THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT
4.1. Thanh điệu và quy luật phân bố của thanh điệu tiếng Việt 1 Thanh điệu và kí hiệu ghi thanh điệu
4.1.1. Thanh điệu và kí hiệu ghi thanh điệu
4.1.1.1. Khái niệm thanh điệu
Như đã trình bày ở trên (xem Mục 2.3, Chương 2), luồng khơng khí từ phổi đi lên làm cho dây thanh rung động. Sự rung động của dây thanh tạo ra hiệu quả hai mặt: một mặt tạo ra các âm hữu thanh (nguyên âm và phụ âm hữu thanh), mặt khác tạo ra sự chuyển biến về cao độ của âm tiết. Để chỉ sự thay đổi về cao độ trong phạm vi một âm tiết người ta gọi là thanh điệu.
38
Như vậy, thanh điệu là khái niệm dùng để chỉ cao độ của một âm tiết. Cao độ này có được là do sự rung bật của dây thanh. Tùy thuộc vào sự rung động đó nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, biến chuyển ra sao,… mà ta có các thanh điệu khác nhau. Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính. Nó được biểu hiện trong toàn âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối).
Về mặt chữ viết thanh điệu được ghi bằng các dấu: “ ” (huyền), “ ~ ” (ngã), “ ? ” (hỏi), “/ ” (sắc), “ . ” (nặng).
Có những âm tiết như “ta”, “tơi”, khi viết ra khơng có dấu, nhưng thực tế, khi phát âm vẫn có một thanh điệu. Thanh này gọi là thanh không dấu.
Như vậy theo truyền thống, tiếng Việt có sáu thanh điệu. Trừ thanh khơng dấu cịn năm thanh khác, mỗi thanh mang tên của dấu ghi thanh ấy. Sự tồn tại của sáu thanh sẽ được xác minh khi xét đến các thế đối lập âm vị học vốn được xác lập trong tiếng Việt, tức xét đến những nét khu biệt của thanh điệu.
4.1.1.2. Kí hiệu ghi thanh điệu
Sáu thanh điệu tiếng Việt được ghi bằng 6 con số: 1. Thanh ngang, 2. Thanh huyền, 3. Thanh ngã, 4. Thanh hỏi, 5. Thanh sắc, 6. Thanh nặng.