13 Lắp toàn bộ điện chiếu sáng trong khu vực sản xuất và bảo vệ công ty
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên cơ sở hạ tầng tương ứng, muốn pháp luật phát huy được vai trị tích cực của mình trong định hướng sự vận động của xã hội, phục vụ được mục tiêu của nhà nước thì địi hỏi nó phải thực tế, phù hợp với những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội. Hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng dân sự cũng vậy, hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả thì cần thiết phải đưa ra được những biện pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan. Pháp luật cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan, cá nhân, tổ chức nhất là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
trong việc bảo đảm, tôn trọng và thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự cũng như người bảo vệ quyền và lợi ích đương sự khi tham gia tố tụng dân sự. Việc tham gia tố tụng của luật sư có ý nghĩa vơ cùng quan trọng không chỉ với các đương sự mà có ý nghĩa với tịa án trong quá trình tìm hiểu sự thật khách quan, giải quyết vụ việc.
Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có bổ sung hai loại nguồn chứng cứ mới là "văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập" và "văn bản công chứng, chứng thực". Qua nghiên cứu cho thấy thực chất hai loại nguồn này đã thuộc về loại nguồn chứng cứ là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được quy định tại khoản 1 điều này nên việc bổ sung này là không cần thiết. Các tài liệu đọc được được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có cơng chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp xác nhận, do đó, khi nộp cho tịa án các tài liệu đó đương sự đều phải nộp bản chính hoặc bản sao có cơng chứng, chứng thực hợp pháp. Điều này đã gây khơng ít phiền hà cho đương sự, nhiều khi đi công chứng, chứng thực các tài liệu này còn bị thất lạc hoặc việc cung cấp bản chính có thể bị mất làm đương sự không thể bảo vệ được quyền và lợi ích của họ. Hiện nay, chúng ta đang cải cách thủ tục hành chính, trong việc cung cấp tài liệu cho các cơ quan, tổ chức không nhất thiết phải là bản chính có cơng chứng, chứng thực mà đương sự có thể cung cấp bản chính hoặc bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu. Việc buộc đương sự cung cấp bản chính hoặc bản sao có cơng chứng, chứng thực sẽ gây rất nhiều trở ngại cho đương sự. Vì vậy, theo tác giả cần sửa đổi quy định này theo hướng giảm bớt các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp chứng cứ.
Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: "Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn khơng thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tịa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ
cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tịa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn". Tuy nhiên, pháp luật cần có quy định cụ thể hướng dẫn những trường hợp nào được coi là đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng không thể tự mình thu thập được chứng cứ. Thực tế cho thấy việc đương sự, luật sư khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ, gặp nhiều khó khăn do các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khơng hợp tác, không làm đúng trách nhiệm. Do đó cần làm rõ khái niệm này để bảo đảm cho đương sự, luật sư thực hiện nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho tòa án. Vấn đề áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ như quy định nêu trên cần được hiểu như thế nào? Trường hợp nào thì được xem là đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ? Nếu đương sự viết trong đơn hoặc trực tiếp trình bày với tịa án là mình khơng tự thu thập được chứng cứ và yêu cầu tòa án thu thập thì có được xem là điều kiện để có thể u cầu tịa án hỗ trợ đương sự trong hoạt động thu thập chứng cứ? Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc "đã áp dụng các biện pháp cần thiết" đồng thời tạo ra cơ chế để giúp đương sự khi cần trong mọi trường hợp. Vì thế giải pháp cho vấn đề này pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm biện pháp xử lí đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ nhưng cố tình khơng cung cấp chứng cứ cho đương sự như đối với trường hợp thu thập chứng cứ của tòa án, viện kiểm sát. Đây là một bảo đảm cần thiết cho đương sự, luật sư có thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình, qua đó hỗ trợ cho hoạt động của tòa án.
Bên cạnh đó khoản 6 Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng lại chưa quy định trong trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ nhưng khơng thu thập được thì có được quyền u cầu tịa án thu thập chứng cứ hay không?
Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự được tốt nhất thì cần quy định cho luật sư được quyền yêu cầu tòa án tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng không thể thu thập được.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên, nếu trong những trường hợp đương sự gửi sai, gửi không đầy đủ tài liệu cho đương sự khác dẫn đến việc đương sự khác có cách nhìn, đánh giá sai lệch về nội dung vụ việc. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng hoạt động chứng minh của đương sự, luật sư nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 lại chưa có quy định liên quan đến chế tài xử lý trong những trường hợp này nhằm tăng khả năng áp dụng quy định trên thực tế. Do vậy, tác giả kiến nghị trong những văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 sẽ có những quy định cụ thể về chế tài xử lý trong trường hợp đương sự vi phạm nghĩa vụ gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Với mỗi tư cách chủ thể, pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ khác nhau khi tham gia tố tụng dân sự nói chung và tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ nói riêng. Để nâng cao chất lượng hoạt động thu thập chứng cứ và bảo đảm việc giải quyết vụ án một cách khách quan và chính xác thì pháp luật cần xem xét trao cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thêm một số quyền hạn tố tụng nhất định như: quyền đề nghị tòa án xác minh, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá. Bởi trên thực tế nhiều trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự khơng xác minh, thu thập chứng cứ được bởi nhiều lý do khách quan hoặc sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cần thiết phải đề nghị tòa án triệu tập người làm chứng, người trưng cầu giám định, định giá, thẩm định nhưng pháp luật không quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quyền đề nghị tòa án tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ này. Trong những trường hợp này, thông thường luật sư phải mất thời gian mời đương sự đến làm việc và trao đổi, phân tích để đương sự hiểu và hướng dẫn đương sự làm đơn đề nghị tòa án thu thập chứng cứ hoặc có trường hợp đương sự vì lý do khách quan, chủ quan mà chưa thể làm đơn đề nghị tòa án thu thập chứng cứ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính nhanh chóng, kịp thời của hoạt động thu thập chứng cứ.
Về vấn đề trưng cầu giám định, hiện nay Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cho đương sự được quyền chủ động yêu cầu giám định trong trường hợp tịa án khơng ra quyết định trưng cầu giám định. Tuy nhiên, pháp luật vẫn còn bỏ ngỏ chế tài áp dụng đối với đương sự không chấp hành quyết định về trưng cầu giám định của tòa án, cơ quan giám định tư pháp. Qua thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ, do tính chất đặc thù của một số vụ án (ví dụ: Vụ án xác định cha, mẹ, con; Tuyên bố mất năng lực hành vi…) kết luận giám định được xác định là chứng cứ quan trọng có tính quyết định để chứng minh cho yêu cầu hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, khi nguyên đơn yêu cầu trưng cầu giám định ADN, trưng cầu giám định sức khỏe tâm thần, khi tiến hành giám định bị đơn (người bị kiện để xác định là cha hoặc mẹ đứa trẻ…) hoặc người đang nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự đã từ chối không chấp nhận đi giám định ADN, không hợp tác trong việc để bác sĩ tiếp cận thăm khám, giám định người bị mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó, vấn đề đặt ra là theo nguyên tắc bất khả xâm phạm và nguyên tắc chấp thuận của cá nhân thì tịa án hoặc cơ quan chuyên môn không thể lấy mẫu như tóc hay máu… để xét nghiệm nếu
người bị yêu cầu không tự nguyện và không đồng ý, cũng không thể cưỡng chế người đang nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự. Đây chính là quy định mâu thuẫn giữa các quyền dân sự và quyền tố tụng. Mặt khác, với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định giám định trong tố tụng dân sự có thể được tiến hành với hai phương thức là trưng cầu giám định và yêu cầu giám định. Khi đối chiếu hai quy định trên thì khi yêu cầu giám định đương sự phải chứng minh mình đã bị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng từ chối trưng cầu giám định. Vậy đương sự phải chứng minh như thế nào nếu người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng từ chối không bằng văn bản. Mặt khác, thời hạn giám định của đương sự cũng bị hạn chế khi "chỉ được yêu cầu giám định trước khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm" vậy các trường hợp chứng cứ mới xuất trình ở cấp phúc thẩm mà đương sự đã khơng thể biết ở cấp sơ thẩm vì có lý do khách quan, chính đáng và có nghi ngờ về tính xác thực của các chứng cứ này thì đương sự có được thực hiện quyền yêu cầu giám định khi tòa án từ chối trưng cầu giám định hay khơng? Dưới góc độ tố tụng dân sự, những trường hợp này vẫn chưa được quy định trong luật, tác giả cho rằng, khi triển khi thực thi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cần thiết có hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ những bế tắc trong việc trưng cầu giám định hiện này theo hướng sau:
- Trong trường hợp đương sự không chấp hành quyết định về trưng cầu giám định của tòa án, cơ quan giám định tư pháp thì tịa án có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện; trong trường hợp việc giám định là căn cứ bắt buộc phải có để giải quyết vụ án Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục cưỡng chế trưng cầu giám định.
- Việc tòa án từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự theo khoản 1 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cần có hướng dẫn cụ thể là: "Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự theo khoản 1 Điều 102 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 phải bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của đương sự".
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 theo hướng bỏ quy định về thời gian thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Hiện tại khi tiến hành thu thập chứng cứ, luật sư có thể sử dụng nhiều biện pháp thu thập chứng cứ khác nhau như lấy lời khai của người làm chứng, biên bản đối chất, biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, kết luận giám định, kết quả định giá tài sản… Tuy nhiên, hầu hết các chứng cứ trên luật sư đều phải thơng qua tịa án để thu thập, phải có sự xem xét chấp thuận của tịa án. Mặc dù việc giới hạn các biện pháp thu thập chứng cứ là nhằm mục đích khơng để các bên đương sự quá tự do dẫn đến việc thu thập chứng cứ không được khách quan nhưng điều này cũng làm giảm đi khả năng chủ động của luật sư trong việc thu thập chứng cứ bởi phải thông qua hoạt động chủ quan của cán bộ tịa án. Như vậy, có thể trao cho đương sự, luật sư một số quyền thu thập chứng cứ cơ bản mà không phải thơng qua tịa án như lấy lời khai người làm chứng với sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, thẩm định tại chỗ của thừa phát lại, định giá tài sản tại cơ quan có chun mơn. Biện pháp này có thể giảm bớt gánh nặng cho tòa án cũng như tạo cho đương sự, luật sư khả năng chủ động cao trong hoạt động thu thập chứng cứ nói riêng và phát huy vai trị trung tâm trong hoạt động tố tụng dân sự.
Hiện nay, Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã quy định một số biện pháp thu thập chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, tuy nhiên để các quy định này đi vào áp dụng hiệu quả trên thực tế thì cần có các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về chủ thể, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ này. Ví dụ điểm b khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định biện pháp thu thập chứng cứ: "Thu thập vật chứng"; điểm c khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định
biện pháp thu thập chứng cứ: xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng thì cần phải có hướng dẫn chi tiết về chủ thể được quyền áp dụng trình tự thủ tục thu thập vật chứng, xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng. Theo của tác giả điểm d khoản 1 Điều 97 nêu trên cần phải sửa là "Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người làm chứng" do ngoài Ủy ban nhân dân cấp xã có thể mời các Văn phòng cơng chứng chứng thực chữ ký thì khoản 1 Điều 77 Luật công chứng năm 2014 cũng quy định cơng chứng viên có quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Với biện pháp thu thập chứng cứ tại điểm h khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực