CÁC ĐỊNH HƢỚNG KHOA HỌC ĐỂ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 99)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.CÁC ĐỊNH HƢỚNG KHOA HỌC ĐỂ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

DỤC ĐẠO ĐỨC VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP BA, TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Dựa vào thực trạng hoạt động rèn luyện đạo đức và thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh thì việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học nói chung và học sinh Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết nói riêng. Tuy nhiên, để việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao nhất cần chú trọng đến mục đích và nguyên tắc giáo dục đạo đức theo định hƣớng tích hợp nhƣ sau:

3.1.1. Mục đích của việc giáo dục đạo đức theo định hƣớng tích hợp

* Tăng thời lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

Ngày nay, những giá trị đạo đức truyền thống cần trang bị cho học sinh chiếm thời lƣợng khá nhiều. Những vấn đề đạo đức mới phát sinh do sự phát triển của xã hội đã làm quá tải đối với môn Đạo đức. Giáo dục đạo đức đƣợc tích hợp vào các mơn học khác góp phần tăng thời lƣợng giáo dục, giảm sự quá tải về kiến thức, đồng thời tạo cơ hội để học sinh đƣợc củng cố thƣờng xuyên hơn các kiến thức đã học. Điều này giúp học sinh hình thành dần thành ý thức đạo đức mà không phải tăng thêm thời lƣợng ở môn Đạo đức. Nhƣ vậy, việc giáo dục đạo đức thơng qua định hƣớng tích hợp đã giải quyết đƣợc phần nào cho việc mong đợi của các giáo

77

viên Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết về việc tăng thời lƣợng để giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Làm cho q trình học tập có ý nghĩa thực tiễn

Để cho quá trình học tập của học sinh có ý nghĩa thực tiễn, bằng cách thơng qua các tình huống thực, tình huống gần với cuộc sống có ở các mơn học, ngƣời giáo viên tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh. Thơng qua hình thức giáo dục này, học sinh cảm thấy kiến thức đƣợc học gần với đời sống thực. Học sinh dễ dàng vận dụng đƣợc các hành vi, thái độ đúng, phù hợp vào các tình huống mà học sinh gặp phải hằng ngày.

* Giúp học sinh nhận diện và biết xử lí nhiều tình huống đạo đức

Giáo viên là ngƣời đƣa học sinh vào tính huống thực tế khi tiến hành giáo dục đạo đức theo định hƣớng tích hợp. Các tình huống này có cùng nội dung giáo dục đạo đức mà học sinh đã học trƣớc đó. Thơng qua tích hợp, giáo viên u cầu học sinh nhận diện và đƣa ra hƣớng xử lí phù hợp với tình huống của bài học. Nhƣ vậy, đây cũng là một cách tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh đƣợc tiếp xúc và giải quyết nhiều tình huống đạo đức thực giúp kiến thức của học sinh ngày càng phong phú hơn.

* Thiết lập mối quan hệ liên kết giữa kiến thức đạo đức và kiến thức các môn học khác

Học sinh sẽ thấy đƣợc mối liên hệ giữa đạo đức và các kiến thức tự nhiên, xã hội thơng qua việc tích hợp giáo dục đạo đức vào các môn học khác. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, hành vi ứng xử của con ngƣời là khác nhau nhƣng con ngƣời ln cần có thái độ, hành vi đạo đức đúng đắn trong từng lĩnh vực. Ngồi ra khi tích hợp giáo dục đạo đức vào các mơn học khác còn giúp cho kiến thức đạo đức trở nên rõ ràng, trực quan hơn, hạn chế đƣợc tính hàn lâm và lí thuyết sng.

3.1.2. Nguyên tắc giáo dục đạo đức theo định hƣớng tích hợp

Trƣớc khi tiến hành tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ngƣời nghiên cứu đã đƣa ra một số nguyên tắc cơ bản sau:

78

Thứ nhất, chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi, năng lực của học sinh để

chọn lựa nội dung đạo đức tích hợp phù hợp.

Thứ hai, phải đảm bảo phát huy cao độ các hoạt động tích cực về mặt nhận thức

cho học sinh và kinh nghiệm thực tế mà học sinh đã có trong q trình tích hợp.

Thứ ba, nội dung giáo dục đạo đức cần tích hợp phải có sự tƣơng đồng với nội

dung bộ mơn. Bên cạnh đó, cần phải chọn lọc, tập trung vào mục tiêu cơ bản cần giáo dục đạo đức cho học sinh, tránh tràn lan.

Thứ tư, trong q trình tích hợp giáo dục đạo đức phải đảm bảo tính hệ thống,

liên tục của các mạch kiến thức.

Thứ năm, không làm thay đổi đặc trƣng của mơn học đƣợc tích hợp, khơng biến

bài học của mơn học đó thành bài học giáo dục riêng về đạo đức, hoặc quá sa đà vào giáo dục đạo đức.

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học phải thƣờng xuyên đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, nhƣ vậy mới hình thành đƣợc thói quen đạo đức lâu dài, từ thói quen sẽ giúp các em hình thành ý thức. Do đó, việc giáo dục đạo đức không thể tiến hành riêng lẻ, cũng không thể dùng quá nhiều thời gian vào giáo dục đạo đức mà bỏ quên các môn học khác. Chỉ có con đƣờng duy nhất vừa đảm bảo mục tiêu môn học đề ra vừa tiết kiệm đƣợc thời gian ngƣời học đó là việc giáo dục đạo đức phải cần phải đƣợc lồng ghép trong chƣơng trình giảng dạy. Nghĩa là, giáo dục đạo đức phải đƣợc tích hợp vào tất cả các phân môn, các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng từ chính khóa cho đến ngoại khóa nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Hay nói cách khác, chúng ta không thể tách giáo dục đạo đức ra khỏi các mơn học khác. Vì vậy, việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những nguyên tắc trên, ngƣời nghiên cứu tiến hành tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

79

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nguyễn văn triết, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 99)