Mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết

Một phần của tài liệu B GIAO DC VA DAO TO TRNG DI HC QU (1) (Trang 104 - 106)

- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các

CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ

6.2.2. Mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết

Theo Đoàn Thiện Thuật [122], hiện nay trong tiếng Việt có hai thuật ngữ tồn tại song song đó là, văn tự và chữ viết. Nói đến chữ viết là có nghĩa đề cập đến hình thức đồ hình thực hiện trên giấy cho nên chữ viết tạo cho chúng ta sự gợi tả hình ảnh của văn tự trên trang giấy. Khi con người có ý thức về sự lưu giữ lời nói bằng các kí hiệu thì những hình thức sơ khai trong việc thực hiện ý tưởng trên đã xuất hiện. Chẳng hạn như, việc thắt nút bằng dây, việc xâu những vỏ sò thành chuỗi cũng được coi là hình thức của chữ viết. Chữ viết không phải là ngữ âm của ngôn ngữ nhưng với sự ra đời của chữ viết lồi người đã có thêm một phương tiện hữu hiệu để cố định hố lời nói, để lưu giữ thơng tin liên lạc. Nhờ vậy mà ngơn ngữ của lồi người đã vượt qua giới hạn của thời gian và không gian. Trong quá trình sáng tạo chữ viết, lồi người đã trải qua một thời gian dài với nhiều khó khăn vất vả để vật chất hoá âm thanh ngơn ngữ dưới hình thức kí tự. Bắt đầu từ những hình ảnh trực quan sinh động, chẳng hạn như một cái vòng thay cho một bức thư, đến việc sử dụng hình thức đồ hình như vẽ để ghi lại những sự việc cụ thể trong đời sống hằng ngày, để từ đó hình thành nên chữ tượng hình cịn tồn tại cho đến bây giờ. Rồi dần dần mới tới việc dùng chữ dưới nhiều hình thức khác nhau mà đỉnh cao của những phát minh ấy là chữ viết ghi âm vô cùng tiện dụng được phổ biến rộng rãi trong các ngôn ngữ trên thế giới.

Quá trình hình thành chữ viết của xã hội lồi người đã diễn ra trong lịch sử với chiều dài tính bằng thiên niên kỉ. Trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài ấy, chữ viết ngày càng bộc lộ chức năng cơ bản của nó. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói, cố định hố cho lời nói. Giữa chữ viết và dịng âm thanh của ngơn ngữ thì chữ viết là cái có sau, âm thanh là cái có trước. Âm thanh ngơn ngữ quyết định chữ viết chứ khơng phải ngược lại. Nhìn lại q trình sáng tạo chữ trong tiến trình phát triển của nhân loại từ tượng hình, ghi ý cho đến ghi âm, chúng ta thấy mối quan hệ giữa chữ viết và ngữ âm không phải

104

bao giờ cũng trùng khớp với nhau. Chữ tượng hình và ghi ý về thực chất đã là biểu hiện trực tiếp của tư duy vì nó là phương tiện biểu đạt trực tiếp của ý nghĩa. Tuy nhiên, chữ tượng hình đã bộc lộ những hạn chế của nó bởi những hình ảnh trong hiện thực đời sống quá đa dạng và luôn vận động, phát triển không ngừng.

Đến chữ viết để ghi âm vị ra đời mà ta thường gọi là chữ ghi âm thì chữ viết thực sự là hệ thống kí hiệu thị giác dùng để đại diện cho dịng âm thanh ngơn ngữ cịn ngữ âm mới là hình thức biểu đạt của ngơn ngữ. Nhờ vậy, ngôn ngữ được vận dụng rộng rãi và chúng ta có thể sử dụng một số lượng hạn chế các kí hiệu mà có thể biểu đạt tất cả mọi điều con người cần biểu đạt từ những rung động tế nhị nhất trong cảm xúc của thế giới nội tâm con người cho đến những khái niệm trừu tượng. Chữ viết ghi âm là phương tiện hữu hiệu đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người ở mức cao nhất. Chữ viết trong trường hợp này hoàn tồn khơng phải là ngữ âm mà chỉ là cái đại diện cho ngữ âm. Cái đại diện thì có thể thay thế hoặc có thể thay đổi, cái đại diện thì cũng có thể đúng mà cũng có thể là chỉ gần đúng thậm chí là có khi sai, miễn là cộng đồng sử dụng nó chấp nhận.

Như vậy, trên quan điểm ngôn ngữ học, chữ viết ghi âm được coi là tiến bộ nhất xét trên phương diện ghi âm. Hệ thống chữ Quốc ngữ của chúng ta là chữ viết ghi âm vị gọi tắt là chữ ghi âm - đó là loại hình chữ viết tiến bộ nhất trong quá trình sáng tạo chữ viết của nhân loại.

Mối quan hệ giữa chữ viết và ngữ âm như đã phân tích ở trên là mối quan hệ giữa hai mặt của kí hiệu. Về thực chất, chữ viết cũng là một hệ thống kí hiệu, nghĩa là mỗi yếu tố của nó cũng địi hỏi sự khu biệt và giữa các yếu tố phải có tính hệ thống. Tuy nhiên, chúng ta không quên rằng trong loại hình chữ viết ghi âm, chữ viết chỉ đại diện cho ngữ âm chứ không đại diện cho ý nghĩa. Vì vậy, yêu cầu khu biệt từ này với từ kia bằng kí tự là khơng cần thiết. Trong cách xây dựng chính tả có ngun tắc lịch sử (dùng cách tổ chức các con chữ để biểu hiện lai lịch của từ), nguyên tắc hình thái học (dùng chữ viết để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nằm trong từ, ngoài ý nghĩa từ vựng), nguyên tắc ngữ âm học hay âm vị học (dùng chữ viết để ghi đơn thuần thành phần âm vị của hình thức biểu đạt của từ). Nếu hiểu được rằng yêu cầu khu biệt từ bằng tự dạng là khơng cần thiết thì sẽ hiểu được rằng nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc hình thái học chưa phải đã có ưu điểm tuyệt đối. Ngược lại, do việc thực hiện những nguyên tắc đó, chữ viết trở nên xa rời với ngữ âm, vấn đề trở nên phức tạp, gây khó khăn cho người học. Trong lịch sử cải cách chữ Quốc ngữ của chúng ta đã có những đề nghị sai lầm do không nắm được nguyên tắc cơ bản của chữ viết như đã trình bày.

Mối quan hệ giữa chữ viết và ngữ âm xác định cho chúng ta một thái độ đúng đắn khi nghiên cứu về chữ viết. Ngữ âm có tính phân lập và tính cấu trúc. Chữ viết đại diện cho ngữ âm nên cũng có những đặc tính đó. Hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ bao gồm những âm vị nhất định. Hệ thống chữ viết cũng bao gồm hệ thống chữ cái. Mỗi âm vị có một hình thức biểu hiện tương ứng trong chữ viết. Mối quan hệ giữa chúng là đồng đều theo nguyên tắc 1- 1. Nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Đó là giải pháp tối ưu nhất cho chữ viết ghi âm.

105

Một phần của tài liệu B GIAO DC VA DAO TO TRNG DI HC QU (1) (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)