Những bất cập và nguyên nhân chủ yếu của pháp luật về vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63 - 69)

13 Lắp toàn bộ điện chiếu sáng trong khu vực sản xuất và bảo vệ công ty

2.3. Những bất cập và nguyên nhân chủ yếu của pháp luật về vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay

trò của luật sư trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong giai đoạn hiện nay vẫn bộc lộ những bất cập, các quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ cũng đang tồn tại những vấn đề cần được giải quyết.

- Về việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ

Khoản 3, khoản 4 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định: "Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu

cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tịa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tịa án mà khơng có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật". Đây là quy định rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn tố tụng, bởi trong rất nhiều vụ việc, những chứng cứ quan trọng có liên quan tới vụ việc khơng phải do đương sự nắm giữ mà do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, do đó, nếu đương sự, tịa án, viện kiểm sát khơng được giao quyền này thì sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp tài liệu, chứng cứ cịn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, khi u cầu tổ chức tín dụng cung cấp các thơng tin như về số tài khoản, số dư tài khoản, sao kê các lệnh chuyển và nạp tiền vào tài khoản của đương sự… thường bị từ chối bởi tổ chức tín dụng cho rằng việc cung cấp những thông tin trên là vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin tài khoản cho khách hàng. Bên cạnh đó, quy định trên cũng chưa làm rõ "lý do chính đáng" để cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ vào đó từ chối việc cung cấp tài liệu, chứng cứ là những lý do như thế nào, nên rất dễ xảy ra nhiều quan điểm trái ngược nhau về sự "chính đáng" của lý do từ chối cung cấp tài liệu, chứng cứ. Cũng chính vì thế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ tài liệu, chứng cứ nếu muốn từ chối hoặc kéo dài thời gian cung cấp thì có thể tạo ra nhiều lý do khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền cũng khó xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Đồng thời cũng theo quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, tuy nhiên việc xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này rất khó có cơ chế thực hiện do chưa có quy định pháp luật tương ứng áp dụng dẫn chiếu sang khi Luật xử lý vi phạm hành chính hay Bộ luật Hình sự hiện hành vẫn còn bỏ ngỏ về vấn đề này.

Tác giả xin đưa ra vụ việc cụ thể sau đây để thấy rõ được sự bất cập khi luật sư yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ.

Ông Vũ Hải V có đơn gửi tới Văn phịng Luật sư Minh Bạch quốc tế đề nghị cử luật sư đại diện giải quyết vụ việc của ông. Trên cơ sở đó, Văn phịng Luật sư Minh Bạch quốc tế cử Luật sư Nguyễn Văn Hoàng là người trực tiếp tham gia bảo vệ quyền, lợi ích cho ơng Vũ Hải V. Theo đó, ơng V trình bày có quen biết với anh Phạm Quang H, cán bộ tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) - chi nhánh Mỹ Đình quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, thỉnh thoảng anh H có cần tiền trong việc làm ăn nên nhờ ơng V cho mình mượn tiền và hứa đều trả đầy đủ. Vào ngày 12/06/2013 như mọi lần vì sự tin tưởng, ơng Vũ Hải V vẫn tiếp tục cho anh H mượn thêm khoản tiền 2 tỷ đồng. Đến ngày 26/7/2013, anh H có thơng báo trả lại số tiền 2 tỷ đồng bằng 02 (hai) giấy nộp tiền mỗi biên lai ghi số tiền là 1 tỷ đồng chuyển vào tài khoản số mở tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Mỹ Đình do ơng Vũ Hải V là chủ tài khoản. Với sự tin tưởng lâu nay nên ông cũng khơng nghi ngờ gì cho đến ngày 30/5/2014 ơng V cần tiền nên ra ngân hàng rút tiền thì phát hiện số tiền 2 tỷ của mình đã "bốc hơi" khỏi tài khoản. Khi ông V phát hiện số tiền trên bị rút ra khỏi tài khoản của mình mà khơng phải do mình ký giấy tờ (có dấu hiệu của việc mạo chữ viết, chữ ký trong ủy nhiệm chi), ông V đã làm đơn tố cáo gửi ngân hàng để điều tra về vụ việc trên và yêu cầu phía ngân hàng cung cấp bản sao kê tài khoản. Sau khi kiểm tra sao kê tài khoản ngân hàng của mình, ơng V phát hiện anh H lại chuyển trả cho ông V số tiền 2 tỷ đồng thơng qua hình thức chuyển khoản mà tại thời điểm đó ơng V khơng có mặt tại ngân hàng mà giấy ủy nhiệm chi vẫn được ghi tên và có chữ ký của ơng V. Kể từ thời điểm đó tới nay, đã 4 năm trôi qua, ông V đã nhiều lần làm đơn và gặp trực tiếp lãnh đạo VP Bank nhưng đều không được lãnh đạo ngân hàng này giải quyết thỏa đáng về khoản tiền bị mất.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hoàng - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đại diện Văn phòng Luật sư Minh Bạch quốc tế thì quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc kiểm soát ủy nhiệm chi:

Khi nhận được ủy nhiệm chi, ngân hàng phải kiểm sốt chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, cụ thể:

- Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, trong đó: Chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. Chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng trên chứng từ phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng nơi mở tài khoản.

- Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng phải kiểm soát nội dung chứng từ, thơng tin kỹ thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại,

khuôn dạng dữ liệu, mã chứng từ,...) theo đúng quy định về chứng từ điện tử. - Ngân hàng phải kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.

Nếu ủy nhiệm chi không hợp pháp, hợp lệ hoặc không được đảm bảo khả năng thanh tốn thì ngân hàng báo cho bên trả tiền để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho bên trả tiền.

Như vậy căn cứ vào thông tin và tài liệu ông V cung cấp, đối chiếu quy định pháp luật hiện hành quy định về việc giao dịch bằng ủy nhiệm chi thì sự việc trên của ơng V xảy ra tại ngân hàng VP Bank có dấu hiệu của hành vi giả mạo chữ ký.

Luật sư Nguyễn Văn Hồng đã cùng với ơng V u cầu VP Bank cung cấp phiếu ủy nhiệm chi bản gốc để gửi tới cơ quan chức năng giám định chữ ký của ông V trong phiếu là đúng hay chưa đúng, nhưng nhiều lần đề nghị, gửi văn

bản, trao đổi trực tiếp yêu cầu với VP Bank, tuy nhiên ngân hàng vẫn không cung cấp phiếu ủy nhiệm chi mà ông V cho rằng chữ ký trên ủy nhiệm chi này không phải là của ông. Lý do mà VP Bank đưa ra là Ngân hàng khơng có nghĩa vụ cung cấp phiếu ủy nhiệm chi này, luật sư khơng có quyền yêu cầu nên đến nay quyền và lợi ích hợp pháp của ơng V vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

- Giám định chứng cứ

Chứng cứ có vai trị quan trọng trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, có tác động rất lớn tới tính đúng đắn, chính xác, khách quan tới kết quả của vụ việc dân sự. Do đó, chứng cứ phải được thu thập theo một trình tự thủ tục hợp pháp, tồn tại khách quan, đúng sự thật. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp chứng cứ được đương sự cung cấp cho tòa án chưa đáng tin cậy nên cần phải giám định như: giám định chữ ký, giám định chứng cứ giả mạo, giám định băng ghi âm, ghi hình, ảnh chụp… Việc giám định chứng cứ rất phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau đòi hỏi trình độ chính xác cao về chuyên môn nghiệp vụ tuy nhiên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Giám định tư pháp năm 2012 chưa có quy định nào về trình tự, thủ tục giám định đối với từng lĩnh vực cụ thể hay giám định liên ngành. Mặt khác, nếu trong trường hợp cùng một vật chứng đưa ra nhưng các cơ quan, tổ chức khác nhau có chức năng giám định sau khi tiến hành giám định lại có các kết quả khác nhau thì sẽ phải giải quyết như thế nào? Kết quả nào sẽ được lựa chọn làm chứng cứ? Bên cạnh đó, vấn đề về chi phí giám định cũng vẫn chưa được quy định cụ thể. Theo khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp Tòa án nếu xét thấy cần thiết phải giám định thì thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 lại chưa quy định khoản chi phí trưng cầu giám định này do ai chi trả, nếu căn cứ vào Điều 36 Luật giám định tư pháp năm 2012 thì người trưng cầu giám định tư pháp phải chi trả chi phí, tức là tịa án chi trả, điều này là chưa hợp lý bởi tịa án khơng thể bỏ chi phí giám định để phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp giữa các đương sự.

- Bảo vệ chứng cứ

Khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: "Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tịa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tịa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác". Theo đó đề nghị của đương sự bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, tuy nhiên trong trường hợp khi phát hiện chứng cứ đang bị tiêu hủy hay có nguy cơ bị tiêu hủy tức là hành vi tiêu hủy chứng cứ đang diễn ra mà đương sự chỉ có thể gửi đề nghị bằng văn bản tới tòa án để ra quyết định áp dụng biện pháp cần thiết bảo tồn chứng cứ thì khả năng chứng cứ đó đã bị tiêu hủy, khơng cịn trên thực tế là rất cao mà mục đích sau cùng của quy định này là nhà làm luật mong muốn tịa án có thể quyết định một hoặc một trong số các biện pháp như niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác nhằm bảo đảm sự tồn tại toàn vẹn của chứng cứ.

Nói chung, hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự so với luật sư cịn gặp nhiều khó khăn do không mang lại hiệu quả cao bởi cịn có sự hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật cũng như kinh nghiệm tố tụng. Về mặt thực tế, không phải bất cứ đương sự nào đều hiểu trách nhiệm chứng minh của mình và đồng thời do trình độ nhận thức pháp luật, kinh nghiệm tham gia tố tụng hạn chế nên phần lớn đương sự không biết cần phải cung cấp chứng cứ nào, xuất trình vào thời điểm nào, cách thu thập chứng cứ ra sao… Chưa nói đến các yếu tố chủ quan là thái độ cửa quyền của các cơ quan lưu giữ tài liệu, chứng cứ và tâm lý e sợ của chính đương sự khi tiếp xúc với các cá nhân này cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)