TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ (Trang 41 - 45)

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Ngành dệt may từng là một ngành then chốt trong nền công nghiệp Nhật Bản, công nghiệp dệt may từng là động lực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Nhưng giờ đây, sức cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng lên tại những nước Châu Á có nguồn lao động giá rẻ như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam… làm cho năng lực xuất khẩu của ngành dệt may Nhật Bản ngày càng suy giảm. Các hãng sản xuất chủ yếu không ngừng thay thế mặt hàng sản xuất kinh doanh chính theo hướng chú trọng đến hàng gia công hơn là nguyên liệu như chuyển từ hàng sợi sang hàng dệt, rồi sang hàng may mặc

Theo phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), mức tiêu thụ hàng may mặc hàng năm lên tới trên 40 tỷ USD, sản xuất trong nước chỉ có 5% cịn lại 95% là nhập khẩu, Nhật Bản là thị trường màu mỡ cho các nước xuất khẩu hàng dệt may trong đó có Việt Nam. Thời gian gần đây, Nhật Bản đã nhiều lần vượt qua cả khối EU trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Mỹ. Thị trường này vẫn tiếp tục phát triển trong vài năm vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu.

3.1.1. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa. Sống trong mơi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản thường địi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa, bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi. Những vết xước hàng hóa trong q trình vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lơ hàng và ảnh hưởng đến uy tín.

Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hóa Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngồi là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Trang phục yêu cầu có phần khác nhau tùy theo từng ngành và từng loại cơng việc, nhưng thường thì những người làm công việc giao dịch cần

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

33

đặc biệt lưu ý. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hồn cảnh cơng việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của cơng ty. Trong giáo dục và đào tạo nhân viên, khơng ít cơng ty, ngay cả công ty khơng thuộc ngành dịch vụ cịn hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cả cách để đầu tóc, móng tay.

Đối tượng mua hàng chủ yếu là những phụ nữ nội trợ đi mua hàng ngày, có nhiều thời gian (tình trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại cơng ty vẫn cịn phổ biến) nên họ rất quan tâm đến sự thay đổi về giá và về mẫu mã hàng hóa. Tuy vậy, tâm lý thích dùng hàng xịn, hàng đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Mặt khác, tính đa dạng của sản phẩm là yếu tố vơ cùng quan trọng cho việc thâm nhập thị trường.

Một đặc điểm xã hội Nhật Bản là sử dụng phổ biến comple và cravat. Ngay cả đến những người lao động khơng làm việc trong văn phịng hay kinh doanh cũng mặc comple, thắt cravat đi làm. Sau khi đến chỗ làm, họ thay trang phục, mặc quần áo lao động và khi công việc kết thúc, họ lại mạc comple trở về nhà.

Hầu như các gia đình Nhật Bản khơng có hệ thống sưởi trung tâm. Để bảo vệ môi trường, nhiệt độ điều hòa trong nhà ln được khuyến khích khơng để ở mức quá ấm (nhiệt độ cao) hoặc quá mát, bởi vậy quần áo trong nhà mùa đông của người Nhật phải dày hơn áo dùng trên thị trường Hoa Kỳ. Người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì khơng gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Vì vậy, quy mơ các lơ hàng nhập khẩu hiện nay có xu hướng nhỏ hơn nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn. Ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng Nhật Bản rất cao. Các cửa hàng và doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá nhiều, các vỏ sản phẩm được thu hồi và tái chế.

Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước có dân số già. Thị trường Nhật Bản sẽ hướng tới phục vụ nhu cầu và sự hưởng thụ của những người già.

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

34

Thị trường may mặc Nhật Bản thay đổi theo mùa rất mạnh, nhất là mùa tháng 3 – 4 để chuẩn bị cho ngày lễ Golden Week và tháng 9 – 10 nhập hàng cho Noel và Tết. Thời kỳ mùa hè và mùa Noel là 2 kỳ giảm giá mạnh trong năm nhưng lại nhập khẩu nhiều.

3.1.2. Tình hình cạnh tranh ở thị trường Nhật Bản

BẢNG 3.3 – KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA NHẬT BẢN THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012-2014

Các nước xuất khẩu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn USD) Tỷ trọng (%) China 31.895.363 72,53 30.566.308 70,53 27.388.783 66,88 Việt Nam 2.530.433 5,75 2.879.041 6,64 3.250.714 7,93 Indonesia 1.270.188 2,88 1.408.557 3,25 1.459.195 3,56 Italy 1.164.526 2,64 1.204.873 2,78 1.139.933 2,78 Thailand 859.883 1,95 921.856 2,12 975.591 2,38 Korea 707.840 1,60 639.486 1,47 593.272 1,45 Bangladesh 520.829 1,18 611.246 1,41 696.609 1,70 Khác 5.087.643 11,57 5.070.566 11,70 5.454.690 13,32 Thế giới 43.972.720 100 43.338.176 100 40.951.126 100

( Nguồn: Website http://wits.worldbank.org )

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng qua các năm Trung Quốc luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua Nhật Bản. Năm 2012 đạt 31.895.363 ngàn USD, năm 2013 đạt 30.566.308 ngàn USD, năm 2014 đạt 27.388.783 ngàn USD. Do lợi thế về giá nhân công rẻ và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên giá trị này đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc xuất phát từ việc quan hệ song phương căng thẳng liên quan tới việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thêm vào đó kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng chậm lại, mức tiêu thụ suy giảm. Chi phí lao động tại các đơ thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu tăng quá nhanh, gấp đơi sau 5 năm. Ngồi ra chính sách của Trung Quốc có sự thay đổi, từ ưu tiên thu hút doanh nghiệp nước ngoài sang phát triển về chất lượng các ngành sản xuất, hướng

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

35

ưu tiên sang lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ. Đây là nguyên nhân khiến mơ hình sản xuất dựa trên giá lao động rẻ khó có thể tồn tại.

Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản, nhưng trong 3 năm ln đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc. Và tăng đều qua các năm năm 2013-2012 tăng 348.608 ngàn USD tương đương 13,78%. Năm 2014-2013 tăng 371.673 ngàn USD tương đương 12,91%. Việt Nam có con số tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Nhật Bản đáng kể nhất trong tất cả các quốc gia có quan hệ giao thương hàng dệt may với Nhật Bản. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với ngành dệt may Việt Nam. Lý giải cho điều này là do tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành tương đối ổn định. Các doanh nghiệp có sự chuẩn bị khá tốt về nhân lực, nguyên phụ liệu cho sản xuất nên kim ngạch xuất khẩu của ngành có sự tăng trưởng đáng kể. Điều này cịn khẳng định cho xu thế tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc của các nhà đầu tư Nhật Bản, và một trong những điểm đến lý tưởng tiếp theo là Việt Nam, một trong những quốc gia có nguồn lao động giá rẻ.

Nước giữ vị trí thứ 3 là Indonesia, Indonesia được nhiều nhà đầu tư Nhật bản quan tâm nhiều vào ngành dệt may để tận dụng nguồn lao động giá rẻ

Italy giữ vị trí thứ tư, do xu hướng tiêu dùng hàng hiệu của người Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt rất thích mặc vest, và các hãng thời trang nổi tiếng của Italy về mặt hàng này luôn được ưa chuộng.

Các quốc gia còn lại như Thailand, Korea, Banglades do tận dụng lợi thế nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao nhưng khá rẻ để tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí. Riêng Korea có xu hướng giảm qua các năm, và năm 2014 đã đánh mất vị trị thứ 6 vào Bangladesh.

Kết luận

Qua việc phân tích tình hình cạnh tranh dệt may trên thị trường Nhât Bản có thể nhận thấy, Việt Nam là thị trường nhập khẩu hàng dệt may và là bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản. Hiện nay một số doanh nghiệp Nhật Bản đã nhìn nhận Việt Nam như một giải háp thay thế thị trường Trung Quốc vốn tồn tại nhiều nguy cơ. Hơn thế nữa, việc chính phủ Trung Quốc điều

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

36

chỉnh cơ cấu sản xuất, ưu tiên sản xuất các sản phẩm cơng nghệ cao, ít quan tâm phát triển

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty Cổ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)