Chứng cứ là căn cứ quan trọng nhất để xác định sự thật khách quan của vụ việc, là cơ sở để Tịa án đưa ra phán quyết cơng bằng, hợp tình, hợp lý. Vì thế, để thực hiện tốt hoạt động chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, luật sư cũng có quyền, nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Về nguyên tắc, các chứng cứ sẽ được lần lượt cung cấp cho tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Ngay từ khi nộp đơn khởi kiện, theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người khởi kiện đã có trách nhiệm nộp kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đây là một việc không phải đương sự nào cũng dễ dàng xác định được, họ cần sự hướng dẫn, tư vấn của luật sư thậm chí là ủy quyền cho luật sư đi tìm và xuất trình chứng cứ cho tòa án. Bằng sự hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm nghề nghiệp, luật sư nhận biết được đối với yêu cầu của người khởi kiện, cần phải có chứng cứ nào. Nếu những chứng cứ đó đã có thì luật sư giúp đương sự cung cấp cho tòa án và họ biết nên cung cấp vào thời điểm nào là có lợi nhất. Có thể nói việc xác định đúng các chứng cứ cần thiết và đúng thời điểm cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Cung cấp chứng cứ chính là hoạt động giao nộp chứng cứ vào hồ sơ vụ án, chứng cứ nhiều hay ít sẽ giới hạn việc tranh luận giữa các bên, chứng cứ càng cụ thể, chính xác bao nhiêu thì việc tranh luận và vai trò phân xử của tòa án càng đơn giản bấy nhiêu. Luật sư sẽ giúp đương sự tìm kiếm, cung cấp chứng cứ một cách phù hợp và hiệu quả, trong một số trường hợp với tư cách là luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, luật sư còn yêu cầu tòa án áp dụng một số biện pháp điều tra cần thiết hoặc trưng cầu giám định để tìm ra những chứng cứ có giá trị nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, do bản chất việc cung cấp chứng cứ là không hề đơn giản ngay cả khi đương sự có sự tham gia hỗ trợ của luật sư.
Bởi việc cung cấp chứng cứ còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan là quá trình thu thập chứng cứ cũng như yếu tố chủ quan là mục đích sử dụng chứng cứ trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự. Do vậy, với việc nộp đơn khởi kiện, pháp luật chỉ quy định đương sự cung cấp kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của tịa án trong q trình giải quyết vụ án (Điều 6 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP). Tại phiên tòa, các đương sự cũng có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình [27, Điều 248].
Để bảo đảm quyền chứng minh của luật sư, pháp luật Việt Nam không giới hạn thời điểm cung cấp chứng cứ, hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư cũng được diễn ra xuyên suốt quá trình của vụ việc dân sự, ngay từ trước khi nộp đơn khởi kiện cho đến khi xét xử phúc thẩm. Sau khi đã thu thập được các chứng cứ cần thiết, luật sư tự mình hoặc hướng dẫn các đương sự cung cấp các chứng cứ cho tòa án. Tuy vậy, từ thực tế giải quyết vụ việc dân sự, việc cung cấp chứng cứ nào vào thời điểm nào có lợi nhất là một vấn đề khó khăn và mang tính chất quyết định. Có những chứng cứ cần thiết phải được cung cấp ngay cho tịa án để nội dung của chứng cứ đó được truyền tải cho phía đương sự đối lập, cũng có những chứng cứ nếu cung cấp ngay cho tịa án và phía đương sự khác biết được có thể gây bất lợi cho mình. Luật sư khơng những giúp đương sự thu thập và cung cấp các chứng cứ một cách phù hợp mà còn hướng dẫn các đương sự cung cấp chứng cứ cho tòa án theo lộ trình, đạt hiệu quả nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Mặt khác, với các thông tin, tài liệu đã có, luật sư giúp đương sự phân loại chứng cứ trước khi giao nộp cho tòa án. Bởi lẽ trên thực tế trong quá trình thu thập chứng cứ sẽ có rất nhiều thơng tin, tài liệu được đương sự và luật sư thu thập, tập hợp về. Tuy nhiên, không phải bất cứ thơng tin, tài liệu nào trong đó cũng được coi là chứng cứ và có giá trị chứng minh. Bằng kiến thức sâu rộng
và trình độ hiểu biết pháp luật cao, luật sư sẽ giúp đương sự phân loại các thông tin, tài liệu thu thập được dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và sự đánh giá giá trị chứng minh của thông tin, tài liệu này mà luật sư tư vấn cho đương sự cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình.
Luật sư cũng lưu ý khách hàng khi giao nộp chứng cứ cho tòa án cần phải được lập biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ, trong đó liệt kê đầy đủ các chứng cứ đương sự giao nộp và ghi rõ các tài liệu bản gốc, bản sao, thời gian giao nhận, chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và con dấu của tòa án, biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ để làm rõ trách nhiệm trong trường hợp thất lạc chứng cứ sau này. Thực tiễn tham gia tố tụng cho thấy, phần lớn khi đương sự trực tiếp nộp đơn khởi kiện đều gặp những khó khăn nhất định do đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo cịn nhiều thiếu sót hoặc do cán bộ tịa án có thái độ khơng thiện chí khi nhận đơn. Trong trường hợp này theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 sau khi chuẩn bị đơn khởi kiện và hồ sơ gửi kèm, luật sư thường hướng dẫn cho khách hàng nộp đơn khởi kiện qua đường bưu điện hoặc bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của tịa án (nếu có). Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu đương sự thuộc trường hợp được miễn giảm án phí, luật sư hướng dẫn cho đương sự làm đơn xin miễn giảm án phí có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí. Trong trường hợp tịa án ra thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, hoặc trả lại đơn khởi kiện, luật sư cần xem xét lại hồ sơ, đối chiếu với các quy định của pháp luật để giúp đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện cho phù hợp. Nếu nhận thấy yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện hoặc việc trả lại đơn khởi kiện của tịa án khơng phù hợp với tình hình thực tế, khơng có căn cứ pháp luật thì luật sư giúp đương sự soạn thảo đơn khiếu nại gửi cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Theo Điều 243, Khoản 3 Điều 248 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại phiên tịa các đương sự có quyền bổ sung chứng cứ, nguyên đơn có quyền thay đổi nội dung yêu cầu, bổ sung yêu cầu hoặc đề xuất các yêu cầu. Trong q trình tố tụng có thể làm phát sinh hoặc sáng tỏ nhiều tình tiết, sự kiện mà trước đó chưa có hoặc bị che giấu. Đồng thời từ khi khởi kiện cho đến khi tòa án đưa vụ án ra xét xử, các bên đương sự và tòa án đã thu thập và bổ sung rất nhiều chứng cứ mới có thể làm thay đổi bản chất của vụ việc hoặc tác động đến việc chứng minh yêu cầu của các bên đương sự. Do vậy, luật sư cần xem xét, nghiên cứu hồ sơ và tư vấn cho đương sự thay đổi nội dung yêu cầu, bổ sung yêu cầu hoặc đề xuất các yêu cầu sao cho phù hợp với tình hình thực tế và chứng cứ có trong hồ sơ. Đối với các chứng cứ cung cấp tại phiên tịa có thể là những chứng cứ đương sự đã có, đã thu thập được trước đó nhưng chưa cung cấp cho tịa án, cũng có thể là các chứng cứ mà đương sự mới thu thập được. Việc cung cấp các chứng cứ tại phiên tịa có thể vì nhiều mục đích khác nhau, có trường hợp đó là các chứng cứ đặc biệt cần nhấn mạnh và gây được sự chú ý của tòa án, viện kiểm sát, cũng có thể đó là các chứng cứ mà khi cung cấp tại tòa làm thay đổi cục diện của vụ án giúp tịa án nhìn nhận lại vụ việc một cách có lợi cho khách hàng hơn.
Nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được kế thừa từ các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 6); Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (Điều 3), Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế năm 1994 (Điều 3) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động năm 1996 (Điều 2). Tuy nhiên, trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời và sau là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì vẫn tồn tại giai đoạn điều tra của tòa án trong tố tụng dân sự và như vậy việc chứng minh, thu thập chứng cứ chủ yếu được tiến hành bởi tịa án. Hầu hết các đương sự thì hồn tồn phụ thuộc vào việc điều tra của tòa án, còn các luật sư tham gia tố tụng một cách thụ động thông
qua việc nghiên cứu hồ sơ tương đối hoàn chỉnh với các tài liệu, chứng cứ đã có sẵn trong hồ sơ dẫn đến hiệu quả hoạt động chứng minh không cao. Đến khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời và bỏ quy định về giai đoạn điều tra của tịa án trong tố tụng dân sự thì lúc này vai trò chứng minh của luật sư mới được khẳng định và đề cao, luật sư là người đóng vai trị chính trong việc đi tìm và cung cấp các chứng cứ có giá trị chứng minh cho quyền lợi của mình chứ khơng cịn thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Luật sư với vai trò trợ giúp đương sự, cùng với đương sự trở thành một bên trong tố tụng dân sự, nên khi tham gia tố tụng luật sư cũng có quyền và trách nhiệm thu thập chứng cứ, chứng minh. Cùng với sự chuyển giao trách nhiệm thu thập chứng cứ, chứng minh cho đương sự thì đây cũng chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng của luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Với các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, do nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự nên vai trò và trách nhiệm của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ càng trở nên quan trọng hơn, khơng cịn bó hẹp và thụ động như trước đây.
Tóm lại, khi tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, luật sư có quyền và nghĩa vụ chứng minh, luật sư thực hiện hoạt động chứng minh thông qua việc cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ hoặc bác bỏ yêu cầu của đương sự khác. Chứng cứ là căn cứ quan trọng nhất để xác định sự thật khách quan của vụ án, là cơ sở để tòa án đưa ra phán quyết cơng bằng, hợp tình, hợp lý. Vì thế, để có chứng cứ cung cấp cho tịa án thì luật sư phải tiến hành tìm kiếm, thu thập chứng cứ. Luật sư đã đóng một vai trị rất quan trọng trong việc giúp đương sự xác định được giá trị chứng minh của chứng cứ, thu thập và sử dụng chứng cứ qua đó giúp đương sự thực hiện được tốt nhất quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình.
Chương 2