Có nhiều cơng trình nghiên cứu về loại hình ngơn ngữ và sự phân chia loạ

Một phần của tài liệu B GIAO DC VA DAO TO TRNG DI HC QU (1) (Trang 44 - 45)

THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT

4.2.1. có nhiều cơng trình nghiên cứu về loại hình ngơn ngữ và sự phân chia loạ

hình ngơn ngữ trong những cơng trình này cũng có phần khác nhau. Nhưng nhìn chung, loại hình học đã phân chia các ngôn ngữ thế giới ra thành hai nhóm loại hình cơ bản, đó là ngơn ngữ đơn lập và ngôn ngữ không đơn lập. Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập với đầy đủ những đặc điểm chính của loại hình ngơn ngữ này.

Về sự phân chia loại hình các ngơn ngữ, ý kiến của các nhà loại hình học có chỗ cịn chưa thống nhất, và có thể cịn được thảo luận thêm, nhưng ý kiến chung tương đối thống nhất là, dựa vào các đặc trưng hình thái cũng như căn cứ vào cơ cấu ngữ âm của tiếng Việt các nhà loại hình học đều cho rằng: tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập - âm tiết tính (hoặc phân tiết tính). Đặc điểm loại hình này được thể hiện chủ yếu ở chức năng và cấu trúc của âm tiết tiếng Việt. Trong đó, nổi bật là mỗi âm tiết bao giờ cũng gắn liền với một thanh điệu. Thanh điệu trong tiếng Việt nói riêng, trong các ngơn ngữ mang thanh điệu nói chung có cương vị ngơn ngữ học khơng giống với trọng âm trong các ngơn ngữ biến hình. Vì lẽ đó, các nhà Việt ngữ học khi nghiên cứu tiếng Việt không thể không để tâm nhiều đến hiện tượng thanh điệu.

44

Sự thật bức tranh thanh điệu tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và phức tạp, đã được nghiên cứu bởi nhiều quan điểm với những phương pháp tiếp cận khác nhau. Trước tiên là mơ tả thanh điệu dựa vào thính giác như những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ đã làm. Những người đi sau đã khắc phục hạn chế của người đi trước nhờ phương tiện thực nghiệm khá hoàn hảo trên máy, được thể hiện trong các cơng trình của Gordina, Andreev, Nguyễn Hàm Dương,... và gần đây, các kết quả nghiên cứu mới về thanh điệu của Hoàng Cao Cương, Vũ Bá Hùng, Nguyễn Văn Lợi,… cũng đã được cơng bố. Có thể thấy rằng, hứng thú chủ yếu của các cơng trình trên đây là nhằm xác lập những tiêu chí thoả đáng âm vị học cũng như định vị thanh điệu trong cấu trúc chung của âm tiết tiếng Việt.

Không phải ngẫu nhiên mà những người châu Âu sáng tạo ra chữ quốc ngữ sau một quá trình lựa chọn, sáng tạo và thâm nhập vào tiếng Việt đã xây dựng bộ chữ Quốc ngữ ghi âm, viết rời theo từng âm tiết với nhiều dấu phụ. Đặc biệt là những dấu phụ ghi thanh không hề tìm thấy trong các ngơn ngữ biến hình Châu Âu, đã được sử dụng nhằm phản ánh trung thành những gì khác lạ của tiếng Việt so với chính bản thân ngơn ngữ của họ. Như vậy, không chỉ bản thân người Việt quan tâm đến vai trò chức năng của các thanh điệu trong cơ chế đơn tiết mà ngay cả những người ngoại quốc khi tiếp xúc với tiếng Việt đã nhận thức được vai trò chức năng của các thanh điệu trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt.

Thanh điệu tiếng Việt có chức năng khu biệt tín hiệu ngơn ngữ. Đó là điều hiển nhiên. Ai cũng biết "CA có quai" (ca) khơng phải là "CA có đi” (cá) hay "CA có cuống" (cà), "Chặt tre" khơng phải là "chặt trẻ". Có lẽ chính vì sự hiển nhiên ấy mà từ trước đến nay trong các cơng trình và giáo trình về ngữ âm tiếng Việt người ta chỉ thường đưa ra một vài cặp từ đối lập tối thiểu kiểu như mấy từ ca / cá / cà hay tre / trẻ đã dẫn trên đây. Và dường như chỉ cần có thế thơi, chức năng khu biệt của các thanh điệu đã rõ và khơng cịn gì để luận bàn nữa!

Trong khi đó, để có thể nhận thức hiện tượng thanh điệu tiếng Việt một cách toàn diện và sâu sắc hơn có lẽ khơng thể khơng chú ý đi sâu tìm hiểu vai trị chức năng của các thanh điệu trong tồn bộ hệ thống ngơn ngữ cũng như trong các văn bản, các ngôn từ cụ thể. Một trong những cách tiếp cận hữu hiệu vào công việc nghiên cứu này là phương pháp định lượng qua cứ liệu thống kê, để xác lập giá trị thực tế của các thanh điệu trong chức năng khu biệt tín hiệu ngơn ngữ đơn tiết tiếng Việt mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở chủ đề này.

Một phần của tài liệu B GIAO DC VA DAO TO TRNG DI HC QU (1) (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)