THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT
4.1.4. Sự phân bố của các thanh điệu
4.1.4.1. Sự phân bố thanh điệu trong các loại hình âm tiết
Thanh điệu được thể hiện đồng thời với các âm vị khác trong âm tiết. Sự thể hiện của chúng do đó ít nhiều chịu sự tác động của các âm vị cấu thành âm tiết. Sự phân bố của các thanh điệu phải được xét trong mối tương quan với các thành phần âm tiết.
Âm đầu kết hợp với phần vần lỏng lẻo, nó khơng tham gia vào việc bảo đảm trường độ cố định của âm tiết. Ở những âm tiết bắt đầu bằng phụ âm hữu thanh, đường nét điển hình cho mỗi thanh điệu nằm ở phần vần. Sự thể hiện và do đó sự phân bố thanh điệu ít liên quan đến âm đầu.Âm đệm, ngồi âm vị zêrơ ra, tiếng Việt chỉ có một bán nguyên âm [-u-] đảm nhiệm thành phần này. Cũng như âm đầu nó ít ảnh hưởng đến sự phân bố của các thanh điệu.
42
Âm chính kết hợp với âm cuối tạo nên âm hưởng cơ bản của âm tiết. Nếu âm cuối là phụ âm tắc - vô thanh thì sự thể hiện âm điệu bị hạn chế, vì một phần trường độ của âm tiết về cuối là một khoảng im lặng. Những thanh điệu nào mà đường nét âm điệu địi hỏi phải có một thời gian thích đáng mới thể hiện được tính đặc thù của mình, thì khơng thể nào xuất hiện trong điều kiện như thế được.
Nếu âm cuối là âm mũi, bán ngun âm hay âm vị zêrơ thì đường nét âm điệu đặc trưng cho từng thanh điệu có điều kiện thể hiện được đầy đủ. Rõ ràng là sự phân bố của các thanh phụ thuộc nhiều vào thành phần âm cuối.
Thanh khơng dấu, thanh huyền có đường nét âm điệu bằng phẳng. Đường nét này yêu cầu có một trường độ nhất định mới bộc lộ được tính chất bằng phẳng của chúng. Do đó hai thanh này khơng bao giờ được phân bố trong các âm tiết có âm cuối vơ thanh.
Thanh sắc và thanh nặng có đường nét khơng bằng phẳng nhưng đơn giản - một - trái với các thanh ngã, hỏi. trong tư thế đối lập “đổi hướng - không đổi hướng” về đường nét của âm điệu, nếu như một vế đã được xác định rõ nét ở thanh ngã và thanh hỏi, tức là đường nét đổi hướng của hai thanh được thể hiện đầy đủ, thì vế kia khơng cần thiết phải được minh xác hoàn toàn trong cách thể hiện nữa. Nghĩa là tính chất một hướng của âm điệu ở các thanh sắc, nặng không cần phải bộc lộ một cách chi tiết trong cách phát âm kéo dài. Vì vậy, hai thanh sắc nặng có thể được phân bố ngay cả trong những âm tiết có âm cuối tắc - vơ thanh /p, t, k/.
4.1.4.2. Phân bố trong từ láy
Thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt phân bố theo quy luật cùng âm vực:
Cao: ngang - hỏi - sắc. Thấp: huyền - ngã - nặng. Điều này có nghĩa là: nếu âm tiết thứ nhất đã mang thanh khơng dấu thì âm tiết thứ hai chỉ có thể là thanh khơng dấu hay hỏi hay
sắc hoặc ngược lại. Mà không thể là thanh nào khác. Nếu một trong hai âm tiết tạo thành từ
láy đơi đã có thanh huyền chẳng hạn thì âm tiết cịn lại chỉ có thể mang thanh huyền, hoặc
ngã, hoặc nặng.
Dựa vào phẩm chất ngữ âm của các thanh điệu như đã miêu tả cũng như sự phân loại phù - trầm trong thi pháp truyền thống thì những thanh thuộc cùng một âm vực là:
Âm vực cao Không dấu, ngã, sắc
Âm vực thấp Huyền, hỏi, nặng
Lưu ý:
Xét về khía cạnh lịch sử, thanh hỏi trước kia thuộc về âm vực cao. Xưa, nó gần với
các phụ âm đầu vô thanh cũng giống như các thanh không dấu, thanh sắc. Có thể nói rằng, trước kia những thanh điệu cùng một âm vực có khác so với ngày nay. Cụ thể là:
Thanh cao: ngang, hỏi, sắc Thanh thấp: huyền, ngã, nặng
Cần chú ý điều này khi nghiên cứu về quy luật phân bố của thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt.
43
4.1.4.3. Phân bố trong các vần thơ
Trong các thể thơ truyền thống, thanh điệu phân bố có quy luật:
- Âm tiết gieo vần của dòng thơ trên với âm tiết gieo vần của dòng thơ dưới phải cùng một âm vực.
- Nếu trong một dịng thơ có hai âm tiết gieo vần, một âm tiết gieo vần với dòng thơ trên và một âm tiết gieo vần với dịng thơ dưới thì hai âm tiết ấy khơng nhất thiết phải cùng âm điệu. Nếu cùng một âm điệu thì phải trái nhau về âm vực.
Sự phân bố thanh điệu trong các vần thơ của những thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát,…) có thể tóm tắt là trong các âm tiết hiệp vần giữa câu thơ trên và câu thơ dưới chỉ có thể có những thanh điệu cùng loại: xét về mặt âm điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc). Mặc dù vậy, nếu trong một câu thơ có hai âm tiết được gọi là vần, một âm tiết hiệp vần với câu trên, một âm tiết hiệp vần với câu dưới thì thanh điệu được phân bố trong hai vần đó khơng nhất thiết phải cùng âm điệu và nếu chúng cùng một âm điệu thì lại phải trái nhau về âm vực.
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn non Đưa chàng lòng dặc dăc buồn
Bộ khơn bằng thủy ngựa khơn bằng thuyền Nước có chảy mà phiền khơn rửa
Cỏ có thơm mà nhớ khó quên
(Đoàn Thị Điểm - Chinh phụ ngâm)
Các vần thơ truyền thống được sáng tác ngày nay khơng cịn bị quy định chặt chẽ như trong thi pháp truyền thống nữa nhưng về cơ bản cũng vẫn căn cứ vào sự tương đồng về âm điệu khi các âm tiết hiệp vần nằm ở những câu thơ như nhau.