Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Nhìn chung trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, ngành GD&ĐT huyện Ngọc Hiển phát triển mạnh mẽ và thu được những kết quả quan trọng. Đến nay, giáo dục THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo và đầu tư phát triển nhanh. Mạng lưới trường lớp không ngừng phát triển; thực hiện tốt việc huy động số lượng, trong 5 năm trở lại đây, việc huy động HS hồn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đều đạt tỷ lệ trên 96,00% hàng năm. Vì đây là cấp học phổ cập và đa số các xã, thị trấn đều khó khăn nên 100% trường THCS được huyện duy trì loại hình cơng lập để nhà nước chú trọng đầu tư phát triển. Công tác phổ cập THCS đạt kết quả tốt, huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2008.

Đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đến nay cơ bản đủ về số lượng, tay nghề tương đối đồng đều và đặc biệt đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác chăm lo đời sống giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu được huyện và ngành giáo dục quan tâm.

Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng thực chất hơn. Đảm bảo cho mọi trẻ em trong độ tuổi khơng những được học mà cịn học được. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tỷ lệ cao, cơ bản có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức lối sống lành mạnh, có chun mơn vững vàng, có cơ cấu hợp lý, tiếp cận và sử dụng ngày càng tốt hơn các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng và hiện đại.

Kết quả XHHGD đã huy động nhân lực, tài lực và trí lực góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác khuyến học, khuyến tài, CSVC nhà trường được đầu tư xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục huyện phát huy và phát triển bền vững.

Hơn 20 năm thực hiện XHHGD (từ năm 1998), đến nay mạng lưới trường lớp các bậc học mầm non, phổ thông, các trung tâm học tập cộng đồng phát triển khá hoàn chỉnh, hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số 25/28 trường đạt chuẩn quốc gia (3 cấp học).

Tổ chức Đại hội Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học các cấp, tăng cường và phát huy vai trò của Ban đại diện CMHS và các tổ chức xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động để mọi lực lượng xã hội tham gia, góp ý kiến cho giáo dục, thể hiện trách nhiệm của mình đối với giáo dục.

Có thể nói rằng, XHHGD đã làm chuyển biến nhận thức tích cực trong hầu hết cán bộ đảng viên, chính quyền, đồn thể từ huyện đến cơ sở, CBQL giáo dục, giáo viên và nhân dân trên địa bàn huyện về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH. Nhận thức đúng đắn mục tiêu XHHGD, tầm quan trọng của XHHGD, từ đó huy động các nguồn lực xã hội thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục một cách có hiệu quả. Qua đó, mọi người sẽ tự giác chia sẻ với Nhà nước về giáo dục, chia sẻ với nhà trường về mục tiêu giáo dục, được tiếp cận giáo dục. Từ đó mọi người và tồn XH quan tâm thực hiện XHHGD để xây dựng XHHT, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người.

XHHGD đã tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội các cấp, các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã tự giác tham gia phối hợp cùng với ngành giáo dục từ tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy - học, xây dựng môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, cảnh quan nhà trường, nề nếp dạy và học, mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã

hội về các hoạt động giáo dục.

Tất cả những kết quả đạt được là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành giáo dục và cộng đồng xã hội mang lại đã góp phần làm cho bộ mặt giáo dục của huyện trở nên khởi sắc.

Ngành GD&ĐT Ngọc Hiển quyết tâm thực hiện: Cuộc vận động “Hai không”; thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; quyết tâm thực hiện và xây dựng

“Trường học thân thiện - HS tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự

học và sáng tạo”.

2.5.2. Tồn tại, hạn chế

XHHGD đã được Đảng, Nhà nước xác định qua các chủ trương, chính sách, trở thành cuộc vận động lớn trong xã hội. Bên cạnh đó, cịn một số địa phương trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chưa quán triệt đầy đủ và sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước về vai trị của GD&ĐT đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Ngồi ra cơng tác giáo dục tun truyền vận động về XHHGD bằng các phương tiện thơng tin đại chúng cịn đơn điệu, ít nội dung, thiếu tính sắc bén.

Trong những năm qua, ngân sách dành cho GD&ĐT không ngừng được tăng cường, song ngân sách của ngành GD&ĐT Ngọc Hiển chủ yếu dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương, nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn; việc đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa môi trường, cảnh quan sư phạm, các trang thiết bị,… cịn hạn chế, có nơi thiếu đồng bộ, chắp vá. Do đó chưa thể nhanh chóng làm thay đổi các điều kiện phát triển giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng.

Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thủy sản; đầu tư phát triển chủ yếu dùng nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh; đời sống của nhân dân trong huyện tuy đã được cải thiện khá nhiều, song nhìn chung vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Do đó khả năng huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng CSVC trường học còn hạn chế. Trên địa bàn huyện mới chỉ phát triển các loại hình trường cơng lập, hệ thống các trường loại hình ngồi cơng lập, tư thục chưa có, vì vậy thiếu sự cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục THCS và chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Hội đồng giáo dục các cấp chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình, việc tư vấn cho cấp ủy Đảng, chính quyền cịn hạn chế. Vai trị tham mưu của ngành GD&ĐT một số xã còn thiếu chủ động, thiếu chặt chẽ, chưa thực sự có sự phối hợp đồng bộ với các cấp, các ngành; một bộ phận cán bộ QLGD năng lực yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng GD&ĐT.

Việc huy động tất cả các lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục ở một số trường THCS chưa thực sự được quan tâm xây dựng, phối hợp giữa ba môi trường là nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện CTXHHGD và quản lý CTXHHGD nên chưa phát huy hết tiềm năng vốn có.

Nhận thức của nhân dân về quyền lợi học tập, lợi ích do giáo dục đem lại được nâng lên, song nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, vai trò đối với giáo dục chưa đồng đều; tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước để phát triển giáo dục vẫn cịn tồn tại. Chính vì thế, việc khiển khai tiềm năng, huy động việc đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực trong nhân dân để xây dựng CSVC, TBDH phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thơng nói chung, giáo dục THCS nói riêng cịn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo cho giáo dục và quá trình thực hiện XHHGD THCS trên địa bàn huyện.

Việc quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư từ CTXHHGD cịn nhiều bất cập nên đơi lúc chưa tạo được niềm tin đối với người tham gia. Chính vì thế, việc huy động đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực trong lực lượng xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các trường THCS còn hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo cho giáo dục và quá trình thực hiện CTXHHGD THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Vẫn còn một bộ phận cán bộ đảng viên, công chức, quần chúng nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của XHHGD, còn cho rằng XHHGD là tư nhân hóa giáo dục, Đảng khơng lãnh đạo, Nhà nước khơng quản lý, con em nhân dân sẽ không được đáp ứng nhu cầu học tập và cho rằng Nhà nước sẽ nặng gánh hơn và nhân dân sẽ không chấp nhận. Do vậy, Nhà nước phải tiếp tục bao cấp cho giáo dục, còn mơ hồ và chưa hiểu XHHGD là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng, tính chiến lược và giải pháp bền vững trong phát triển giáo dục, trong đổi mới cơ chế quản lý giáo dục để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

Sự phối hợp giữa ngành GD&ĐT, các trường THCS với các LLXH, các ban ngành liên quan chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch, thiếu cam kết. Vai trò của Đại hội giáo dục và Hội đồng giáo dục còn mờ nhạt, cơ chế phối hợp giữa Chủ tịch HĐGD và Chủ tịch UBND các cấp còn thiếu chặt chẽ và cơ chế thiếu rõ ràng nên hiệu lực nghị quyết của Hội đồng giáo dục không cao.

Trên cơ bản xã hội đồng thuận về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về XHHGD, tuy nhiên các cấp chính quyền chưa hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện sâu rộng trong nhân dân nên nhận

thức về ý nghĩa của XHHGD trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa thực sự đúng đắn. Ở một số địa phương, hiện tượng khoán trắng nhiệm vụ giáo dục cho nhà trường còn phổ biến. Nhiều địa phương do kinh tế - xã hội khó khăn nên chủ yếu trơng chờ vào sự đầu tư kinh phí của nhà nước; XHHGD được hiểu phiến diện, chỉ là chỉ đầu tư tiền của cho giáo dục. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên và nhân dân vẫn cịn ảnh hưởng của thói quen bao cấp, nên việc phát triển trường tư thục, dân lập chưa thực hiện được ở cấp THCS.

Việc thực hiện Nghị định của Chính phủ về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành giáo dục không được giám sát, kiểm tra kịp thời nên nảy sinh một số hiện tượng tự thị, tự quyền, thiếu dân chủ trong một số đơn vị THCS, làm cho dư luận xã hội thiếu đồng thuận cao với giáo dục.

Văn bản cụ thể hóa các chủ trương, chính sách XHHGD ban hành cịn chậm, thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế thực hiện. XHHGD được triển khai song chưa được sơ kết, tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện, phát hiện những thuận lợi khó khăn để tháo gỡ. Chưa có cơ chế thi đua, khen thưởng rõ ràng trong lĩnh vực này.

Bảng 2.32. Phân tích SWOT về XHHGD trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Điểm mạnh Điểm yếu

- Sự hưởng ứng của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, tổ chức đoàn thể, đơn vị và của người dân.

- Kết quả về thực hiện giáo dục cho mọi người và huy động mọi người chăm lo cho giáo dục tại địa phương. - Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và hội khuyến học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

- Có tác động rõ ràng và trực tiếp đến giáo dục trong nhà trường và xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. - Nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân. - Sự thành công trong XHHGD những năm gần đây. - Cơ chế hoạt động về hệ thống tổ chức còn nhiều bất cập. - Thể chế về XHHGD chưa rõ ràng.

- Kinh nghiệm và kỹ năng của đội ngũ thực hiện XHHGD còn hạn chế.

- Sự cam kết thực hiện giáo dục cho mọi người còn hạn chế (con người, tài chính, phương tiện).

- Việc gắn kết hoạt động XHHGD với nâng cao kiến thức để làm tốt XHHGD còn hạn chế.

- Chưa có kế hoạch chiến lược dài hạn cho XHHGD và thù lao tương xứng đối với những người làm công tác quản lý các TTHTCĐ.

Cơ hội Thách thức

- Các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, kế hoạch của Bộ GD&ĐT về XHHGD và xây dựng XHHT.

- Sự phát triển CNTT và yêu cầu đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao tại địa phương và xã hội rất lớn.

- Tiềm năng cho các hoạt động XHHGD ở huyện Ngọc Hiển còn rất lớn.

- Khả năng kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước cao do hội nhập.

- Sự trì trệ, tệ quan liêu, hành chính hố vẫn chưa dứt bỏ; cơ chế chính sách chưa khuyến khích người tài vào sư phạm và cống hiến cho giáo dục.

- Những mâu thuẫn, yếu kém trong hệ thống giáo dục ngày càng bộc lộ.

- Sự nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ, đảng viên, người dân về XHHGD.

- Tìm kiếm một mơ hình thực sự phù hợp cho XHHGD trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu, thu thập thông tin từ các đối tượng điều tra; ở chương 2, chúng tôi đã làm rõ thực trạng XHHGD và thực trạng quản lý XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; đã nêu lên được những kết quả đạt được trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung và giáo dục THCS nói riêng của huyện Ngọc Hiển, đã đạt được trong công cuộc đổi mới, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Đồng thời nêu ra một số mặt còn yếu kém, tồn tại trong XHHGD và quản lý XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn.

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục THCS, CTXHHGD và quản lý CTXHHGD THCS của xã hội đã được nâng lên, tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục THCS thì hiện tại vẫn cần phải tiếp tục tuyên truyền, làm chuyển biến không chỉ trong nhận thức mà phải cả ở trong hành động.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những yếu kém, tồn tại trong quá trình thực hiện XHHGD, quản lý XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, địi hỏi phải có các biện pháp đồng bộ, khả thi. Trên cơ sở đó chúng tơi đề xuất các biện pháp quản lý XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

3.1. Các ngun tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc là những điều cơ bản được nhà nước hoặc một tổ chức xã hội quy định, đòi hỏi các thành viên trong xã hội hoặc trong các tổ chức phải tuân theo các lĩnh vực công việc của cá nhân làm. Quá trình tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện XHHGD phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

3.1.1. Ngun tắc đ m b o tính m c đích

Mục đích là cái vạch ra làm đích để thực hiện cho được. Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, từ đó nâng cao chất lượng GD&ĐT trên địa bàn. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 69)