Khái luận về thu thập chứng cứ và vai trò của luật sư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 29 - 35)

Chứng cứ cung cấp cho tịa án có hai loại, một là các chứng cứ có sẵn và hai là các chứng cứ cần phải đi tìm, thu thập. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì "thu thập" được hiểu là hoạt động "góp nhặt và tập hợp lại" [38, tr. 958]. Nếu kết hợp hai định nghĩa "thu thập" và "chứng cứ" đã nêu ở trên thì có thể hiểu một cách khái quát khái niệm thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự là:

hoạt động tìm kiếm, tập hợp các tài liệu, tình tiết có thật, liên quan tới vụ việc dân sự nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ việc đó. Xét trên góc độ thơng tin, thì thu thập chứng cứ là quá trình thu thập thông tin để làm căn cứ xác định sự thật của vụ việc. Xem xét dưới góc độ pháp luật tố tụng dân sự, hoạt động thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự, do các chủ thể của việc chứng minh thực hiện thơng qua hoạt động tìm kiếm, phát hiện, thu lại các thơng tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan theo một trình tự thủ tục luật định nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể chứng minh.

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng dân sự như sau: Hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư là hoạt động tham gia tố tụng của luật sư bằng việc tìm kiếm, phát hiện, thu lại các thơng tin, tài liệu, chứng cứ có thật liên quan đến vụ việc nhằm làm rõ các tình tiết khách quan qua đó xác định căn cứ cần thiết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.

Để chứng cứ có giá trị chứng minh thì việc thu thập chứng cứ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật thông qua các biện pháp thu thập chứng cứ hợp pháp. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì "biện pháp" được hiểu là "cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể" [38, tr. 64]. Như vậy, nếu kết hợp khái niệm "biện pháp" và khái niệm "hoạt động thu thập chứng cứ" thì khái niệm biện pháp thu thập chứng cứ được hiểu là: cách làm, cách thực hiện hoạt động tìm kiếm, tập hợp, góp nhặt các tài liệu, các tình tiết có liên quan tới một vụ việc dân sự nhằm khôi phục lại sự thật khách quan của vụ việc đó. Cơng tác thu thập chứng cứ là khâu quan trọng nhất trong quá trình chứng minh, là tiền đề cho các hoạt động chứng minh còn lại như cung cấp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Do vậy, việc tiến hành thu thập chứng cứ của luật sư cần phải đảm bảo tính hiệu quả và tính hợp pháp của chứng cứ thu thập được.

Thu thập chứng cứ vừa là hoạt động mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý nên quá trình phát hiện, thu thập chứng cứ vừa phải thực hiện theo những nguyên tắc, quy luật của nhận thức, vừa phải đảm bảo tính pháp lý, hay nói cách khác là phải khách quan và phải tuân thủ đúng quy định về biện pháp, trình tự, thủ tục của pháp luật.

Vai trò của luật sư là tổng hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ của luật sư trong xã hội với vị thế là một chủ thể tham gia tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Pháp luật tố tụng dân sự đã ghi nhận quyền thu thập chứng cứ của luật sư khi tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, vai trị và vị trí của luật sư từng bước được nâng cao, là chủ thể quan trọng trong hoạt động thu thập chứng cứ. Đây là sự thay đổi rất lớn của Bộ luật Tố tụng dân sự so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989 về quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trước đây theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989 thì luật sư hay nói chung là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vào quá trình tố tụng khi hồ sơ vụ việc gần như đã hoàn tất và luật sư chỉ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ bằng việc đọc, sao chụp hồ sơ sẵn có để nghiên cứu đưa ra quan điểm bảo vệ cho đương sự theo các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ. Do vậy, vị trí vai trị và tầm quan trọng của luật sư khi tham gia tố tụng dân sự là khá mờ nhạt, không được đánh giá cao. Năm 2004 Bộ luật Tố tụng dân sự được ban hành đã ghi nhận, khẳng định nguyên tắc tự chứng minh, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Năm 2011, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi bổ sung, lần đầu tiên nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử được pháp luật ghi nhận trong Điều 23a của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 với nội dung: "Điều 23a. Bảo đảm quyền tranh luận tố tụng dân sự: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương

sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự". Đây là sự thay đổi quan trọng, mang tính đột phá trong cải cách tư pháp của nước ta. Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia sâu rộng vào quá trình tố tụng dân sự, đặc biệt qua việc chủ động thu thập chứng cứ để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng và hoạt động chứng minh. Hơn thế nữa, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không chỉ kế thừa Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 trong việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng và các biện pháp thu thập chứng cứ, tạo hành lang pháp lý cho việc gỡ bỏ những khó khăn trong quá trình thu thập chứng cứ của đương sự, luật sư trong quá trình thu thập chứng cứ khi áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng được quy định rõ ràng, cụ thể hơn:

Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử:

Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thơng báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ u cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này

Hiện nay, pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm chứng minh thuộc về các bên đương sự, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế khi chưa tạo ra được cơ chế tốt nhất để các bên đương sự có thể thu thập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình dẫn đến việc gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu thập chứng cứ. Đồng thời cũng do trình độ nhận thức pháp luật còn hạn chế mà phần lớn đương sự khi tham gia tố tụng

dân sự không thể thực hiện tốt việc thu thập, sử dụng chứng cứ cũng như trách nhiệm chứng minh.

Trong thực tiễn việc giải quyết các vụ việc dân sự của tịa án thì tỷ lệ số vụ việc dân sự giải quyết dựa vào chứng cứ và việc tự chứng minh của các đương sự là rất ít, hầu hết các vụ việc dân sự được giải quyết đều do tòa án chủ động, tích cực xác minh, thu thập chứng cứ. Việc tòa án tham gia thu thập chứng cứ là nhằm mục đích làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc và đưa ra được một bản án, quyết định đúng pháp luật, phù hợp với thực tế khách quan trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên đương sự. Tuy nhiên, do bản thân tòa án là một cơ quan nhà nước, trung lập, vì cơng lý thực hiện nhiệm vụ, khơng thu thập chứng cứ với ý nghĩa bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm của một bên nào nên có những hạn chế nhất định về mặt khách quan cũng như chủ quan trong quá trình thu thập chứng cứ đối với mục đích chứng minh của đương sự. Do vậy, có thể thấy sự tham gia thu thập chứng cứ của tịa án chỉ mang tính chất hỗ trợ cho các đương sự, để bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, thì đương sự cần chủ động thu thập chứng cứ. Và để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thu thập chứng cứ của đương sự thì cần phải có sự tham gia giúp đỡ của luật sư - những người có trình độ hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm tham gia tố tụng và độc lập trong khi hành nghề luật sư.

Với sự tham gia của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ sẽ bảo đảm tính chính xác cao, có độ tin cậy gần như tuyệt đối, là căn cứ cho việc bảo vệ các yêu cầu của đương sự hoặc bác bỏ yêu cầu của đương sự khác. Đồng thời hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư cũng là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra các kết luận, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Các kết luận, phán quyết của các chủ thể tiến hành tố tụng dựa trên những tài liệu, chứng cứ do luật sư thu thập sẽ là cơ sở khẳng định hoặc phủ định những giả thiết đã nêu trong quá trình chứng minh.

Như đã nói đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự cung cấp, tòa án sẽ tiến hành thẩm định, xác minh, phân tích để thấy rõ giá trị chứng minh cũng như tính hợp pháp của chứng cứ. Chính vì vậy, đương sự phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, khơng phải đương sự nào cũng dễ dàng xác định được cách thức thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ, cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đang lưu giữ chứng cứ đó. Do vậy, cần sự hướng dẫn, tư vấn của luật sư cho đương sự đồng thời tự mình tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ. Với trình độ hiểu biết pháp luật, cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp, đối với mỗi yêu cầu của đương sự, luật sư sẽ xác định được các tài liệu chứng cứ cần phải thu thập và thời điểm cung cấp các chứng cứ cho tòa án để bảo vệ tối đa lợi ích của thân chủ. Hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư là hoạt động cần thiết, quan trọng; là biện pháp bảo đảm, tạo tiền đề cho các hoạt động tố tụng khác như hoạt động xét xử tại phiên tòa, ảnh hướng rất lớn tới kết luận tại bản án, quyết định của tòa án. Việc luật sư trực tiếp tham gia thu thập chứng cứ giúp cho luật sư làm rõ và hiểu được sự thật khách quan, diễn biến các tính tiết của vụ việc, đồng thời giúp luật sư hệ thống lại các tình tiết liên quan, xác định những chứng cứ cần thiết phải thu thập thêm. Thông qua hoạt động thu thập chứng cứ luật sư bổ sung chứng cứ, củng cố các tài liệu, lý lẽ để đạt được hiệu quả chứng minh tốt nhất tại phiên tòa.

Luật sư đóng một vai trị rất quan trọng trong việc giúp đương sự xác định được giá trị chứng minh của chứng cứ, thu thập và sử dụng chứng cứ qua đó giúp đương sự thực hiện được tốt nhất quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình. Đồng thời hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư giúp bảo đảm chất lượng tham gia của luật sư trong cả quá trình tố tụng dân sự nói chung cũng như trong phiên tịa xét xử vụ án nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)