Trên thế giới

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠ

1.1.1. Trên thế giới

Ở phƣơng Đông, thời cổ đại, Khổng Tử (551 – 479 TCN) – nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc và cũng là nhà đạo đức học khai sinh Nho giáo. Ơng rất coi trọng vai trị của giáo dục đạo đức trong nhân cách con ngƣời. Ông xây dựng học thuyết “Nhân – Trí – Dũng”, trong đó “Nhân” là lòng thƣơng ngƣời, là đạo đức cơ bản nhất của con ngƣời. Theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh em với nhau (quan hệ gia đình) là những tình cảm tự nhiên, vốn có thuộc về bản tính con ngƣời. Ơng cho rằng đạo làm ngƣời phải tận hiếu với cha mẹ. Một ngƣời biết yêu thƣơng cha mẹ thì mới biết yêu thƣơng ngƣời ngoài. Khổng Tử bàn đến đạo đức từ xuất phát điểm đầu tiên là gia đình, từ đó suy rộng ra đến quốc gia và thiên hạ, “Ở nhà thì ăn ở hiếu thuận với cha mẹ, ra ngồi xã hội thì

kính trọng nhường nhịn các bậc huynh trưởng; nên ít lời và đã nói thì phải thành thực, nên thân yêu rộng khắp mọi người” [43]. Đứng trên lập trƣờng coi trọng giáo

9

dục đạo đức, ông chủ trƣơng nổi tiếng truyền lại đến ngày nay “Lễ trị”. Lấy “Lễ” để ứng xử ở đời. Muốn vậy, mỗi ngƣời phải biết tu thân làm gốc [22, tr. 57].

Nhà triết học Aristotle (384 – 322 TCN) cho rằng hành vi tốt của con ngƣời bắt đầu từ chỗ chúng ta có khả năng có tính nết tốt, nhƣng khả năng ấy phải đƣợc phát triển bằng thực hành, thông qua các hành vi đạo đức. Con ngƣời sẽ trở nên đạo đức bằng cách làm những việc đạo đức. Về mặt đạo đức học, ông thẳng thắn hƣớng đến mục đích hoạt động của con ngƣời. Ơng quan tâm đến hành vi, khơng phải hành vi tự nó đúng bất chấp mọi nhận định khác, mà là hành vi đƣa đến điều thiện cho con ngƣời. “Mọi nghệ thuật và mọi đòi hỏi, mọi hành vi và lựa chọn, hình như nhắm

đến một điều thiện nào đó; vì thế sự thiện đã được định nghĩa đúng là cái mà mọi vật nhắm đến” [51]. Aristotle xem đạo đức là cái thiện của cá nhân, cịn chính trị là

cái thiện của xã hội. Ơng đã nói đến đức dục trong ba mặt: Thể, Đức, Trí [21, tr.43]. Ở Phƣơng tây, nhà triết học Socrate (469 – 399 TCN) đã hƣớng triết học vào mục đích giáo dục con ngƣời sống có đạo đức và cái gốc của đạo đức là tính thiện. Bản tính con ngƣời vốn thiện, nếu tính thiện ấy đƣợc lan toả thì con ngƣời sẽ có hạnh phúc. Ơng cho rằng đạo đức hay cái thiện cũng là một loại tri thức, mà ta có thể tự trau dồi. “Khơng ai có thể cố tình muốn làm điều ác”. Thiếu nhận thức đúng đắn chính là lý do duy nhất khiến bản thân khơng thể kiềm chế đƣợc chính mình trƣớc những cám dỗ tội lỗi, bởi lẽ bất cứ ngƣời nào biết điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó. “Người ta khơng thể muốn điều ác nếu người ta có tri thức chính

xác về sự thiện”. Con ngƣời có thể tự hồn thiện bản thân qua giáo dục và việc “tự suy xét”. Vì thế, triết học của ơng quan tâm nhiều đến con ngƣời, dạy đạo đức cho

con ngƣời [33].

Petxtalozi (1746 – 1827) rất quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con ngƣời và ông cũng đề cao việc phát triển căn cứ vào quy luật của tự nhiên “Giáo dục phải

phù hợp với tự nhiên”. Ông cho rằng nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là giáo dục

đạo đức cho trẻ em dựa trên cơ sở chung nhất là tình u về con ngƣời. Tình u đó bắt nguồn từ gia đình, trƣớc hết là đối với cha mẹ, anh chị em rồi đến thầy, bạn bè và mọi ngƣời trong xã hội. Theo Petxtalozi, gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng

10

đối với sự phát triển của trẻ. Tình yêu thƣơng con ngƣời của trẻ em sớm hình thành trong gia đình sẽ tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển trong nhà trƣờng. Và theo quan điểm của ông, giáo dục đạo đức cho học sinh phải thực hiện bằng hành động rèn luyện chứ không phải bằng cách dạy trẻ những bài thuyết giáo về đạo đức [39, tr. 39].

C.Mác (1818 – 1883) và F.Anghen (1820 – 1895) đã khẳng định rằng, về thực chất và xét đến cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan niệm đạo đức chẳng qua chỉ là sản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế. Đồng thời, đạo đức còn bị chi phối bởi những yếu tố mang tính dân tộc, “Từ dân tộc này sang dân tộc

khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về Thiện - Ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau” [12, tr. 135]. Bên cạnh đó,

C.Mác và F.Anghen cho rằng ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, nó phản ánh thực tiễn đạo đức của xã hội, “xét cho đến cùng, mọi

học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp” [13, tr. 137].

J.A. Cômenxki (1952 – 1670) đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục không chỉ bằng tấm gƣơng về đạo đức của đời mình mà phƣơng pháp giáo dục đạo đức của ông rất chú trọng đến hành vi và động cơ đạo đức [20, tr. 88].

A.S.Makarenko (1888 – 1939) cho rằng, tính logic của q trình giáo dục khơng xuất phát từ việc lựa chọn các phƣơng tiện giáo dục mà phụ thuộc vào tính mục đích của q trình giáo dục. “Chúng ta không chỉ giáo dục nên những con người

giàu óc sáng tạo, những cơng dân có khả năng tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mà phải giáo dục những con người nhất thiết có hạnh phúc. Muốn vậy phải giáo dục hành vi, phẩm chất của con người có tính trung thực, ý chí dũng cảm, tính chính xác, tính tháo vát, tính tổ chức và kỷ luật…” [2, tr. 21 – 22].

Theo ông, khơng có khái niệm “Trẻ em hư hỏng” mà chỉ có “Những nhà sư phạm

chưa đúng”. “Khơng có kẻ phạm pháp đặc biệt nào hết, chỉ có những người rơi vào hồn cảnh khó khăn. Tơi hiểu rằng nếu thời thơ ấu tơi cũng rơi vào một hồn cảnh

11

như thế thì tơi cũng trở thành người như các em. Và bất kỳ một đứa trẻ nào bị ném ra ngồi đường phố, khơng có người giúp đỡ, khơng có xã hội, khơng có tập thể, khơng có bạn bè, khơng có kinh nghiệm, khơng có tương lai, thần kinh lại bị kiệt sức vì mệt mỏi… thì mọi đứa trẻ bình thường cũng cư xử như các em thơi” [39, tr.

44]. Bên cạnh đó, Makarenko đặc biệt quan tâm đến phẩm chất nhân cách, năng lực của ngƣời làm giáo dục và biến những yêu cầu đối với công việc này thành điều kiện tất yếu không thể thiếu. Theo ơng, ngƣời giáo dục là ngƣời có phẩm chất cao, hình mẫu chuẩn mực cho học sinh, phải có khả năng điều khiển học sinh và biết xử lý mọi cử chỉ, hành động của bản thân để việc giáo dục đạt hiệu quả [1].

V.A. Xukhômlinxki (1918 – 1970) là ngƣời giáo viên tiểu học trƣờng làng trở thành viện sĩ thông tấn viện Hàn Lâm Khoa học Giáo dục. Tác phẩm “Giáo dục con

người chân chính như thế nào?” của Xukhơmlinxki, dƣới hình thức những lời

khuyên bảo của nhà giáo dục với trẻ em, thanh thiếu niên và những lời của tác giả nói với các nhà giáo dục. Ơng trình bày một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn các phạm trù đạo đức, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cùng phƣơng pháp hình thành chúng trong học sinh. Giáo dục cho học sinh biết sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và đối với ngƣời khác. “Muốn cho lý tưởng đạo

đức trở thành hiện thực, cần dạy cho con người biết sống đúng, hành động đúng, có thái độ đúng đối với bản thân và đối với người khác”. Xukhomlinxki đã nêu lên

nhiều kinh nghiệm phối hợp các lực lƣợng giáo dục xã hội, gia đình, nhà trƣờng, tận dụng những điều kiện xã hội, tự nhiên vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ [56, tr. 17].

V.I.Lênin (1870 – 1924) trong cơng trình nghiên cứu của mình đã viết: “Đạo

đức giúp cho xã hội lồi người tiến lên cao hơn, thốt khỏi ách bóc lột lao động”

[57, tr. 371]. Theo ơng, việc hình thành con ngƣời phát triển tồn diện khơng chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trƣờng mà cịn là trách nhiệm của tồn xã hội, của gia đình, đồn thể, và sự tự rèn luyện của thế hệ trẻ.

Giáo dục đạo đức cũng đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và chú trọng. Ngành giáo dục ở Nhật Bản có vị trí hàng đầu thế giới hiện nay vốn đƣợc xây dựng trên triết lý “con ngƣời = đạo đức”, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh

12

thần tự lập. Giáo dục ở Nhật hƣớng đến bảo tồn các văn hoá truyền thống và giá trị xã hội của dân tộc. Nếu nhƣ một số nƣớc trên thế giới đề cao việc giáo dục về “trí dục” thì Nhật Bản coi “đức dục” là cốt lõi, đạo đức là điều mà một học sinh Nhật phải biết đến đầu tiên. Giáo dục Nhật Bản từ năm 1945 vận hành theo nguyên lý: “Mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức” [60]. Trẻ em Nhật ngay từ khi học mẫu giáo đã đƣợc rèn luyện thực hành đạo đức trong các hoạt động hàng ngày. Và Đạo đức là môn học bắt buộc dành cho học sinh Nhật ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Khác với nhiều nƣớc thực hiện giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua một môn học (đạo đức hoặc giáo dục cơng dân) trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, giáo dục đạo đức ở Nhật Bản đƣợc thực hiện qua tất cả các môn học, qua các hoạt động đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày. Ở trƣờng, thầy cô là ngƣời định hƣớng, giúp học sinh nhận thức về bản thân trong mối quan hệ với gia đình và các thành viên thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau của cộng đồng. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức ở Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, trƣờng học và xã hội.

Tại Singapore, trƣớc đây Bộ giáo đạo tạo (MOE: Ministry of Education) đã thành lập một chƣơng trình tồn diện Giáo dục cơng dân và giáo dục đạo đức (CME: Civics and Moral Education) tập trung vào phát triển nhân cách, đạo đức và trở thành một cơng dân tích cực. Chƣơng trình tập trung vào những giá trị cốt lõi nhƣ sự tơn trọng, trách nhiệm, tính thanh liêm, tính cẩn thận, khả năng đối đầu thách thức và hợp tác. Từ năm 1959, nhiều chƣơng trình trọng điểm khác nhau đã đƣợc đƣa vào nhằm giáo dục các thói quen, năng lực và kỹ năng của học sinh. Chẳng hạn nhƣ Giáo dục công dân và giáo dục đạo đức (CME, 1992), Giáo dục Quốc Gia (NE: National Education, 1997), Giáo dục năng lực cảm xúc xã hội (SEL:

Social and Emotional Learning, 2005) và Hoạt động ngoại khoá (CCA: Co- Curricular Activities). Vào năm 2014, Bộ giáo dục Singapore đã kết hợp các

chƣơng trình CME, NE và CCA thành một giáo trình mới là Giáo dục nhân cách và giáo dục công dân (CCE: Character and Citizenship Education). Chƣơng trình CCE trở thành trọng tâm của hệ thống giáo dục của Singapore với mục tiêu bồi dƣỡng

13

học sinh trở thành một cơng dân có nhân cách tốt và là một ngƣời cơng dân có ích [59].

Từ xƣa, nền giáo dục tại Mỹ đã có hai mục đích chính: (1) giáo dục học sinh về mặt trí tuệ, (2) giáo dục học sinh có đạo đức tốt. Những ngƣời sáng lập của Mỹ thì tin rằng giáo dục nhân cách là điều cần thiết cho sự thành cơng của một xã hội dân chủ, vì một nền dân chủ lành mạnh đòi hỏi ngƣời đó phải là một cơng dân tốt, có đạo đức tốt [61]. Thơng qua chƣơng trình giáo dục nhân cách để giúp học sinh hiểu hơn về giá trị bản thân và rèn luyện hành vi đạo đức để trở thành một cơng dân tốt, có ích cho xã hội.

Mục tiêu giáo dục đạo đức của Mỹ là giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt dựa trên 6 trụ cột: (1) sự tin cậy, (2) tôn trọng, (3) tinh thần trách nhiệm, (4) sự công bằng, (5) sự quan tâm, (6) bổn phận công dân [63].

Theo Marshall, Caldwell and Foster đã cho rằng một trƣờng học lành mạnh tạo cho học sinh cảm nhận đƣợc sự ấm áp, khuyến khích và thừa nhận giá trị của họ. Ở trƣờng, giáo viên và học sinh có mối quan hệ chân thật với nhau nhƣ: tin tƣởng, tôn trọng, quan tâm, đánh giá cao. Một ngôi trƣờng lành mạnh phải có sự phối hợp trong giảng dạy và nghiên cứu chiến lƣợc để phát triển và duy trì vững chắc tập quán xã hội và sự toàn vẹn về mặt đạo đức [62, tr. 51 – 72].

Nhƣ vậy, đạo đức và giáo dục đạo đức là vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và các quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)