Đối với khâu tìm kiếm khách hàng: Công tác marketing chưa được quan tâm đúng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ (Trang 58 - 60)

3.2 .MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TYCỔ PHẦN

4.3.2.1 Đối với khâu tìm kiếm khách hàng: Công tác marketing chưa được quan tâm đúng

đúng mức

Điểm mạnh của cơng ty là có những khách hàng truyền thống lâu năm, giúp công ty tiết kiệm được chi phí trong q trình giao dịch và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên cũng vì lý do này mà công ty đã chủ quan không chú trọng vào việc tìm kiếm khách hàng mới, mà phần lớn phụ thuộc vào bên trung gian. Đây là một điểm rủi ro rất lớn cho cơng ty vì trước bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, nếu các đối tác này đột ngột cắt giảm đơn hàng, tìm người sản xuất thay thế với mẫu mã đa dạng và chi phí thấp hơn, thì sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

4.3.2.2. Đối với công tác quản lý nhà cung cấp: công ty chủ động trong việc lựa chọn nhà

cung cấp, tuy nhiên công tác quản lý nhà cung cấp nguyên phụ liệu không hiệu quả

- Đối với các trang thiết bị cơng ty đã có, các nhà liên doanh cung cấp các trang thiết bị máy móc như: Việt Tiến Tung Shing, Clipsal…

- Nhà cung cấp vải: Thành Cơng, Trung Nam, Cơng ty Đức Hồng, Cơng Ty TNHH Dệt Daewon Việt Nam, Công ty Pangrim… và nhập khuẩu vải từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ.

- Về phụ liệu ngành may thì có các liên doanh như: Golden-Viec, Việt Phát, nút ở Việt Thuận VTEC, nhãn của xí nghiệp Dệt Nhãn, chỉ ở Phong Phú.

- Ngồi ra cơng ty cịn có mối quan hệ tốt với các công ty vận tải, vận chuyển, cảng, hải quan để tạo thuận lợi cho việc sản xuất và vận chuyển nhanh chóng.

- Về nguồn vốn: công ty là khách hàng quen thuộc của ngân hàng Công Thương, ngân hàng Đông Á và ngân hàng Ngoại Thương TP Hồ Chí Minh, là những nơi chuyển gởi và thanh toán hoặc mở L/C và là nơi cơng ty có thể vay vốn khi cần thiết.

Như vậy ở mỗi lĩnh vực cơng ty đều có nhà cung ứng riêng, Số lượng quy mô nhà cung cấp hiện tại của công ty rất lớn, tương lai ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cho ngành dệt may hơn, từ đó cơng ty sẽ chủ động hơn trong sản xuất, điều này cho thấy

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

50

cơng ty khơng q lệ thuộc vào một nhà cung cấp. Vì thế tránh được tình trạng bị nhà cung cấp ép giá, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơng ty trong việc lựa chọn đầu vào thích hợp.

Các nhà cung cấp được lựa chọn khi đáp ứng hai tiêu chuẩn quốc tế là AQL 2.5 và AQL 4.0 (bao gồm giám định hàm lượng formaldehyl, các amin và các hóa chất có hại khác trên nguyên liệu dệt may). Tuy nhiên việc đàm phán với nhà cung cấp chủ yếu thông qua email. Cơng ty khơng có đại diện kiểm sốt chất lượng vải tại nước nhập khẩu nguyên phụ liệu nên sự mua bán dựa trên sự tin cậy giữa hai bên.

Đối với hình thức gia cơng thì hầu hết 90% nguyên phụ liệu là nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với hình thức FOB, ngun phụ liệu do cơng ty mua nhưng do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc Việt Tiến phải nhập khẩu từ nước ngồi vì nguồn ngun liệu trong nước khơng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao. Nên ta có thể thấy, đầu vào của Việt Tiến hầu như phụ thuộc vào đa số các nhà cung cấp nước ngoài và một phần các công ty thương mại trong nước. Điều này dẫn tới việc khi có biến động thị trường sẽ ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động của công ty, thể hiện qua việc tăng giá đột ngột của nhà cung cấp khi có biến động giá cả và thị trường, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng nguyên liệu đầu vào không đồng nhất làm ảnh hưởng sản phẩm sản xuất ra. Đây là điểm bất lợi nhất đối với các công ty may mặc ở Việt Nam so với các nhà sản xuất nước ngồi do khơng chủ động ngun liệu tự sản xuất trong nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành.

Thêm vào đó, đối với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngồi, do khoảng cách địa lý khá xa, khơng trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp mà chủ yếu chỉ thỏa thuận qua email, nên công tác quản lý nguồn cung cấp của Tổng Cơng ty vẫn cịn hạn chế, chưa mang tính hệ thống. Chính vì lý do này mà cơng ty thường xảy ra tình trạng các nhà cung cấp giao hàng trễ so với thời gian thỏa thuận, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ khách hàng. Đôi khi, để không gây ảnh hưởng lớn đến hàng xuất, doanh nghiệp phải chia sẻ chi phí vận chuyển với nhà cung cấp để có được chuyến tàu sớm nhất hoặc phải vận chuyển bằng máy bay. Ngồi ra Tổng cơng ty sử dụng nhiều nhà cung cấp nguyên phụ liệu khác nhau nên ít tạo được lợi thế về quy mơ, chi phí mua ngun vật liệu cao. Khơng xây dựng được mối quan hệ hợp tác với nhà cung

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

51

cấp, mà chủ yếu chỉ dừng ở mối quan hệ giao dịch. Mối quan hệ này tuy đơn giản, không cần sự can thiệp của lãnh đạo cấp cao, nhưng sẽ không nhận được sự ưu tiên, cũng như sự cộng tác làm thỏa mãn yêu cầu khách hàng từ phía nhà cung cấp, quy trình quản lý nhà cung cấp sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

4.3.2.3. Đối với khâu sản xuất

Bị động trong khâu thiết kế sản phẩm

Hiện nay hầu hết các đơn hàng của Tổng Công ty chỉ tạo mẫu theo thông số kỹ thuật của khách hàng. Từ chất liệu, cho đến kiểu dáng, đều phải thực hiện theo đơn hàng đã ký kết. trong khi năng lực của bộ phận thiết kế còn kém, chưa linh hoạt trong công việc. Các nhà thiết kế nên sử dụng thông tin đơn hàng để điều chỉnh thiết kế tập trung vào sản phẩm bán chạy nhất, phù hợp với xu hướng thời trang thế giới, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

 Nhiều hoạt động của công ty không mang lại giá trị gia tăng trong tồn bộ hoạt động quy

trình xuất khẩu

Tuy đã áp dụng sản xuất tinh gọn (Lean) vào trong quy trình xuất khẩu, nhưng vẫn có những cơng đoạn trong quy trình hoạt động xuất khẩu của của Tổng công ty chưa thật sự gia tăng giá trị cho hoạt động xuất khẩu như lãng phí do thường xuyên sửa chữa sản phẩm lỗi. Lãng phí này thường phát sinh trong quá trình kiểm tra thành phẩm, khiến Tổng Cơng ty phải thu hồi sản phẩm và sửa chữa cho kịp tiến độ giao hàng. Những lỗi do sản phẩm may không đạt yêu cầu gây tổn thất lớn, làm mất cơ hội kinh doanh, sụt giảm uy tín thương hiệu, mất thời gian trong việc sửa chữa chứng từ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)