Biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và cha mẹ về giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại trường mầm non 106 biên hòa đồng nai (Trang 97 - 100)

C. Kết luận và kiến nghị

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TRƢỜNG MẦM NON

3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và cha mẹ về giáo dục tính tự lập cho trẻ.

trƣờng 106 Biên Hoà, Đồng Nai. Trong mỗi biện pháp bao gồm: mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.

3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và cha mẹ về giáo dục tính tự lập cho trẻ. tự lập cho trẻ.

Nhân tố con ngƣời là nhân tố quyết định sự thành công của giáo dục. Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ HS có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục nói chung và giáo dục tính TL nói riêng cho các em. Chỉ khi có nhận thức đầy đủ và đúng đắn thì họ mới có thái độ tự giác, chủ động, tích cực trong giáo dục. Chính thái độ đó là động lực thúc đẩy họ vƣợt qua khó khăn của bản thân và ngoại cảnh, kiên trì dạy dỗ, rèn luyện đức tính tự lập cho các em. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ của giáo viên và cha mẹ HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của đức tính tự lập, về đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi sẽ là chìa khố cho sự thành cơng trong giáo dục tính tự lập cho các em.

Giáo dục tính tự lập cho trẻ càng sớm càng tốt là điều cha mẹ nên làm cho con ngay từ khi cịn nhỏ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên thống nhất một phƣơng pháp giáo dục cho trẻ, không nên mỗi ngƣời một ý và nng chiều trẻ, vì trẻ sẽ nảy sinh tính ỷ lại, bƣớng bỉnh, khơng nghe lời.

Cha mẹ cần nhận thức rằng, giáo dục con trong gia đình có vai trị quan trọng trong q trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ. Trong thời đại đầy đủ tiện nghi vật chất ngày nay, nhiều trẻ bị cuốn vào nhịp sống nhanh với internet, game online, những tệ nạn xã hội…. Hơn ai hết, các em rất cần sự bảo ban, dạy dỗ, hƣớng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống của các bậc làm cha, làm mẹ. Khác với giáo dục trong nhà trƣờng là dựa vào trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, ở gia đình việc dạy dỗ con cái diễn ra trên cơ sở tình cảm yêu thƣơng và tin

-73-

cậy lẫn nhau giữa cha mẹ và con. Chính vì vậy, những tác động của cha mẹ dễ đƣợc trẻ tiếp nhận hơn. "Cuộc sống tràn đầy tình yêu giữa những ngƣời ruột thịt là điều kiện tốt nhất để giáo dục cho trẻ tình cảm, đạo đức và trách nhiệm đối với mọi ngƣời, với những ngƣời thân - điều mà các tổ chức xã hội khác không thể làm đƣợc”.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho GV nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đức tính tự lập đối với sự

thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của các em.

- Giúp GV nhận thức sâu sắc về quá trình hình thành tính cách nói chung và tính

tự lập nói riêng là một q trình lâu dài, khó khăn địi hỏi phải luyện tập thƣờng xuyên để GV có thêm kiên nhẫn trong GD trẻ.

- Giúp cha mẹ nhận thức đầy đủ về đặc điểm tâm – sinh lý từng lứa tuổi để từ đó

hiểu rằng các em có thể tự lập tốt nếu giáo dục bài bản, có hệ thống; nhận thức đƣợc rằng đức tính tự lập sẽ theo các em suốt đời là nền tảng tạo nên sự thành công cho các em trong tƣơng lai.

- Giúp GV, cha mẹ HS có thái độ tích cực và lập kế hoạch hành động cụ thể đối

với việc GD tính tự lập cho các em.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Để đạt đƣợc mục tiêu trên cần triển khai một số hoạt động cụ thể sau:

- Tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề để cập nhật, nâng cao nhận thức

của GV.

- Tổ chức các chuyến tham quan học tập để trao đổi kinh nghiệm với một số trƣờng tiên tiến có thành tích cao trong GD.

- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng về kỹ năng ni, dạy con; các buổi nói chuyện về

đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi.Qua đó giúp cha mẹ hiểu, tin tƣởng vào khả năng của con mình hơn, làm cho việc GD con trở nên khoa học hơn.

- Thông qua các buổi sinh hoạt đầu năm, giữa kỳ…để qua đó tuyên truyền cho phụ

huynh về sự cần thiết và tầm quan trọng của tính tự lập đối với trẻ từ đó phụ huynh có ý thức, có trách nhiệm hơn trong GD, rèn luyện tính tự lập cho con em mình.

-74-

- Giới thiệu các bài viết liên quan đến GD tính tự lập, các trang web, đƣờng link

GV sƣu tầm đƣợc cho các giáo viên khác và cho phụ huynh học hỏi.

- Tuyên truyền, chia sẻ các PP giáo dục hiệu quả về GD tính tự lập cho trẻ đến

GV mầm non trong trƣờng và phụ huynh HS của trƣờng.

- Tổ chức các cuộc thi “GV dạy giỏi, giáo dục giỏi”; “Giáo dục con khoa học”…

3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện những nội dung trên

- Nhà trƣờng (chủ trì) phối hợp cùng với hội phụ huynh HS xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, xác định rõ thời gian, địa điểm, phân công thành viên Ban tổ chức cụ thể, xây dựng qui chế phối hợp rõ ràng, dự trù kinh phí tổ chức.

- BGH cùng hội phụ huynh HS tìm kiếm, giới thiệu những bậc cha mẹ có những

thành cơng trong GD con, hoặc có chun mơn trong lĩnh vực này để chia sẻ kinh nghiệm với các phụ huynh khác. Hình thức tác động này sẽ có hiệu quả rất cao nếu đƣợc tổ chức tốt.

- BGH chỉ đạo cho GV các lớp tuyên truyền thông qua các bảng tuyên truyền ở

lớp, yêu cầu GV phải có trách nhiệm trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ về những gì trẻ đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc cần GD thêm ở nhà....

- Nhà trƣờng tạo điều kiện cho GV chia sẻ các PP giáo dục mà GV đã áp dụng có

hiệu quả. Cách này vừa giúp GV hiểu trẻ hơn, hiểu thêm về giáo dục ở mỗi gia đình đồng thời tạo cơ hội cho phụ huynh gần gũi với GV, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ GD (kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội). Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục tính tự lập là giúp trẻ có nhận thức để trẻ tự lựa chọn giữa những biện pháp khác nhau trong xử lý tình huống liên quan đến bản thân. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phƣơng pháp giáo dục trẻ: tin tƣởng vào trẻ và năng lực của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến lên trẻ. Không bắt buộc, cƣỡng bức trẻ phải tự làm việc này hay việc nọ, mà giải thích, phân tích cho trẻ hiểu để trẻ tự giác, vui vẻ thực hiện. Khơng đƣa lời giải đáp có sẵn mà hãy đƣa câu hỏi khích lệ, động viên để trẻ tự tìm tịi, khám phá. Không vội vàng phê phán đúng sai mà

-75-

kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đƣa ra kết luận của mình.

- Hƣớng dẫn phụ huynh tìm kiếm các tài liệu trên internet về GD tính tự lập để

phụ huynh chủ động giáo dục con cái của họ. Biện pháp này vừa giúp phụ huynh trang bị cho mình kiến thức khoa học về GD, vừa có cơ hội làm một nhà giáo dục cho con cái, xích lại gần con hơn để làm bạn với con, hiểu con và biết phát huy khả năng của con mình. Sau đó nhờ phụ huynh theo dõi, trao đổi với GV về những biểu hiện của trẻ, những khó khăn trong q trình GD, luyện tập, kết quả đạt đƣợc và cùng GV tham gia đánh giá mức độ hình thành và phát triển của trẻ sau khi thực hiện.

- Đối với GV, tuyên truyền tầm quan trọng của GD tính tự lập cho trẻ thông qua

các cuộc họp chuyên môn đầu năm học. Biện pháp này bắt buộc hiệu phó chun mơn phải có nhận thức nhất định về lĩnh vực này. Sau khi triển khai, tuyên truyền, cần có kế hoạch kiểm tra mức độ thực hiện của GV và kiểm tra hiệu quả trên trẻ.

- Hiện nay, trong các chuyên đề chƣa có chun đề dành riêng cho GD tính tự lập

nhƣng đã có các chun đề về GD kỹ năng sống. GD tính tự lập cũng là một phần trong GD kỹ năng sống. Vì vậy có thể thơng qua kỹ năng sống để lồng ghép tuyên truyền thực hiện GD tính tự lập cho trẻ.

- Tập huấn cho GV về phƣơng pháp GD tính tự lập bằng cách chia sẻ các PP đƣợc GV cho là hiệu quả. Hiện nay chƣa có PP cụ thể để GVMN giáo dục tính tự lập hiệu quả. Vì vậy nhà trƣờng cần tạo điều kiện cho GV chia sẻ với nhau kinh nghiệm giáo dục mà đƣợc đánh giá là tốt, hiệu quả.

- Các biện pháp tuyên truyền phải thực tế, sinh động. Có sử dụng các câu chuyện

có thật trong cuộc sống, các sự kiện nổi bật của xã hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức của GV và phụ huynh về vai trò và sự cần thiết phải trang bị những kiến thức tự lập cho trẻ trong cuộc sống hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại trường mầm non 106 biên hòa đồng nai (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)