- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các
CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ
6.1.5. Những tồn tại của chính âm tiếng Việt
Ở phần trên chúng ta đã xác định chính âm là khái niệm được dùng để chỉ sự chuẩn hố ngơn ngữ trên phương diện ngữ âm. Ngôn ngữ khi đi vào hoạt động để thực hành chức năng giao tiếp của mình, dịng âm thanh của ngơn ngữ xuất hiện trong lời nói tồn tại với những cách phát âm cụ thể của những cá nhân ở những vùng phương ngữ nhất định, gắn liền với từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể. Nếu ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội thì hoạt động ngơn ngữ lại là một hiện tượng mang tính cá nhân.
Việc xây dựng một hệ thống ngữ âm chuẩn thống nhất cho một dân tộc độc lập trong một nhà nước thống nhất là một việc làm mang tính bắt buộc xét trên phương diện nhà nước. Có như vậy, sự giao tiếp trong xã hội ở một quốc gia thống nhất mới không bị cản trở, việc ban hành những văn bản mang tính pháp luật, đặc biệt là các văn bản mang tính chất quản lý nhà nước mới thể hiện được tính hiệu lực cao.
Tuy nhiên, cũng như nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chúng ta khó tìm thấy một phương ngữ nào mà ở đó hội đủ các đặc điểm ngữ âm của các vùng phương ngữ khác. Do vậy, khái niệm chuẩn hoá ở đây thực chất là sự quy ước và mang tính tương đối. Vì tính chất quy ước và sự tương đối ấy mà một số người có cảm giác rằng chính âm là khái niệm khơng có thực với phương ngữ của mình. Chẳng hạn, chúng ta đã thống nhất lấy phương ngữ Bắc làm chuẩn nhưng người miền Bắc vẫn thấy gượng ép khi bắt buộc phải phát âm phân biệt tr/ch, s/x, r/d,gi,… Ngược lại, người miền Trung và miền Nam lại rất vất vả để phát âm phân biệt hai thanh ngã/ hỏi,…
Trên phương diện chuẩn hố về mặt hình thức ngữ âm cho một số hình vị và từ, hiện nay chúng ta chấp nhận cả hai ngun tắc, đó là:
- Tơn trọng tính hệ thống. Cụ thể là đã chọn hình thức “lãnh”, “mạng”, “chính”,… thì chúng ta cũng sử dụng hình thức ngữ âm đã được lựa chọn đó trong các từ “lãnh đạo”,
“cách mạng”, “chính trị”,…
- Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng vận dụng ngun tắc thói quen sử dụng ngơn ngữ. Nghĩa là, lựa chọn cách sử dụng theo thói quen của số đơng làm chuẩn cho nên bên cạnh “lãnh” ta vẫn nói “truy lĩnh”, bên cạnh “mạng” ta vẫn nói “số mệnh”, bên cạnh “chính” ta vẫn nói “chánh án”,…
Xét trên phương diện hệ thống và tính chất xã hội của ngơn ngữ thì hai ngun tắc được lựa chọn khơng có gì mâu thuẫn. Nhưng xét trên phương diện chuẩn hoá là nhằm đi đến sự thống nhất thì việc cùng một lúc đưa ra những nguyên tắc khác nhau để đi đến một sự lựa chọn thống nhất là không thể thực hiện được. Cho nên việc chuẩn hoá về mặt ngữ âm trên phương diện này trong tiếng Việt vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Vì những hạn chế này
103
mà nhiều khi chúng ta vẫn còn băn khoăn trước một hiện tượng chính tả và khơng biết nên lựa chọn hình thức ngữ âm nào cho phù hợp.
6.2. Chữ viết