Trong tố tụng dân sự, luật sư tự mình tiến hành thu thập chứng cứ với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc với tư cách là người đại diện hợp pháp của đương sự, được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 22 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 về phạm vi hành nghề của luật sư: "Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật". Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về quyền, nghĩa vụ của người đại diện thì với tư cách là người đại diện hợp pháp của đương sự, luật sư có các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong đó có quyền, nghĩa vụ thu thập chứng cứ; với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư cũng có quyền và nghĩa vụ như của đương sự: thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự [27, Điều 76]. Như vậy, cho dù tiến hành thu thập chứng cứ với tư cách nào, pháp luật cũng đều có các quy định nhằm đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động thu thập chứng cứ nói chung và hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư nói riêng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 6 Điều 76 và khoản 6 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự: "Yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình" - luật sư với vai trị là người đại diện hay người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình thì đây cũng chính là quyền, nghĩa vụ của luật sư. Đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng đồng thời bị ràng buộc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tại Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, tòa án, viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có u cầu của đương sự, tòa án, viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu chứng cứ đó; trường hợp khơng cung cấp được thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, tòa án, viện kiểm sát [27].
Luật sư - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng một cách độc lập, như các chủ thể tố tụng khác, luật sư cũng có các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ được pháp luật tố tụng dân sự quy định như một quyền của luật sư khi tham gia tố tụng, quyền thu thập chứng cứ của luật sư còn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ theo điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012: "Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của luật này và quy định của pháp luật có liên quan". Và để đảm bảo cho hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư được thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất trên thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, pháp luật cũng quy định đi kèm theo đó những chế tài xử lý trong trường hợp cá nhân, tổ chức gây khó khăn, cản trở hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư:
Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoặc
cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [22, Điều 91]
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, của Luật Luật sư đã tạo một hành lang pháp lý thuận lợi khơng những có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án mà cịn có ý nghĩa đối với giải quyết vụ việc dân sự của tòa án trong việc thu thập chứng cứ, tạo điều kiện để tòa án thực sự trở thành cơ quan tài phán độc lập, bảo đảm tính khách quan trong q trình giải quyết vụ việc dân sự.