Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại tòa án thường chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên nên thường rất phức tạp và để giải quyết được vụ việc dân sự thì mọi vấn đề dù được bên nào nêu ra cũng đều phải được làm rõ trước khi tòa án quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Hoạt động này là vai trò của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự, chứng minh trong tố tụng dân sự của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật sẽ làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
Quá trình chứng minh diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Hoạt động chứng minh trong q trình tịa án giải quyết vụ việc dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa của các chủ thể là chủ yếu và mang tính chất quyết định. Tuy vậy, nếu xem xét một cách tồn diện thì trong q trình tố tụng ngồi việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ các chủ thể tố tụng còn phải làm rõ cả những cơ sở pháp lý liên quan đến các yêu cầu trong vụ việc dân sự. Do đó, chứng minh bao gồm cả hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và chỉ ra các căn cứ pháp lý để làm cho mọi người nhận thức đúng sự việc.
Bản chất của chứng minh trong tố tụng dân sự chính là việc cung cấp, sử dụng chứng cứ. Việc sử dụng chứng cứ để chứng minh với những đặc tính, phản ánh sự thật khách quan của chứng cứ là một nguyên tắc trong tố tụng, thể hiện sự logic, tính khoa học, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các nguyên tắc trong pháp luật nói chung và luật tố tụng dân sự nói riêng chỉ đúng khi nó phù hợp với bản chất của ngành luật, với thực tế các quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh. Chứng minh là hoạt động tố tụng dân sự cơ bản của
các chủ thể tố tụng. Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự phụ thuộc một phần rất lớn vào kết quả của hoạt động chứng minh.
Mặc dù các đương sự có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ trước tịa án nhằm thuyết phục về những u cầu mà mình đưa ra là có căn cứ, song chứng cứ do các đương sự cung cấp không phải lúc nào cũng có độ chính xác tuyệt đối vì có thể có sự nhầm lẫn hay giả mạo chứng cứ. Do đó, luật sư cần hướng dẫn hoặc trực tiếp thu thập, xác minh các chứng cứ đó thơng qua việc nghe các đương sự trình bày, giải thích cho các đương sự hiểu được vị trí, vai trị của mình.
Đánh giá chứng cứ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh, nó là một q trình logic nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng cứ với những sự kiện được thu thập từ thực tế khách quan. Thông qua quá trình đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hình thành được các đối tượng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo một trình tự nhất định. Việc suy đoán chứng cứ có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá chứng cứ nhưng việc suy đoán này phải dựa trên cơ sở các chứng cứ khác hoặc trên tổng thể các chứng cứ có trong hồ sơ chứ không được theo nhận thức chủ quan của người đánh giá.
Đối tượng chứng minh trong vụ việc dân sự: Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Các quan hệ cần giải quyết trong các vụ việc dân sự rất phong phú nên các tình tiết, sự kiện cần xác định cũng rất đa dạng bao gồm sự kiện sinh tử, hành vi giao kết hợp đồng, hành vi gây thiệt hại, việc không thực hiện nghĩa vụ… Việc xác định những vấn đề cần chứng minh với từng loại vụ kiện cụ thể phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về nội dung đối với từng loại quan hệ pháp luật tranh chấp. Do đó, trong mỗi vụ việc dân sự cụ thể cần phải xác định được đối tượng chứng minh của nó gồm những sự kiện, tình tiết nào. Việc xác định đúng đối tượng chứng minh trong mỗi vụ việc dân sự cụ
thể có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Vì xác định đối tượng chứng minh cũng có nghĩa là xác định phạm vi những sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự cần làm rõ, thơng qua đó chứng minh làm rõ nó, để tịa án quyết định giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn. Trên cơ sở xác định được đúng đối tượng chứng minh mới xác định được các chứng cứ, tài liệu cần có để giải quyết vụ việc dân sự, từ đó yêu cầu các đương sự và những người đang lưu giữ cung cấp cho tòa án theo quy định của pháp luật. Nếu như không xác định đúng đối tượng chứng minh sẽ dẫn đến việc tiến hành chứng minh thừa hoặc thiếu các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự, điều này vừa làm mất thời gian, cơng sức vừa có thể làm cho việc quyết định giải quyết vụ việc dân sự khơng có cơ sở.
Nói chung, tất cả các tình tiết, sự kiện trong vụ việc dân sự thì đều cần phải chứng minh, tuy vậy cũng có một số tình tiết, sự kiện hiển nhiên không cần phải chứng minh như Sự kiện, tình tiết mà mọi người đều biết như thiên tai, thảm họa; Sự kiện, tình tiết đã được chứng minh trong các bản án hình sự, dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Điều này đảm bảo cho cơng tác xét xử của tịa án được nhanh chóng, chính xác đồng thời khắc phục được tình trạng có thể xảy ra mâu thuẫn giữa những quyết định của tòa án và các cơ quan có thẩm quyền về cùng một vấn đề. Mặc dù không phải chứng minh nhưng khi sử dụng những chứng cứ không cần phải chứng minh, các bên phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của những sự kiện đó.