- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các
CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN TÍNH (Hệ thống âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối) (1)
5.3.3. Sự thể hiện của các âm chính và quy luật biến dạng của chúng
5.3.3.1. Sự thể hiện của các vị trí
Các âm chính sau âm đệm /zêrơ/ chỉ chịu ảnh hưởng về âm sắc của âm đầu, chẳng hạn các nguyên âm có bị mũi hóa ít nhiều sau các phụ âm mũi /m, n, ɲ, ŋ/. Tuy nhiên ảnh hưởng này rất ít và hầu như khơng đáng kể, so với ảnh hưởng hết sức sâu đậm do các âm cuối gây nên.
Sau âm đệm /-u-/ các nguyên âm bị mơi hóa ở phần đầu và trở thành một nguyên âm chuyển sắc. Đó là trường hợp của các nguyên âm trong “hoa” [hua1-], “huệ” [hu0e6].
Đáng lưu ý hơn cả là sự biến dạng về mặt phẩm chất cũng như về lượng của các nguyên âm khi được phân bố trước các âm cuối khác nhau. Ta cần thấy rõ sự biến dạng ấy, lần lượt của từng nhóm nguyên âm, một điều có quan hệ trược tiếp tới việc thể hiện các âm vị của tiếng Việt phù hợp với chuẩn của ngôn ngữ.
5.3.3.2. Nguyên âm đơn dài
Trong số 9 âm vị nguyên âm đơn dài, có 4 âm vị /, a, ε, ɔ/ nằm trong thế song hành với 4 âm vị nguyên âm ngắn tương ứng (/, ă, , /) do đó 4 âm vị này chỉ có thể là thể dài, cịn các ngun âm khác đều có hai thể: dài và ngắn ./i/ trong “in” ở thể dài, nhưng trong “ích” ở thể ngắn, /ε/ trong “em” và trong “éc” đều ở thể dài cả. (Hình thức ngắn của [ε] trong “ách” chẳng hạn lại là một âm vị khác, chứ khơng cịn là một biến thể của /ε/ nữa). Ta sẽ xét đến từng thể, dài ngắn trong mối quan hệ với sự phân bố của các nguyên âm trước các âm cuối.
a. Thể dài: Ở đây có mấy nhận xét sau.
- Trước âm cuối /zêrô/ bao giờ ngun âm cũng ở thể dài, ví dụ: “đó”, “đa”. Thể dài của nguyên âm trong âm tiết có âm cuối khác, ví dụ: trường độ của [o] trong “ơ tô” so với [o] trong “tôm” chẳng hạn.
- Trước âm cuối /zêrô/ không phải bao giờ các nguyên âm cũng giữ được tính cố định của âm sắc từ đầu đến cuối. Về cuối, âm sắc có thể thay đổi và ta có một ngun âm chuyển sắc, ví dụ: nguyên âm [ε] trong “ve ve” thường kết thúc bằng một yếu tố mở hơn, tức là [ε^] chẳng hạn.
b. Thể ngắn của mỗi loại nguyên âm mỗi khác.
- Các nguyên âm bổng /i, e/ trước /ŋ, k/ bị biến dạng đi chẳng những về trường độ mà cả về cường độ và âm sắc. Chúng được thể hiện ngắn đi, bớt căng và kém bổng. Khi phát
87
âm lưỡi lùi về sau hơn, nguyên âm có xu hướng trở thành nguyên âm hàng giữa [i] > [ɯ
ǐ], [e] > [i], ví dụ: /i/ trong “sinh”, /e/ trong “bệnh”.
- Các nguyên âm trầm /u, o/ trước /ŋ, k/cũng bị biến dạng đi cả về cường độ và âm sắc. Chúng được thể hiện ngắn đi, bớt căng và bớt trầm hơn. Tính trịn môi của các nguyên âm bị giảm đi, thậm chí mất hẳn, ví dụ /u/ trong “súng” được thể hiện thành [ɯu], /o/ trong “đồng” được thể hiện thành [u].
- Nguyên âm trung hòa /ɯ/ ở thể ngắn, khi được phân bố trước /ŋ, k/ và /n, t/, ví dụ “hứng hực”, “phừng phựt”. Thể ngắn của /ɯ/ thường hay gặp, thể dài xuất hiện tương đối hạn chế, ví dụ: “ưu tiên”, “ngửi hoa”.
5.3.3.3. Nguyên âm đơn ngắn
a. Nguyên ân bổng // trước /ŋ, k/ giống như những biến thể ngắn của /i, e/ trước /ŋ, k/, ở chỗ được phát âm khơng căng so với [ε], lui về phía sau hơn [ε], do đó có âm sắc kém bổng hơn so với [ε] và ngắn hơn [ε] trong điều kiện bình thường, nghĩa là thành [i]. Có thể nói [] là thể ngắn của [ε] trước [ŋ, k] theo đúng quy luật biến dạng của các nguyên âm bổng, khi xuất hiện trước hai phụ âm cuối này. Tuy nhiên nó được coi là một âm vị độc lập do sự tồn tại của những cặp từ đối lập kiểu “cảnh” và “kẻng”, “ách” và “éc” như đã biết ở trên.
Ở đây một điều đáng lưu ý là các phụ âm cuối /-ŋ, -k/ như vậy đã tác động đến các nguyên âm bổng như nhau. Chúng nhất luật làm cho các nguyên âm ngắn lại và biến đổi âm sắc. Các nguyên âm trong “eng, ec” không hề bị ngắn lại và giữ được nguyên vẹn âm sắc trước /ŋ, k/, vậy là đã khơng theo quy luật biến dạng chung. Có thể đây là dấu vết của một cách phát âm cổ. Chính vì vậy các vần “eng, ec” chỉ tồn tại trong một số từ.
b. Nguyên âm trầm // trước /ŋ, k/ cũng giống như thể ngắn của /u, o/ trước /ŋ, k/ được phát âm không căng bằng, kém trịn mơi hơn [ɔ], hoặc có khi khơng trịn mơi, do đó có âm sắc kém trầm hơn [ɔ]. Trong những vần “ong, oc” nguyên âm được thể hiện thành [u]. Tóm lại, // so với /ɔ/ chẳng khác gì biến thể ngắn của /ɔ/. Nó tuân theo quy luật biến dạng, chung cho các nguyên âm trầm trước /ŋ, k/, nhưng nó được phân xuất thành một âm vị riêng do sự tồn tại của những cặp từ đối lập như “cong/coong”, “móc/moóc”.
Quy luật biến dạng chung cho các nguyên âm trầm trước /ŋ, k/ là như vậy, thế mà nguyên âm trong những vần “oong/ c” lại khơng tuân theo quy luật chung ấy nghĩa là chúng vẫn không bị ngắn lại và thay đổi âm sắc gì cả, do đó cũng có thể nghĩ rằng đây cũng là tàn dư của cách phát âm cổ vẫn thường được bắt gặp trong một số tiếng địa phương hoặc ngôn nhữ của các dân tộc ít người có quan hệ lịch sử với tiếng Việt, chẳng hạn tiếng Tày. Các vần này chỉ bắt gặp trong một số từ, trong đó có những từ phiên âm tiếng nước ngồi. Việc mượn từ có lẽ cũng đã góp phần vào việc duy trì lâu hơn sự tồn tại của các vần này. Tuy nhiên, khơng có gì tỏ ra rằng số lượng từ mang các vần này sẽ tăng lên.
88
c. Các nguyên âm trung hòa /, ă/, trái với các nguyên âm ngắn bổng và trầm, không phải là kết quả của sự biến dạng của các nguyên âm đơn dài trong một số bối cảnh nhất định, vì hầu như với bất kỳ điều kiện nào, ở đâu mà các nguyên âm dài /, a/ được phân bố thì ở đó đều thấy các nguyên âm ngắn tương ứng /, ă/ xuất hiện.
Có người nghi ngờ tính đồng nhất về âm sắc giữa // và //, giữa /ă/ và /a/. Sự khác nhau về âm sắc cũng như về âm lượng giữa từng cặp âm vị có thể có, nhưng điều đó khơng quan trọng gì so với thế song hành của chúng trong sự phân bố và đối lập nhau về trường độ. Do đó, người ta khơng phải khơng có lý khi xác định mối tương quan giữa các âm vị trên như những nguyên âm ngắn tương ứng với những nguyên âm dài, có cùng phẩm chất.
5.3.3.4. Nguyên âm đôi
a. Nếu đa số nguyên âm đơn dài đều có hai biến thể dài và ngắn thì các ngun âm đơi chỉ có một biến thể dài. Trước /ŋ, k/ chúng không bị biến dạng về trường độ, cường độ và âm sắc. Có lẽ u cầu thể hiện tính chất chuyển đổi âm sắc, vốn là một nét khu biệt của chúng, đã không cho chúng thu ngắn trường độ lại và bắt buộc chúng phải được phát âm rõ ràng dù trong phong cách nói đầy đủ hay tĩnh lược. Ví dụ âm chính trong các âm tiết “khiêng”, “chuông”.
b. Các nguyên âm đôi đều bắt đầu bằng một yếu tố thuộc bậc thanh lượng nhỏ rồi chuyển sang một yếu tố khác cùng loại âm sắc, ở bậc thanh lượng lớn hơn: i → e, u → o, ɯ
→
Yếu tố thứ nhất mạnh, yếu tố thứ hai yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của mỗi nguyên âm đôi là do yếu tố thứ nhất quy định. Yếu tố thứ hai yếu nên âm sắc thường được thể hiện không rõ ràng. Trong nhiều trường hợp người ta nghe thấy yếu tố thứ hai như một ngun âm trung hịa [] hoặc []. Chính ưu thế của yếu tố thứ nhất đã khiến cho các nguyên âm đôi khu biệt nhau về âm sắc và do đó chúng được xếp cùng với các nguyên âm đơn khác vào 3 loại âm sắc. Đó cũng là lý do vì sao chúng chịu sự tác động của quy luật phân bố như các nguyên âm đơn dài thuộc mỗi loại âm sắc, chẳng hạn sự phân bố sau âm đệm /-u-/ hoặc trước các bán nguyên âm cuối /-u, -i/.
Quan sát các âm tiết hiệp vần trong thơ ta thấy /ie/ hiệp vần với /i/, như “đi” với “chia”, hoặc với /e/, như “kia” với “về” // hiệp vần với /ɯ/, như “tư” với “thừa”, hoặc với //, như “trơ” với “thưa”, /uo/ hiệp vần với /u/, như “gù” với “chùa”, hoặc với /o/, như “thua” với “hồ”. Điều đó nói lên rằng mỗi ngun âm đơi hiệp vần với một nguyên âm đơn cùng âm sắc với yếu tố đầu của nguyên âm đôi ấy, và dù cho yếu tố sau của mỗi nguyên âm đơi có thể như thế nào nhưng âm sắc của tồn ngun âm đơi vẫn thuộc về một trong ba loại rõ rệt: bổng, trầm hoặc trung hịa.
Ở đây ta cũng có thêm một luận chứng để phản bác ý kiến cho rằng yếu tố sau của mỗi tổ hợp [ie, , uo] là âm cuối. Trong thơ ca của người Việt chỉ có những âm tiết kết thúc giống nhau mới hiệp vần với nhau được. Trong các ví dụ dẫn ra trên đây, các âm tiết có nguyên âm đơn đều kết thúc bằng âm cuối /zêrô/, vậy những âm tiết hiệp vần với chúng đều
89
phải kết thúc tương tự và trong những ân tiết này ta có những ngun âm đơi làm âm chính chứ khơng phải một yếu tố làm âm chính và một yếu tố làm âm cuối.
c. Được phân bố trước âm cuối /zêrơ/ các ngun âm đơi có sự biến dạng ở yếu tố thứ hai. Trong âm tiết do chỗ không bị khống chế ở phân cuối, nên các ngun âm đơi có thể được kéo dài, và trong điều kiện như thế bộ máy phát âm có thể bng lơi hơn bình thường, sau khi đã hoàn thành việc cấu tạo nên yếu tố đầu tiên của ngun âm đơi. Vì vậy yếu tố sau thường được mở rộng hơn yếu tố bình thường và là một nguyên âm hàng giữa, bất kể yếu tố đầu thuộc hàng trước hay hàng sau. Tóm lại, yếu tố thứ hai của các nguyên âm đôi, vốn thuộc các loại âm sắc khác nhau, trong điều kiện mới, có thể trở thành một yếu tố có âm sắc trung hòa và ở bậc âm lượng lớn hơn thường lệ.
5.3.4. Sự thể hiện bằng chữ viết
5.3.4.1. Nguyên âm đơn dài
Cần lưu ý tới cách thể hiện một số nguyên âm sau:
a. Âm vị /i/ được ghi bằng /y/ khi âm đầu là /ʔ/, âm đệm và âm cuối thường là những âm vị /zêrơ/, ví dụ: “y tế”. Có ngoại lệ: “í ới”. Đơi khi âm đầu khác /ʔ/ mà /i/ cũng được ghi bằng “y”, do thói quen, ví dụ: “ký hiệu, lý luận”. Một vài trường hợp có thể tùy tiện dùng “y” hay “i” để ghi, như “ký” hoặc “kí”,
/i/ còn được ghi bằng “y”, khi xuất hiện sau âm đệm /-u-/, ví dụ: “suy”, “ngụy”. Một số trường hợp tùy tiện “quý” hoặc “quí”. Các trường hợp cịn lại, /i/ được ghi bằng “i”, ví dụ: “im”, “đi”, “nín”, “thinh”.
i ɯ i ɯ u e γ o e o
ε ʌ ɔ
Hình 6. Việc lướt từ yếu tố đầu sang yếu tố sau trong các nguyên âm đôi, được phân bố trước âm cuối khác /zêrơ/.
Hình 7. Yếu tố đầu lướt sang yếu tố sau trong các nguyên âm đôi được phân bố trước âm cuối /zêrô/
[i] trở thành [i]
[] trở thành []
[uo] trở thành [u]
90
So sánh sự thể hiện của các nguyên âm đôi trong “miến” và “mía”, trong “muống” và “múa”, trong “mương” và “mưa” sẽ thấy điều đó.
b. Âm vị /o/ khi được phân bố trước /ŋ, k/ có hai biến thể dài, ngắn. Thể dài được chi bằng “ơơ”, ví dụ: “bơơng bơơng”. Thể ngắn được ghi bằng “ơ”, ví dụ: “bơng”.
Trong các trường hợp khác /o/ được ghi bằng “ơ”, ví dụ: “ô tô”, “tôm”.
c. Âm vị /ɔ/ khi xuất hiện trước /ŋ, k/ được thể hiện bằng “oo”, ví dụ: “xoong”, “mc”.
Trong các trường hợp khác /ɔ/ được thể hiện nhất luật bằng “o”, ví dụ: “con”, “bị”. 5.3.4.2. Ngun âm đơn ngắn
a. Âm vị // xuất hiện trước /ŋ, k/ được thể hiện bằng “a”, ví dụ: “sạch sành sanh”, “xanh xanh”.
b. Âm vị // xuất hiện trước /ŋ, k/ được thể hiện bằng “o”, ví dụ: “vịng”, “tóc”. c. Âm vị /ă/ khi được phân bố trước /-u-/ được ghi bằng “a”, ví dụ: “rau, cau, tàu”. /ă/ được ghi bằng “ă” trong các trường hợp còn lại.
5.3.4.3. Nguyên âm đôi
a. Âm vị /ie/ được ghi bằng “yê” trong những âm tiết có âm cuối khác /zêrơ/, và âm đệm /-u-/, ví dụ: “tuyên truyền”, hoặc trong những âm tiết có âm cuối khác /zêrơ/, âm đệm /zêrơ/ và âm đầu /ʔ/, ví dụ: “u”.
/ie/ được ghi bằng “iê” trong những âm tiết có âm cuối khác /zêrô/, âm đệm /zêrô/ và âm đầu khác /ʔ/,ví dụ: “tiêu điều”, “tiên tiến”; /ie/ được ghi bằng “ia”, khi âm tiết có âm cuối /zêrơ/, ví dụ: “chia lìa”, “kia kìa”. Nếu có âm đệm /-u-/ thì “ia” sẽ được thay bằng “ya”, đó là trường hợp của từ “khuya”.
b. Âm vị /uo/ được ghi bằng “” khi âm tiết có âm cuối khác /zêrô/ và ghi bằng “ua” khi âm cuối là /zêrơ/, ví dụ: “luống cuống”, “tua tủa”.
c. Âm vị // được ghi bằng “ươ” trong những âm tiết có âm cuối khác /zêrô/ và ghi bằng “ưa” nếu âm cuối là /zêrơ/, ví dụ: “thương thương”, “ương bướng”, “trưa”, “thừa”.
5.3.4.4. Bảng đối chiếu các âm vị và con chữ ghi âm vị.
Sự thể hiện bằng chữ viết của các nguyên âm có thể tóm tắt trong bảng sau: /i/ ……………. “i”, “y”
/e/……………. “ê” /ε/ …………… “e” /ɯ/ …………… “u” //……………. “o” /a/ ……………. “a” /u/ …… “u”
/o/…… “ô”, “ôô” /ɔ/ ……..“o, oo” // ………“a” (anh, ach)
// …………… “â” /ă/ ….……… “a” (ay, au)
“ă” // …... “o” (ong, oc)
91