MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1. Giáo dục

Con ngƣời từ khi xuất hiện, qua quá trình lao động, cải tạo tự nhiên đã phát hiện và nhận thức đƣợc các quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của thế giới khách quan và cũng qua quá trình này con ngƣời đã tích luỹ đƣợc kinh nghiệm sống, lao động và những hiểu biết của quá trình phát triển của xã hội. Những tri thức và kinh nghiệm của thế hệ đi trƣớc tích luỹ đƣợc thế hệ sau lĩnh hội, kế thừa có chọn lọc và phát triển. Đây là hiện tƣợng đặc thù chỉ xuất hiện ở xã hội lồi ngƣời hay cịn gọi là hiện tƣợng giáo dục. Hiện tƣợng này xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời, là hiện tƣợng tất yếu và vĩnh hằng. Có rất nhiều cách định nghĩa về giáo dục nhƣ sau:

Giáo dục là một trong những phƣơng thức hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách. Bằng con đƣờng này, ngƣời ta lĩnh hội đƣợc các giá trị xã hội, trong đó có các giá trị đạo đức, và do đó, nhân cách con ngƣời mới đƣợc hình thành và phát triển [15, tr. 21].

Theo nghĩa hẹp: giáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thành những phẩm chất, quan điểm, niềm tin cho con ngƣời về các phƣơng diện đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, lao động [42].

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một

cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [30, tr. 510].

Dƣới góc độ triết học, có thể hiểu rằng, giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt, đó là sự tác động từ bên ngồi vào đối tƣợng giáo dục (sự tác động của tri thức, văn hóa nhân loại thơng qua nhà sƣ phạm đến đời sống của học sinh, sinh viên); mặt khác, thông qua sự tác động này làm cho đối tƣợng tự biến đổi bản thân mình, tự hồn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục [53, tr. 38].

Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội lồi ngƣời giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt

20

và tác giả Phó Đức Hồ cho rằng: “Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội và

sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội là một tất yếu lịch sử” [19, tr. 8].

Vì vậy, giáo dục theo nghĩa chung nhất, đó là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm lịch sử - xã hội từ thế hệ trƣớc cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.

1.2.2. Đạo đức

Khái niệm đạo đức đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu và các quốc gia trên thế giới. Do đó, đạo đức cho đến nay có rất nhiều những quan điểm khác nhau:

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà nẵng 2002: Đạo đức đƣợc hiểu nhƣ là những nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con ngƣời đối với nhau và đối với xã hội; là phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời do tu dƣỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có.

Theo từ điển Tâm lý học, Đạo đức đƣợc hiểu nhƣ là phẩm chất tốt đẹp của cá nhân hay nhóm, biểu hiện ở hành vi phù hợp với các quy chuẩn, chuẩn mực của xã hội. Đạo đức không phải là các quy chuẩn hay chuẩn mực xã hội [58].

Dƣới góc độ Triết học, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con ngƣời trong quan hệ với ngƣời khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, ngƣời ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi ngƣời bằng các quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự [16, tr. 145].

Theo giáo trình Đạo Đức Học: “Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực

biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và cả với bản thân mình” [44, tr.6].

Tác giả Trần Đình Tuấn khẳng định: “Đạo đức là một phẩm chất quan trọng

hàng đầu của nhân cách. Đạo đức của học sinh, sinh viên được hình thành bằng nhiều con đường, biện pháp khác nhau, trong đó giáo dục giữ vai trị chủ yếu, chi phối và định hướng cho các con đường, biện pháp khác” [52, tr. 48].

21

Tác giả Nguyễn Hữu Hợp cho rằng: “Đạo đức là một hình thức xã hội đặc biệt,

có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự đối lập thiện và ác. Hình thái ý thức xã hội này tồn tại song song cùng với những hình thái ý thức xã hội khác, như pháp luật, tơn giáo, khoa học…”. Ơng nhận thấy: “đạo đức của con người khơng chỉ mang tính xã hội mà cịn có tính tự giác”, và “đạo đức của con người được thể hiện qua hành vi đạo đức” [36, tr. 5 – 7].

Tóm lại, đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội quy định nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi của con ngƣời trong mối quan hệ với bản thân, với ngƣời khác, với cộng đồng, với công việc và môi trƣờng tự nhiên. Trong cuộc sống hiện thực, đạo đức bao giờ cũng bao gồm ý thức, tình cảm và hành động thực tiễn. Thơng qua phẩm chất đạo đức, con ngƣời sẽ dần hình thành và phát triển nhân cách. Do đó, đạo đức có vai trị rất lớn giúp con ngƣời tạo ra hạnh phúc và giữ gìn, bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội và nâng cao phẩm giá của cá nhân. Bên cạnh đó, đạo đức cịn có chức năng nhận thức, định hƣớng giáo dục, điều chỉnh hành vi và kiểm tra, đánh giá. Và đạo đức cịn có nhiệm vụ vạch ra những yêu cầu, tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức phù hợp với những giá trị tốt đẹp, nhân cách mới của xã hội để cá nhân lựa chọn, định hƣớng, điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong quan hệ với ngƣời khác và xã hội.

1.2.3. Giáo dục đạo đức

Theo Phạm Viết Vƣợng, giáo dục đạo đức là “quá trình tác động đến người học

để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức” [46, tr.172].

Giáo dục đạo đức là quá trình nhà giáo dục giúp học sinh trở thành một ngƣời trƣởng thành, có khả năng tƣ duy và hành vi đạo đức. Hầu hết vấn đề giáo dục đạo đức đƣợc phổ biến trong quá trình giáo dục ở trƣờng học. Vấn đề này đƣợc chính thức đƣa vào trong kế hoạch giảng dạy, chƣơng trình học của học sinh, với các mục tiêu bài học rõ ràng [64].

22

Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục đạo đức [49, tr. 62 – 65]:

− Nhận thức: làm cho con ngƣời hiểu đƣợc một cách đúng đắn ý nghĩa xã hội và nội dung của các chuẩn mực đạo đức, nắm vững phƣơng thức thực hiện những chuẩn mực đó.

− Hành động: việc rèn luyện các hành vi đạo đức, tích luỹ kinh nghiệm thực hành, các quan hệ đạo đức; cũng nhƣ hình thành, phát triển, củng cố các thói quen đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo dục đạo đức thông qua hành động rèn luyện đƣợc tiến hành song song với việc truyền thụ tri thức đạo đức.

− Niềm tin: thể hiện bằng nhận thức và tình cảm. Niềm tin biểu hiện ở việc học sinh tin chuẩn mực đạo đức là đúng, muốn làm theo chuẩn mực đó, tự giác điều chỉnh hành vi của mình và bản thân các em sẽ thấy hài lòng với hành vi đúng chuẩn mực đã ý thức và đƣợc thực hiện.

− Tình cảm: đƣợc coi là “chất men” thúc đẩy con ngƣời biến ý thức thành hành vi, thói quen đạo đức một cách thoải mái, dễ chịu không bị cƣỡng ép, máy móc. Giáo dục cho học sinh có cảm xúc đạo đức giúp các em biết xúc động, cảm nhận về mối quan hệ đó. Bởi tình cảm với các chuẩn mực đạo đức có thể chi phối nhận thức, tình cảm, hành động, ý chí của cá nhân con ngƣời.

− Nhu cầu: thể hiện ở lòng mong muốn đƣợc dƣ luận xã hội và tập thể đánh giá tốt, tán thành và khen ngợi cách ứng xử của mình. Bên cạnh đó, nhu cầu đạo đức cịn thể hiện ở lịng mong muốn đƣợc bình an trong tâm hồn, vì hành động của mình đem lại những hạnh phúc cho ngƣời khác, và vì mình giữ đúng đƣợc chuẩn mực đạo đức.

− Động cơ: là những gì thơi thúc con ngƣời có những ứng xử nhất định, động cơ thƣờng gắn liền với nhu cầu. Trong công tác giáo dục đạo đức, cần coi trọng xây dựng động cơ và mục đích hoạt động cho học sinh.

− Thói quen: là việc lặp đi lặp lại của hành vi. Thói quen một khi đã hình thành thì sẽ trở thành bản tính con ngƣời. Các nhà giáo dục cần tạo cho học sinh có đƣợc những thói quen tốt, làm cơ sở cho những phẩm chất mà xã hội yêu cầu đƣợc hình thành ở các em.

23

Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn, giáo dục đạo đức là một bộ phận của hoạt động giáo dục, là những tác động sƣ phạm có mục đích, có hệ thống và kế hoạch của chủ thể giáo dục tới đối tƣợng giáo dục nhằm hình thành, phát triển và bồi dƣỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (gồm ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức) đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1.2.4. Tích hợp

Trong tiếng Anh, tích hợp đƣợc viết là “Integration”, một từ gốc Latin (Integer) có nghĩa là “Whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Ở đây, có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để đảm bảo sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống đó. Trong từ điển Ditionary online, định nghĩa tích hợp là một hoạt động hoặc một nhiệm vụ kết hợp trong một tổng thể không thể tách rời nhau [65].

Theo từ điển Tiếng việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hịa nhập, sự kết hợp”[55, tr. 3].

Theo từ điển giáo dục học, tích hợp là “hành động liên kết của đối tượng nghiên

cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kết hoạch giảng dạy” [10, tr.383].

Theo tiến sĩ Cao Thị Thặng, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung các môn học (hoặc các phân môn trong một môn học) theo những cách khác nhau [14].

Theo Tập huấn về dạy học tích hợp ở trường phổ thơng, tích hợp đƣợc hiểu là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ [9].

Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng thì có thể hiểu tích hợp là một phƣơng hƣớng phối hợp một cách tốt nhất các q trình học tập với nhiều mơn học [38].

Xét theo mục đích học tập, tích hợp có nghĩa là sử dụng kiến thức hay kỹ năng học đƣợc ở môn học này hay một phần học của mơn học đó nhƣ những cơng cụ để nghiên cứu hay học tập trong các môn học khác hoặc trong các phần học khác nhau của cùng một môn học [31].

24

Trong luận văn này, ngƣời nghiên cứu nhận thấy, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung kiến thức, mục tiêu cần đạt đƣợc vào quá trình dạy học các mơn học khác. Việc tích hợp này nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh; tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn; và tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.

1.2.5. Quan điểm định hƣớng tích hợp

Trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy quan điểm định hƣớng tích hợp là quan điểm dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, vv… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, đƣợc thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển đƣợc những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, việc tổ chức giáo dục thơng qua phƣơng thức tích hợp nhằm tăng cƣờng hiệu quả giáo dục cho học sinh và hạn chế đƣợc thời gian lặp lại giữa các nội dung bị trùng lặp.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)