Trong quá trình thu thập chứng cứ, luật sư không chỉ thu thập chứng cứ trước khi xét xử mà còn tiếp tục thu thập chứng cứ tại phiên tòa. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cho phép các đương sự xuất trình chứng cứ mới ở bất kỳ thời điểm nào, kể cả ở phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm. Cụ thể, ngồi các chứng cứ đã được xem xét và thu thập ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự vẫn có quyền đưa ra những chứng cứ mới, bổ sung những chứng cứ đã được cung cấp. Trong mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm ban hành theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 23/12/2012 quy định: Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia tố tụng và kiểm sát viên (nếu có) xem có ai cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới tại phiên tịa hay khơng. Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23/12/2012 thì tại phiên tịa sơ thẩm, đương sự vẫn có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đồng thời khoản 5
Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: "Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa". Tại phiên tòa, luật sư nghe lời trình bày của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình hỏi, quá trình phát biểu quan điểm tranh luận, đối lập của đương sự. Trong q trình đó, có thể xuất hiện lời khai mới của đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Thu thập chứng cứ từ việc nghe, hỏi, tranh luận tại phiên tòa là sự tương tác đa chiều giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, giữa những người tham gia tố tụng với nhau. Điều này địi hỏi luật sư phải có các kỹ năng như lắng nghe, đặt câu hỏi hay phản biện.
Trong q trình diễn ra phiên tịa các chứng cứ được lần lượt cơng bố, phân tích, so sánh, nghiên cứu và tự thân nó bộc lộ giá trị chứng minh của chúng. Thông qua các câu hỏi của Hội đồng xét xử hoặc đại diện Viện kiểm sát, luật sư có thể sơ bộ đốn bắt được những quan điểm cơ bản của họ về việc đánh giá chứng cứ, định hướng giải quyết vụ án, từ đó luật sư định hướng cách làm việc phù hợp. Luật sư có thể điều chỉnh cách hỏi, cách tranh luận của mình hướng vào việc làm sáng tỏ các tình tiết, tài liệu, chứng cứ mà Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên tập trung chú ý. Luật sư có thể dùng chính lời khai, lập luận của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa để làm cơ sở, chứng cứ phản bác yêu cầu của bên đương sự đối lập và củng cố việc chứng minh của mình.
Để thu thập được các thơng tin, tài liệu có lợi cho đương sự tại phiên tòa luật sư cần phải có kỹ năng hỏi và tranh luận tốt. Luật sư khi tham gia tố tụng với tư cách người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đều có quyền đặt các câu hỏi để yêu cầu những người tham gia tố tụng trả lời cho Hội đồng xét xử nhằm làm rõ những tình tiết quan trọng. Khi đặt các câu hỏi, luật sư đặt các câu hỏi đúng vào trọng
tâm, ngắn gọn, dễ trả lời, các câu hỏi tập trung vào những vấn đề của khách hàng, sao cho nội dung trả lời của người được hỏi sẽ có lợi nhất cho khách hàng và cụ thể hóa các thơng tin, tài liệu cần làm rõ, hơn nữa luật sư sẽ chuẩn bị cả những tình huống dẫn đến sự thay đổi giá trị chứng minh của các chứng cứ tài liệu đã có hoặc phát sinh các chứng cứ, tài liệu mới, qua đó đưa ra được những câu hỏi phù hợp với diễn biến phiên tòa. Khi các câu hỏi của luật sư được các đương sự, người tham gia tố tụng khác trả lời mà luật sư thấy cần thiết phải nhấn mạnh thì đề nghị Hội đồng xét xử lưu ý và thư ký phiên tịa ghi nhận điều đó vào biên bản phiên tòa. Trong phần tranh luận, luật sư tiếp tục sử dụng các kỹ năng cần thiết để khai thác những thơng tin, tình tiết có lợi cho việc chứng minh, luật sư trình bày bản luận cứ và các lập luận phản biện tại phần tranh luận với nhiều mục đích khác nhau trong đó có việc bác bỏ chứng cứ bất lợi, thu thập thêm chứng cứ có lợi qua phần phản biện của bên đương sự đối lập. Trong quá trình tranh luận, luật sư vận dụng linh hoạt các kỹ năng nghe, hỏi, tranh luận phù hợp đồng thời viện dẫn các chứng cứ viết có sẵn trong hồ sơ, kết hợp so sánh, phân tích đối chiếu với các thơng tin, tài liệu, tình tiết vừa được làm rõ, kiểm tra công khai tại phiên tòa để đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu thập chứng cứ tại phiên tòa.