Sự thể hiện của các thanh điệu

Một phần của tài liệu B GIAO DC VA DAO TO TRNG DI HC QU (1) (Trang 40 - 42)

THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT

4.1.3. Sự thể hiện của các thanh điệu

4.1.3.1. Thanh không dấu

So với các thanh điệu khác, thanh không dấu là một thanh cao. Ở mỗi người có giọng nam trung thanh này được thể hiện với cao độ ngang với nốt FA (nghĩa là thấp hơn âm chữ LA tự nhiên một quãng ba trưởng).

Đường nét âm điệu bằng phẳng hầu như khơng lên xuống gì từ đầu đến cuối. trong các âm tiết khác nhau như “a”, “ta”, “mau”, “ban”, “qua” đường nét về cơ bản vẫn là như vậy.

4.1.3.2. Thanh huyền

Đây là một thanh thuộc âm vực thấp. So với thanh khơng dấu, nó thấp hơn một quãng bốn đúng. Đường nét âm điệu bằng phẳng hơi đi xuống thoai thoải. các âm tiết như “bàn”, “nhà”, “ngoài” đều được phát âm với thanh điệu như vậy.

4.1.3.3. Thanh ngã

Thanh này xuất phát gần ngang với cao độ xuất phát của thanh huyền. Thanh này bắt đầu ở âm vực thấp nhưng kết thúc ở âm vực cao.

40

a. Đường nét bắt đầu cao hơn thanh huyền một chút đến giữa âm tiết đi xuống đột ngột, dốc đứng trong một thời gian ngắn (có thể đến một quãng năm), sau đó vút lên ngang với cao độ cũ và đi thêm một quãng ba thứ nữa.

b. Đường nét bắt đầu và kết thúc tương tự như trên nhưng bị gián đoạn ở giữa. Tiếng thanh bị mất hoàn toàn biểu thị động tác tắc nghẽn thanh hầu đã xảy ra vào giữa quá trình phát âm. Đây là một biến thể tự do.

Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là một cách phát âm khó đối với trẻ em nên thường thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn, tức là với âm điệu không gãy. Đường nét âm điệu bị đơn giản hóa này do đó khơng cịn giữ được nét riêng biệt, đặc trưng cho thanh ngã. Âm điệu của nó vì thế đồng nhất với âm điệu của thanh sắc. Các âm tiết có thanh ngã được trẻ phát âm dường như với thanh sắc: mũi > múi, ngã > ngá.

4.1.3.4. Thanh hỏi

Thanh này bắt đầu ở mức cao của độ xuất phát của thanh huyền. nó kết thúc cũng ở cao độ thấp nên phải nói rằng thanh “hỏi” thuộc về loại thanh điệu có âm vực thấp.

Đường nét âm điệu thấp dần từ khi bắt đầu, đến một quãng sáu (có thể đến quãng bảy thứ) thì chuyển sang một nét đi lên cân đối với nét đi xuống ban đầu, và kết thúc bằng một cao độ xuất phát. Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét này được gọi là đặc trưng “gãy” của âm điệu.

Các âm tiết “quả”, “ổi”, “cảm”, “tưởng” đều được phát âm với âm điệu như vậy. Bộ phận thấp nhất của đường nét âm điệu nằm vào khoảng giữa phần vần. trong những âm tiết có âm cuối là phụ âm mũi, nếu âm chính là ngun âm ngắn, nó nằm vào âm cuối, chẳng hạn trong âm tiết “bẳn”, “hẳn”.

Đối với những người nói tiếng địa phương bắc trung bộ và trẻ em đường nét âm điệu thường khơng có phần đi lên như miêu tả. Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu ở thanh hỏi khơng diễn ra đột ngột như ở thanh ngã, chính vì vậy quá trình phát âm phải kéo dài hơn và do đó cũng trở thành khó đối với trẻ nhỏ, vốn có hơi thở ngắn và chưa quen điều chỉnh năng lượng thích ứng với việc phát âm từng âm tiết dài, ngắn khác nhau. Trẻ em khi phát âm các âm tiết có thanh hỏi thường đơn giản hóa đường nét âm điệu hai hướng thành một hướng, tức là thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy. Điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ khơng cịn được nhận diện ra nữa và dường như đồng nhất với thanh nặng. Trong các phát âm địa phương của tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh và của trẻ em, các âm tiết “cửa”, “đỏ” được phát âm gần như “cựa”, “đọ”.

Miêu tả phẩm chất ngữ âm của thanh hỏi cịn phải kể đến hiện tượng yết hầu hóa. Hiện tượng này diễn ra rõ rệt trong phần lớn thời gian phát âm (trừ phần bắt đầu âm tiết).

Thanh này có những biến thể khác nhau khi được phân bố trong những âm tiết thuộc các loại hình khác nhau.

a. Trong các âm tiết có âm cuối khơng phải là âm tắc vơ thanh, ví dụ: “cái”, “máng”, “bé”, thanh điệu này bắt đầu xấp xỉ với thanh không dấu. với một âm điệu bằng ngang. Phần này chiếm gần ½ phần vần. sau đó âm điệu đi lên, kết thúc cao hơn thanh không dấu một quãng hai trưởng.

41

b. Trong các âm tiết có âm cuối là âm tắc vơ thanh

- Nếu âm chính là ngun âm dài thì phần bằng ngang ngắn hơn khá nhiều hoặc có khi mất hẳn; cao độ xuất phát và cao độ kết thúc về cơ bản vẫn như ở biến thể a. nói trên. Ví dụ thanh sắc trong các âm tiết “rót”, “nước”.

- Nếu âm chính là ngun âm ngắn thì thanh điệu bắt đầu cao hơn khá nhiều. đường nét âm điệu đi lên mạnh hơn và kết thúc một khoảng cách nhỏ. Ví dụ thanh sắc trong những âm tiết “mất”, “cắp”.

Thanh điệu này (cả hai biến thể a và b) có thể kết thúc bằng một âm tắc thanh hầu. 4.1.3.5. Thanh nặng

Đây là một thanh điệu thuộc âm vực thấp. nó bắt đầu xấp xỉ với mức cao hơn ban đầu của thanh huyền.

Đường nét âm điệu của mỗi biến thể có khác nhau.

a. Trong các âm tiết có âm cuối khơng phải là âm tắc vơ thanh, ví dụ: “lại”, “bị”, “hạn”, đường nét bắt đầu bằng ngang và kéo dài trong phần lớn của bộ phận vần, sau đó đi xuống với độ dốc lớn, tới một quãng 10 thứ. Nếu âm cuối là âm mũi thì phần đi xuống nằm vào âm cuối.

b. Trong các âm tiết có âm cuối kết thúc bằng âm tắc - vô thanh, phần đi xuống nằm ở ngay cuối nguyên âm làm âm chính. Nếu âm chính là nguyên âm ngắn thì phần băng ngang thu ngắn lại, ví dụ “ngạt”, “thật”.

Thanh nặng kết thúc bằng sự nghẽn thanh hầu. Có hiện tượng yết thanh hầu xảy ra trong quá trình phát âm, nhưng khơng nhất thiết có trong mọi trường hợp.

Trong phần miêu tả phẩm chất ngữ âm của các thanh điệu trên đây, chúng ta thấy rõ mối tương quan về âm vực giữa các thanh và nhất là những đường nét âm điệu đặc trưng của chúng. Thanh “ngã”, “hỏi” có đường nét phức tạp. dùng nốt nhạc để ghi các thanh này nhất thiết phải dùng tới hai nốt. Trong khi đó, muốn ghi bốn thanh cịn lại chỉ cần dùng một nốt cho mỗi thanh.

Những điều miêu tả trên đây khơng chỉ căn cứ vào thính giác mà cịn dựa trên những cứ liệu của ngữ âm học thực nghiệm.

Một phần của tài liệu B GIAO DC VA DAO TO TRNG DI HC QU (1) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)