3.3. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Viêng
3.3.3. Giải pháp về vốn
Vốn là yếu tố sống còn của mọi đơn vị sản xuất - kinh doanh, là điều kiện quyết định đến sự phát triển của nền nông nghiệp.
Thực tiễn phát triển nền nơng nghiệp ở CHDCND Lào nói chung, ở tỉnh Viêng Chăn nói riêng trong những năm qua cho thấy: do thiếu vốn nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là thủy nông xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu thâm canh cao và phát triển bền vững. Do thiếu vốn nên không thể phát triển được những vùng trọng điểm trong tỉnh, khơng thể phát triển nơng thơn một cách tồn diện, các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư chậm được thực hiện; những tiến bộ khoa học - kỹ thuật không được mở rộng áp dụng vào sản xuất, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả trong nền nông nghiệp thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường yếu kém…
Trong những năm qua, vốn đầu tư ngân sách nhà nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn có xu hướng tăng lên, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về phát trển nông nghiệp hàng hóa. Vốn đầu tư xã hội tỉnh Viêng Chăn 1767 cơng trình trong 5 năm (2006-2011) với giá trị là 3.772 tỷ kíp, trong đó 760 cơng trình của nhà nước với giá trị 229,58 tỷ kíp, 120 cơng trình nước ngồi với giá trị 2.873,49 tỷ kíp, 109 cơng trình tư nhân (trong nước) có có giá trị 668,93 tỷ kíp và 78 cơng trình của tư nhân (nước ngồi) có giá trị 3.772 tỷ kíp.
Qua các số liệu trên cho thấy: vốn đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu để sản xuất hàng hóa lớn. Để có thể huy động khai thác và sử dụng hợp lý về vốn tín dụng cho phát triển sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, trong những năm tới Nhà nước và Trung ương cần:
Một là: Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông - lâm
- ngư nghiệp và nông thôn tỉnh Viêng Chăn. Tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như (thủy lợi, giao thơng, điện); khai hoang phục hóa; đầu tư vào các ngành cơng nghiệp phục vụ nông - lâm nghiệp (sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, cơ khí trang bị cho chế biến nơng - lâm - thủy sản); đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong ngành nơng nghiệp.
Hai là: Có chính sách khuyến khích huy động vốn trong dân, vốn của
các thành phần kinh tế để đầu tư vào thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và phát triển nông nghiệp.
Ba là: Phát triển đa dạng hóa các hình thức tín dụng nơng thơn, khuyến
khích mọi hình thức tín dụng nhằm hỗ trợ vốn cho nơng dân. Có chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa,… Đơn giản hóa các thủ tục vay mượn vốn, ban hành hệ thống lãi suất tín dụng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi, tin cậy cho nơng dân vay và góp vốn.
Bốn là: Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình
cơ sở sản xuất… Dành vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, vùng sâu vùng xa.
Đầu tư vào nơng nghiệp là có mạo hiểm lớn vì nơng nghiệp là lĩnh vực rủi ro lớn do ảnh hưởng bởi các yếu tố thiên nhiên, thêm vào đó nhà nước chưa có chính sách ưu đãi thỏa đáng, thủ tục hành chính cịn nhiều phiền hà, nền nông - lâm - ngư nghiệp kém sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi.
Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu và hồn thiện chính sách nơng nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, một cách mạnh mẽ. Cần phải thay đổi cơ bản chính sách dầu tư.
Trong điều kiện kinh tế của tỉnh chưa phát triển nguồn thu cho ngân sách cịn ít, tỉnh càng phải tích luỹ nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Viêng Chăn cần tập trung vào các hướng ( khai thác vốn từ xây dựng cơ bản), ngân sách và vốn tài trợ quốc tế các dự án vốn giải quyết việc làm, vốn xố đói giảm nghèo, khai thác vốn vay của ngân hàng thơng qua chính sách huy động vốn trong nhân dân và Nhà nước. Trên cơ sở nguồn vốn đó tỉnh xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và phúc lợi xã hội. Những năm trước đây việc huy động vốn và cung cấp vốn từ ngân sách Nhà nước trong khu vực kinh tế nói chung cịn thấp so với yêu cầu thực tiễn. Trong những năm đổi mới, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước và kinh tế xã hội nơng thơn thì các chủ trương, các chính sách huy động vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nơng thơn có nhiều chuyển biến. Bên cạnh việc tiếp tục huy động vốn, đầu tư ngân sách Nhà nước đã hướng những nỗ lực nhằm động viên khuyến khích mọi nguồn vốn trong dân cư, của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh và tranh thủ nguồn vốn các dự án nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong tỉnh.
Trong những năm tới, để tăng cường hiệu quả của việc sử dụng vốn đúng hướng và phù hợp với các dự án trước mắt cần thay đổi cơ cấu đầu tư. Nguồn vốn Nhà nước và các thành phần kinh tế, các tổ chức nước ngoài trên cơ sở tỉnh cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng nhu cầu cần thiết của tỉnh và
xem xét khả năng cung ứng vốn đầu tư. Tránh tình trạng lập nhiều dự án lớn thực hiện cùng một thời gian. Bài học những năm qua cho thấy, tỉnh chưa thanh toán được đối với một số cơng trình. Bởi vì, vốn có hạn lại phân tán. Cuối cùng làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thiếu vốn. Thay đổi cơ cấu cho vay theo đối tượng và tình chất sản xuất của đối tượng vay. Trong khối ngân hàng nông nghiệp phần cho vay trực tiếp để hộ cần tăng thêm trong tổng số tiền cho vay vốn và tuỳ theo tính chất sản xuất và thời gian đúng hợp lý hơn. Vì trong sản xuất nơng nghiệp chu kỳ sản xuất, cây trồng vật ni ít nhất cũng 6 tháng. Nếu đầu tư phát triển ngành nghề cho nông nghiệp, nơng thơn thì thời gian có thể dài hơn và số lượng có thể nhiều hơn. Tạo điều kiện cho nơng dân mạnh dạn đầu tư cho các ngành nghề trong nơng nghiệp. Mặt khác, tính kịp thời và dài hạn sẽ tạo điều kiện để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Nhìn chung, để đảm bảo cho sự phát triển tồn diện kinh tế - xã hội nơng thơn nói chung, nơng thơn Viêng Chăn nói riêng, thúc đẩy sản xuất hàng hố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố thì vấn đề vốn giữ vai trị quan trọng. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tạo vốn cho nông dân, Nhà nước và tỉnh Viêng Chăn cần phải tạo vốn đầu tư, cho vay bằng hình thức ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tuỳ theo điều kiện cụ thể, và tính chất ngành sản xuất kinh doanh. Ngồi việc huy động vốn đầu tư trong nước từ các thành phần kinh tế với các chính sách hấp dẫn, ưu đãi thuế, lãi suất…cần được Nhà nước tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách (kể cả vốn tài trợ quốc tế) cho các ngành mũi nhọn, các vùng trọng điểm trong tỉnh. Mặt khác, tạo mơi trường thuận lợi, kêu gọi đầu tư nước ngồi lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội vào việc tạo thêm nguồn vốn làm ăn cho dân cư nông thôn, đông thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.