gắn với tính đặc thù của tỉnh. Chính vì cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, thiếu thốn nên tiềm năng kinh tế nơng thơn của tỉnh cịn lớn, song khai thác sử dụng chưa có hiệu quả cao.
Để phát huy tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Viêng Chăn phải nâng cao trình độ và hồn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng. Muốn vậy cần phải tập trung xử lý tốt các vấn đề sau đây:
Một: Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, giao thơng,
điện, nước sạch… để phục vụ yêu cầu sản xuất, đời sống và giao thông thuận tiện. Do giao thơng có vai trị rất quan trọng góp phần đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh. Giao thông phát triển tạo điều kiện cho q trình giao lưu hàng hố, thúc đẩy quá trình hình thành các trục, các tụ điểm giao lưu hàng hoá, giúp cho người sản xuất tiếp cận với thị trường. Đường bộ cần giải quyết đường liên các huyện miền núi cịn gặp khó khăn, để khai thác được thế mạnh của từng vùng đồng thời bổ sung cho nhau giữa các vùng, miền trong tỉnh tạo điều kiện phát triển đồng đều trong tỉnh.
Hai: Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống công nghiệp, nhất là công
nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản tỉnh có thế mạnh, cơng nghiệp sản xuất thức ăn gia cầm, gia súc… Sự phát triển các ngành nghề cơng nghiệp chế biến này có vai trị quan trọng đối với phát triển nông - lâm nghiệp và kinh tế - xã hội. Bởi vì nó vừa là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Viêng Chăn có sự cân đối giữa các ngành, vừa là nhân tố đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh tế - xã hội phát triển.
Ba là: Tập trung xây dựng một số trung tâm nghiên cứu có tầm cỡ khả
năng giải quyết các vấn đề thực tiễn tỉnh đặt ra, cơ sở nghiên cứu khoa học hiện có phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là về nơng nghiệp đang địi hỏi thầm canh, thay đổi giống lúa, con giống, vật nuôi… cung cấp đẩy đủ mối vùng.
Bốn: Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp gồm: dịch vụ, thuỷ lợi,
thông tin và chuyển giao công nghệ mới, điện, giao thông vận tải, cung ứng vật tư cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến, giáo dục, ý tế, văn hoá…