Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết,

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 79)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết,

2.2. THỰC TRẠNG GDĐĐ CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT,

2.2.2.Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết,

Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngƣời nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 38 giáo viên và 3 cán bộ quản lý của Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn ở trƣờng đều là giáo viên trẻ, đây cũng là mặt mạnh của trƣờng trong quá trình đổi mới quan điểm giáo dục. Qua tìm hiểu, tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng giáo dục đạo đức ở tiểu học là rất quan trọng, đạt 41/41 ý kiến. Nhƣ vậy, cán bộ quản lý và giáo viên trong trƣờng đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng công tác giáo dục đạo đức tại trƣờng, ngƣời nghiên cứu tiến hành tìm hiểu nhận thức của giáo viên về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học; thời lƣợng giáo dục đạo đức; hình thức và phƣơng pháp tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tại trƣờng.

2.2.2.1. Nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh nhƣ sau:

Bảng 2.7: Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Mục tiêu Số lƣợng Tỷ lệ

(%)

1 Giáo dục lòng nhân ái, khoan dung độ lƣợng, biết quan

tâm đến ngƣời khác 1 2,44

2 Giúp học sinh xác định động cơ học tập đúng 0 0

3 Phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh 31 75,61

4 Giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc 0 0

5 Giáo dục toàn diện cho học sinh 9 21,95

Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017

Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.7, cho thấy phần lớn các giáo viên và cán bộ quản lý của trƣờng khi đƣợc khảo sát đều cho rằng mục tiêu của giáo dục đạo đức cho

60

học sinh là nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho các em, cụ thể chiếm 75,61%. Bên cạnh đó, cũng có 21,95% ý kiến cho rằng mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục tồn diện. Và có 1 ý kiến cho rằng giáo dục lòng nhân ái, khoan dung độ lƣợng, biết quan tâm đến ngƣời khác là mục tiêu cần phải giáo dục cho học sinh.

Khi ngƣời nghiên cứu phỏng vấn sâu với cô Lê Thị Phƣơng Thảo: “Hiện nay,

trước những thực trạng đáng lo ngại của xã hội, con người dần trở nên lạnh nhạt, thờ ơ và vơ tâm trước hồn cảnh khó khăn của người khác. Do vậy, mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ lứa tuổi nhỏ phải biết thương yêu, khoan dung độ lượng, biết quan tâm đến người khác”. Trao đổi với quan điểm của cô Lê

Na Na: “Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh là chúng ta phải giáo dục tồn diện cho các em. Vì theo luật giáo dục, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mỹ...”. Bên

cạnh đó, quan điểm của thầy Nguyễn Ngọc Hải Đăng, là hiệu trƣởng của trƣờng thì cho rằng: “Hiện nay, trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ

được đặt ở vị trí hàng đầu của nhà giáo dục. Ở lứa tuổi của các em là nền móng cho sự phát triển sau này, chúng ta cần phải giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách ngay từ bây giờ…”.

Nhƣ vậy, các giáo viên và các cán bộ quản lý của trƣờng có sự nhận thức cao về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho các em. Đây cũng là một trong những căn cứ để định hƣớng cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.2.2.2. Thời lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Nguyễn Văn Triết

* Thời lượng dành cho tiết học đạo đức ở tiểu học hiện nay

Tại Việt Nam, thời lƣợng chƣơng trình dành cho tiết học đạo đức do Bộ Giáo dục quy định là 1 tiết/1 tuần. Tuy nhiên, khi ngƣời nghiên cứu tìm hiểu thực trạng thực tế ở trƣờng, 32/41 (chiếm 78%) giáo viên cho rằng thời lƣợng nhƣ vậy là đủ, 9/41 ý kiến cho rằng thời lƣợng nhƣ thế là chƣa đủ, chiếm tỉ lệ 22% và khơng có ý kiến cho rằng thừa.

61

Khi trao đổi với một số cán bộ và giáo viên trƣờng, ngƣời nghiên cứu nhận thấy đa số những giáo viên có thâm niên lâu năm ln trăn trở với tình hình đạo đức của học sinh hiện tại. Các giáo viên này rất mong có thêm thời gian để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Cô Ngô Thùy Trinh, ngƣời có thâm niên lâu năm trong nghề giáo cho biết: “Xã hội ngày càng phát triển, các em tiếp xúc với rất nhiều kênh

thông tin xã hội, chỉ cần các em vơ tình tiếp xúc với một số kênh thơng tin sai lệch về mặt đạo đức cũng đủ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chúng ta là nhà giáo, phải giúp các em nhận thức và chọn lọc đúng, tránh hiện tượng bắt chước những hành bi sai lệch. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ có một tiết học đạo đức thì q ít”.

Ngƣời nghiên cứu cũng phỏng vấn sâu với cô Nguyễn Thị Ân, là một trong những ngƣời cho rằng lƣợng thời gian hiện nay là chƣa đủ, cô cho biết: “Hiện nay, mỗi

tuần chỉ có một tiết dạy đạo đức, một bài lại chia ra dạy trong 2 tuần, nên khi chúng tôi truyền tải kiến thức cho các em ở tuần thứ nhất, tới tuần thứ hai, chúng tôi phải dẫn dắt lại để các em có thể nhớ được nội dung của bài trước. Vì thế hầu như chúng tơi khơng có đủ thời gian để mở rộng kiến thức thực tiễn cho các em”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, vẫn cịn một số ít giáo viên ln trăn trở với lƣợng thời gian để giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn tình hình thực tế ở trƣờng, ngƣời nghiên cứu tiến hành điều tra thời gian thực tế trên lớp mà giáo viên dành cho giờ học Đạo đức.

* Thời gian thực tế trên lớp mà giáo viên dành cho giờ học đạo đức

Thực tế, qua khảo sát ở Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, có 27 giáo viên (chiếm 65,85%) cho rằng đã dạy đúng một tiết đạo đức trong một tuần theo quy định, 8 giáo viên khác (chiếm 19,51%) đã thừa nhận dạy chƣa đủ một tiết trong một tuần, còn lại 6 giáo viên (chiếm 14,63%) đã dạy đạo đức cho học sinh hơn 1 tiết/tuần. Sự chênh lệch này đƣợc thể hiện nhƣ ở biểu đồ 2.8.

62

Biểu đồ 2.8: Thời gian GV dành cho hoạt động giáo dục đạo đức

cho học sinh tiểu học

Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017

Mặc dù từ năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu phát động phong trào “Hai khơng” – Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nhƣng vấn đề học sinh ở lại lớp vẫn là một áp lực rất lớn đối với giáo viên chủ nhiệm. Do vậy, giáo viên dành phần lớn thời gian để đầu tƣ, nghiên cứu vào hai mơn Tốn và Tiếng Việt. Thời gian dành cho môn Đạo đức, cũng nhƣ giáo dục đạo đức cho học sinh bị xem nhẹ, chƣa có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức và phù hợp.

Khi đƣợc hỏi: “Khi giảng dạy đạo đức, ngoài sách giáo khoa đạo đức, q Thầy/ Cơ có thƣờng xun tham khảo thêm các tài liệu khác khơng?”, có tới 28/41 giáo viên (chiếm 70,7 %) không bao giờ tham khảo thêm tài liệu khác khi giảng dạy đạo đức và có 11/41 giáo viên (chiếm 26,83) khơng thƣờng xun dành nhiều thời gian tham khảo những tài liệu khác ngồi sách đạo đức. Trong khi đó, chỉ có 2/41 (chiếm 4,9%) giáo viên thƣờng xuyên tham khảo thêm các tài liệu khác để giảng dạy đạo đức cho học sinh. Để tìm hiểu nguyên nhân, ngƣời nghiên cứu đã phỏng vấn sâu với cô Lê Thị Kim Hà cho biết: “Thật ra chúng tôi cũng rất muốn tham

khảo thêm những tài liệu, nghiên cứu khác để có thể đưa vào giáo dục cho các em. Tuy nhiên, lượng kiến thức cần chuẩn bị cho những môn học khác quá nhiều, tôi

63

khơng có đủ thời gian để tham khảo thêm. Với lại, thời gian trên lớp chỉ đủ để truyền tải hết nội dung trong sách giáo khoa thơi, như vậy thì dành nhiều thời gian đầu tư thêm để làm gì. Mà tôi thấy kiến thức trong sách giáo khoa Đạo đức cũng đầy đủ nội dung cần giáo dục cho học sinh rồi.”. Cô Lê Thị Loan cũng đồng quan

điểm nhƣ cơ Hà, cơ cũng nêu ý kiến của mình: “Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực về

việc lên lớp của các em từ phía gia đình và nhà trường. Do vậy, chúng tơi chỉ tập trung chủ yếu vào những mơn chính để các em có đủ kiến thức để không bị ở lại lớp”.

Nhƣ vậy, tuy các giáo viên ở trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhƣng phần lớn các giáo viên chƣa có sự đầu tƣ đúng mức cho việc giáo dục đạo đức. Một phần do không đủ thời gian để đầu tƣ, cho dù có đầu tƣ nhiều cũng khơng có thời gian mở rộng nhiều nội dung cho học sinh chỉ trong môn Đạo đức. Phần khác là xuất phát từ áp lực việc qua lớp của học sinh, giáo viên chủ nhiệm dành nhiều thời gian để giảng dạy, ôn tập kiến thức hai mơn Tốn và Tiếng Việt nhằm đảm bảo học sinh lên lớp 100%.

* Mong đợi của giáo viên về thời lượng cần thiết để dạy học môn đạo đức cho học sinh tiểu học

Sau khi tìm hiểu thời lƣợng thực tế trên lớp và sự đầu tƣ mà giáo viên dành cho giờ học đạo đức, đề tài tiếp tục nghiên cứu về thời lƣợng cần thiết để dạy học môn đạo đức, giáo viên của Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết có mong đợi về thời lƣợng khác nhau theo bảng 2.9 nhƣ sau:

Bảng 2.9: Sự mong đợi của GV về thời lƣợng cần thiết để dạy học môn đạo đức

STT Ý kiến của GV về thời gian dạy học môn Đạo đức Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 1 tiết/tuần 22 53,66 2 2 tiết/tuần 9 21,95 3 Càng nhiều càng tốt 10 24,39

64

Theo kết quả bảng khảo sát, cho thấy 22 giáo viên (chiếm 53,66%) cho rằng thời lƣợng 1 tiết/tuần nhƣ hiện tại là đủ, 9 giáo viên (chiếm 21,95%) mong đợi tăng thời lƣợng lên 2 tiết/tuần và 10 giáo viên (chiếm 24,39%) mong muốn thời lƣợng giảng dạy cho học sinh càng nhiều càng tốt.

Nhƣ vậy, có 46,34% giáo viên cần thời gian giáo dục đạo đức cho học sinh nhiều hơn 1 tiết. Hay nói cách khác, giáo viên mong đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng thời lƣợng hơn nữa cho môn đạo đức. Điều này có nghĩa rằng hiện nay, có nhiều giáo viên nhận ra đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, các giáo viên này chƣa tìm ra đƣợc hƣớng giải quyết tốt nhất ngoài việc mong thời lƣợng giáo dục tăng. Trên thực tế, số môn học ở tiểu học hiện nay 35 tiết trên tuần đƣợc phân bố đều vào 5 ngày đối với học sinh hai buổi và 25 tiết trên 5 ngày đối với học sinh một buổi. Do đó, việc chờ đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng giờ cho tiết học Đạo đức là một biện pháp khơng khả thi.

2.2.2.3. Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát về các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng mà giáo viên hay sử dụng đƣợc thể hiện qua bảng 2.10.

Bảng 2.10: Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Các hình thức

Mức độ

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Khơng bao giờ

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Thông qua các môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học khác 6 14,63 5 12,2 8 19,51 22 53,66

2

Thông qua các buổi

tham quan ngoại

khóa

15 36,59 9 21,95 10 24,39 7 17,07

3 Thông qua các tiết

65

STT Các hình thức

Mức độ

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Khơng bao giờ

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

4 Thông qua sinh hoạt

dƣới cờ. 21 51,22 9 21,95 5 12,2 6 14,63

5

Thông qua các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.

10 24,39 12 29,27 8 19,51 11 26,83

6 Thông qua hoạt động

thể dục, thể thao. 7 17,07 5 12,2 14 34,15 15 36,58

7

Thông qua các buổi lao động, vệ sinh trong lớp.

11 26,83 15 36,58 11 26,83 4 9,76

Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017

Từ kết quả khảo sát trên của cán bộ quản lý và giáo viên Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, ngồi giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua mơn Đạo đức, có 53,66% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý và giáo viên thƣờng xuyên sử dụng hình thức thơng qua các tiết sinh hoạt chủ điểm để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Việc sử dụng thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại các hình thức này đã tạo tâm lý nhàm chán trong học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức, có 51,22% ý kiến thƣờng sử dụng hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sinh hoạt dƣới cờ.

Bên cạnh đó, đối với mức độ “khơng bao giờ” sử dụng hình thức thơng qua các mơn học khác có 60,97% ý kiến đồng ý. Từ sự chênh lệch nhƣ trên, ngƣời nghiên cứu tiến hành điều tra một số thông tin về hoạt động của trƣờng đối với một số hình thức giáo dục đạo đức trên.

Thơng qua tiết sinh hoạt theo chủ điểm mỗi tuần tại Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, phần lớn giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh. Trao đổi

66

thêm với cô Lê Na Na, là ngƣời đã sử dụng thƣờng xun hình thức thơng qua các tiết sinh hoạt chủ điểm cho biết: “Ngoài việc đánh giá tình hình của lớp trong tuần

vừa qua, tơi tận dụng tất cả thời gian của tiết sinh hoạt giới thiệu đến các em những gương tốt – việc tốt điển hình, từ đó hình thành trong tư duy của các em những nhận thức đúng đắn, hướng các em đến cái thiện ngay từ khi các em còn nhỏ”. Các

giáo viên thƣờng xuyên sử dụng hình thức này cịn cho biết, đây là khoảng thời gian để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, từ đây các em lĩnh hội nhiều kiến thức, góp phần phát triển nhân cách của bản thân. Nhƣng vẫn cịn một số giáo viên vì một số lý do chủ quan và khách quan, căng thẳng vì cả tuần làm việc đã thực hiện tiết sinh hoạt này qua loa, đại khái; do đó khơng quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng là điều không thể tránh khỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quan sát trong những buổi sinh hoạt dƣới cờ đầu tuần, ngƣời nghiên cứu nhận thấy phần lớn giáo viên thƣờng xuyên quan tâm đến các biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh, nếu có những hành vi chƣa đúng trong giờ sinh hoạt thì đƣợc giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cũng thƣờng tổ chức, phát động phong trào thi đua liên quan đến các hoạt động giáo dục đạo đức nhƣ: nêu gƣơng những học sinh vƣợt khó học giỏi, gƣơng tốt việc tốt, đặc biệt những học sinh có tiến bộ về học tập và rèn luyện đạo đức trong thời gian qua. Nhƣ vậy, nhà trƣờng vẫn thƣờng xuyên tạo điều kiện thuận lợi để cho các giáo viên có thể giáo dục đạo đức cho học sinh một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, hình thức giáo dục đạo đức thơng qua các mơn học khác chƣa đƣợc cán bộ quản lý và giáo viên đặc biệt quan tâm, cụ thể chỉ có 12,2% ý kiến cho rằng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 79)