Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả xã hội hóa cơng tác giáo dụ cở trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả xã hội hóa cơng tác giáo dụ cở trường

trƣờng trung học cơ sở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

3.2.1. Tăng cường c ng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng hội về c ng tác hội h a giáo d c

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Nhận thức đúng đắn về vai trị lãnh đạo tồn diện ở địa phương, trong đó có giáo dục và hoạt động XHHGD; thấy được vai trò, tác dụng to lớn của GD&ĐT trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương; nhận thức và hiểu đúng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Từ đó có biện pháp làm chuyển biến nhận thức về XHHGD, để họ quan tâm đầy đủ hơn, thấy rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân về cơng tác này. Có trách nhiệm đưa ra các chủ trương, nghị quyết về XHHGD với các định hướng mục tiêu và giải pháp phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương.

Thực tế cho thấy, nơi nào cấp uỷ Đảng, lãnh đạo địa phương có nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm quan trọng của XHHGD, lắng nghe ý kiến tham mưu của ngành giáo dục, chủ động trong việc chỉ đạo vận động tồn xã hội tham gia giáo dục thì nơi đó chất lượng giáo dục nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên cần phải khắc phục những nhận thức chưa đúng của một số địa phương coi XHHGD là việc của ngành giáo dục.

Đối với các nhà quản lý giáo dục, giáo viên: Phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về XHHGD, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động

cộng đồng tham gia giáo dục.

Đối với các LLXH và các tầng lớp nhân dân: Cần nâng cao nhận thức sự nghiệp GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; XHHGD là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu cơ bản là xây dựng con người mới có nhân cách, có tri thức hay nói cách khác, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. XHHGD chỉ thành cơng khi cả xã hội cùng đồng lịng tham gia, xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tổ chức thông qua hội nghị, mở các lớp tập huấn cho cán bộ cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về XHHGD, từ đó xây dựng ban hành các văn bản, Nghị quyết phù hợp với chủ trương, đường lối của cấp trên đòng thời phải phù hợp với thực tiễn của địa phương để chỉ đạo tốt công tác phát triển GD&ĐT cũng như XHHDG.

Ngành GD&ĐT huyện tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước về XHHGD trên địa bàn, bên cạnh đó ngành GD&ĐT cụ thể hóa thành chương trình tập huấn để tiến hành bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiểu rõ, hiểu đúng và đồng thuận, nhất trí cùng tổ chức thực hiện. Ngành GD&ĐT chủ trì soạn thảo các chương trình hành động và cam kết cụ thể giữa các ban ngành địa phương với ngành GD&ĐT để phối hợp thực hiện thành công chủ trương, chính sách đó trên địa bàn huyện.

Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ngành giáo dục về CTXHHGD để nâng cao nhận thức trong ngành. Quá trình thực hiện, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh phải giữ vai trò chủ động, nòng cốt trong việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện, an tồn.

Các địa phương chỉ đạo ngành GD&ĐT phối hợp với ngành Văn hóa thơng tin, đài truyền thanh huyện để xây dựng các nội dung bản tin tuyên truyền như phóng sự, các chuyên đề phát trên sóng truyền thanh, truyền hình; thiết kế các panơ, áp phích,…đặt ở cổng trường, nơi cơng cộng, chọn những vị trí mọi người dễ quan sát với nội dung cơ động, xúc tích, để CMHS và mọi tầng lớp nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu.

Các trường THCS, Phòng GD&ĐT tham mưu, đề xuất Sở GD&ĐT Cà Mau biên soạn tài liệu về XHHGD, để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Biên soạn tờ rơi, tài liệu tuyên truyền, phát trực tiếp cho các cơ quan, tổ chức xã hội, CMHS và các hộ gia đình.

lạc, phiến diện và sai lầm về CTXHHGD, từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và nhân dân, cộng đồng trong việc tự giác, chủ động tham gia hoạt động XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại địa phương.

3.2.1.3. Cách tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp

Các cấp, các ngành, các trường THCS cần chủ động lập kế hoạch, trích một phần ngân sách hoạt động của đơn vị, đồng thời vận động đóng góp kinh phí, ngày cơng lao động để tham gia các hoạt động tuyên truyền XHHGD.

Ngành giáo dục huyện phải tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền để tổ chức các buổi học tập, thảo luận triển khai nghị quyết, các hội nghị chuyên đề về giáo dục.

Đại hội giáo dục cấp huyện, cấp xã; thông qua đại hội khuyến học, phối hợp ngành hữu quan tuyên truyền, vận động CTXHHGD trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để thực tốt biện pháp này, một mặt phòng GD&ĐT phải giữ vai trò chủ đao trong tham mưu là hạt nhân trong công tác tuyên truyền.

Hội đồng nhân dân cấp xã, huyện bên canh nhận thức sâu sắc về CTXHHGD, cần nhận thức được trách nhiệm, chức năng của mình để quyết định các chủ trương, chính sách về GD&ĐT trên địa bàn phải phù hợp với chủ trương và chương trình hành động của cấp ủy cùng cấp. Thông qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân, các buổi tiếp xúc cử tri cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân và giải thích cho nhân dân rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền về CTXHHGD, nhất là đẩy mạnh CTXHHGD trong giai đoạn 2020 – 2025.

UBND huyện; UBND các xã, thị trấn là cơ quan hành chính nhà nước, giữ vai trò quyết định trong hệ thống các quan hệ quản lý đối với cuộc vận động XHHGD, huy động toàn dân làm giáo dục, góp sức xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước; có trách nhiệm đầy đủ với sự nghiệp giáo dục.

3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng hội tham gia hội h a c ng tác giáo d c ở trường THCS

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế huy động, tổ chức, phối hợp giữa ngành GD&ĐT với các ban ngành, đoàn thể địa phương, các LLXH trong việc thực hiện các nội dung cơ bản của XHHGD, phù hợp với điều kiện thực tế, hồn cảnh địa phương. Phân cơng rõ trách nhiệm cụ thể của các ban ngành, đoàn thể, các LLXH để xác định rõ trách nhiệm khi tham gia các hoạt động XHHGD.

Phát huy sức mạnh tổng hợp các LLXH nhằm xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục phát triển. Khai thác tốt nguồn lực phục vụ cho giáo dục, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và phát huy phổ cập giáo dục. Huy

động các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu XHHT trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục không ngừng tăng lên nhưng vẫn chưa đủ so với yêu cầu hiện đại hóa của xu thế phát triển GD&ĐT.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các LLXH với ngành giáo dục trên cơ sở các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, nguyên tắc kết hợp các lợi ích và nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý; Phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường, ngành GD&ĐT hay nói rộng hơn là Nhà nước cần có cơ chế huy động, tổ chức các LLXH sao cho đảm bảo hài hịa các lợi ích giữa ngành giáo dục, nhà trường với lợi ích của các LLXH tham gia.

Hiệu quả của việc huy động, tổ chức các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục được dựa trên cơ sở thực hiện giáo dục. Các hoạt động XHHGD phải đem lại hiệu quả thiết thực, tránh phơ trương hình thức. Tính pháp lý thể hiện sự phân cơng cụ thể của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước tới các ban ngành, đoàn thể, các LLXH trong việc phối hợp thực hiện XHHGD.

Để đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, cần đảm bảo: Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thống nhất nội dung XHHGD do Phòng GD&ĐT và tham mưu, đề xuất. Tiến hành phân cơng nhiệm vụ XHHGD cho các ban ngành, đồn thể và các LLXH. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Giao cho Phịng GD&ĐT chủ trì vận động, tổ chức, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cùng tham gia XHHGD, cụ thể như sau:

- Phối hợp với ngành Nội vụ mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường về xây dựng biên chế, đề án cơ cấu chức danh, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kiến thức nâng ngạch, nâng bậc, chuyển ngạch cho cán bộ, giáo viên; nghiệp vụ thi đua, khen thưởng, kỷ luật;

- Phối hợp với Hội cựu chiến binh, Hội cựu giáo chức, Hội người cao tuổi,… trong việc truyền đạt kinh nghiệm công tác giáo dục thế hệ trẻ; giáo dục truyền thống, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên ở các trường, giúp các em có ý thức cùng cộng đồng xây dựng mơi trường lành mạnh chống các TNXH, văn hóa độc hại, tập quán lạc hậu;

- Phối hợp với ngành Lao động - TBXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tuyên truyền kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, động viên con cái đi học đầu đủ; mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, kế toán các trường về kiến thức thực hiện chính sách xã hội cho HS, giáo viên; về Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, Luật bình đẳng giới, Cơng ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; về giáo dục giới tính;

sinh, y tế học đường, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho HS, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường; Phối hợp với Huyện Đồn trong cơng tác giáo dục thanh thiếu niên, vận động đoàn viên thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục;

- Phối hợp với ngành Văn hóa - thơng tin, Đài truyền thanh, truyền hình, xây dựng các chuyên mục về giáo dục, nêu gương điển hình về tham gia thực hiện tốt các hoạt và XHHGD; tuyên truyền, nhân rộng các điển hình trong phong trào chăm lo cho giáo dục và XHHGD; nâng cao nhận thức của nhân dân về XHHGD;

- Phối hợp với ngành thể thao tổ chức tốt các hội thi thể thao, Hội khỏe Phù Đổng góp phần xây dựng phong trào thi đấu thể thao, rèn luyện sức khỏe cho HS và cán bộ, giáo viên ở các trường;

- Phối hợp với ngành Công an tuyên truyền, giáo dục về Luật an toàn giao thơng, phịng chống ma túy, các TNXH,… góp phần hình thành mơi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn các tác động xấu ảnh hưởng đến HS trong lứa tuổi thanh thiếu niên;

- Huy động, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, các nhà hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.

3.2.2.3. Cách tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện lãnh, chỉ đạo việc huy động, tổ chức, phối hợp các lực lượng phải đồng bộ, nhất quán từ nghị quyết thành chủ trương, giải pháp; ngành GD&ĐT phải tham mưu việc huy động, tổ chức, phối hợp phải tạo nên sự đồng thuận cao. Các LLXH phải hiểu rõ chủ trương XHHGD từ đó tự nguyện tham gia theo mục đích và sở trường của mình.

Ngành giáo dục phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ các ngành và cộng đồng thông qua các hoạt động của ngành và các phương tiện thông tin về CTXHHGD THCS như tổ chức hội thảo, họp mặt, sơ kết, tổng kết,…

Phối hợp với Hội cựu giáo chức, Hội người cao tuổi,…trong việc truyền đạt chủ trương, chính sách, kinh nghiệm CTXHHGD và quản lý CTXHHGD cho các nhà trường, cộng đồng góp phần cùng chung sức xây dựng mơi trường giáo dục.

Tạo môi trường thuận lợi để huy động các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, các nhà hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ tham gia vào CTXHHGD thông qua việc tổ chức các hoạt động của nhà trường như hội nghị, khai giảng, họp mặt, sơ kết, tổng kết,… để vận động sự đóng góp vật lực, tài lực, trí lực, sức lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.

cả các LLXH. Các nguồn huy động được từ xã hội phải được sử dung đúng mục đích, và có hiệu quả. Phải thực hiện dân chủ, cơng khai hóa các nguồn kinh phí được huy động. Sử dụng hiệu quả các nguồn xã hội đóng góp để tạo niềm tin và động viên sự hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia XHHGD.

3.2.3. Qu n lý việc ây dựng kế hoạch thực hiện tốt hội h a c ng tác giáo d c đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo d c, kinh tế, hội của địa phương

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện tốt cơng tác kế hoạch hóa, nhà trường sẽ phân tích được cơ hội, thách thức của môi trường bên ngồi; điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn bên trong của nhà trường về xã hội hóa; đồng thời xác định được các nhu cầu trong xã hội hóa và vạch ra được mục tiêu trong xã hội hóa; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cần tiến hành; xác định rõ khung thời gian thích hợp, từ đó có cơ sở để chỉ đạo, tổ chức thực hiện; vận động, huy động các LLXH tham gia công tác giáo dục.

Kế hoạch hóa giúp cho các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền, các LLXH, và nhân dân hiểu rõ nhu cầu, cách thức tiến hành và kết quả sẽ mang lại của việc tham gia đóng góp cho giáo dục. Ngồi ra kế hoạch hóa được XHHGD giúp cho nhà trường xác định được các mục tiêu cần đạt, chủ động triển khai các nguồn lực một cách hiệu quả với các biện pháp cụ thể đã được vạch ra để đi đến mục đích tốt nhất, bên cạnh đó cịn giúp cho việc thực hiện dân chủ ở trường học được tăng lên nhờ tính cơng khai, minh bạch của nhà trường.

Cần có sự thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, mọi tập thể, cá nhân về vị trí, vai trị quan trọng của XHHGD, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt các nguồn tài chính từ Nhà nước và nhân dân để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Ngọc Hiển nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND phải đưa các chủ trương “Giáo dục và đào

tạo là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững”

vào Nghị quyết của Đảng và phải được xác định là một trong các chương trình xã hội trọng điểm của HĐND, UBND các cấp trong các kỳ dài hạn, trung hạn và từng năm để có có sự tập trung chỉ đạo.

Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước về hoạch định các kế

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)